Thế "lưỡng nan” của Hàn Quốc trong các kịch bản căng thẳng địa chính trị
Đã có những cụm từ đang tràn lan trên các phương tiện truyền thông của hai miền Triều Tiên và ở nước ngoài, gợi nhớ đến cuộc cạnh tranh ý thức hệ Đông-Tây đã kết thúc khoảng 3 thập kỷ trước, như "Chiến tranh Lạnh công nghệ", "Bức màn sắt kỹ thuật số" và "hai chuỗi kinh tế trên toàn cầu".
Xung đột trong kinh doanh và chiến tranh thương mại gần như luôn dẫn đến xung đột chính trị và thậm chí là đối đầu quân sự. Mỹ đã thách thức "chính sách một Trung Quốc". Đáp lại, bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đang nhắc lại "chiến thắng đáng tự hào" của mình trước Mỹ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-53). Đông Á - Đài Loan, Biển Đông và Bán đảo Triều Tiên - đang nổi lên trở thành đấu trường không chỉ của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới mà còn không may mắn và hoàn toàn có thể xảy ra đồng thời một cuộc chiến tranh nóng bỏng khác. Khá lâu rồi các học giả mới bắt đầu đề cập đến chuyện một siêu cường mới nổi đe dọa thay thế một thế lực lâu đời và chiến tranh thường nổ ra. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang xúc tiến dự án cơ sở hạ tầng “Vành đai và Con đường” để hiện thực hóa "Giấc mơ Trung Hoa" của mình. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy chính sách "Ấn Độ-Thái Bình Dương" như một phần trong khẩu hiệu đưa ra trong chiến dịch tranh cử của ông là "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ không thể sánh được với Mỹ về sức mạnh quân sự và văn hóa - đó là chưa nói tới kinh tế - ở khu vực này và các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, khi sự cạnh tranh kéo dài, thời gian có thể đứng về phía Trung Quốc. Đối với Hàn Quốc, cựu Ngoại trưởng bị phế truất Yun Byung-se dưới thời Tổng thống Park Geun-hye, đã có phát ngôn nổi tiếng: "Hàn Quốc không thể hạnh phúc hơn khi được G2 tán tỉnh". Tuy nhiên, không mất nhiều thời gian để người Hàn Quốc biết rằng ông Yun đã ngây thơ hay nhầm lẫn ra sao. Ngay sau khi đưa ra lời nhận xét này, chính quyền của bà Park đã phải cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên đất Hàn Quốc. Sau đó, Hàn Quốc đã phải chứng kiến sự trả đũa về kinh tế và những lĩnh vực khác từ phía Trung Quốc, động thái vẫn còn tiếp diễn tới bây giờ.Mới đây, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói với các nhà báo Hàn Quốc rằng Seoul cần phải "quyết định đúng đắn". Quan chức này tuyên bố tùy thuộc vào quyết định của chính phủ và doanh nghiệp Hàn Quốc, "những khó khăn có thể nảy sinh trong mối quan hệ Seoul-Bắc Kinh".Tại Seoul, Đại sứ Mỹ Harry Harris đã kêu gọi các công ty công nghệ thông tin của Hàn Quốc tham gia tẩy chay Huawei, người khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Nếu Seoul theo Washington, sự trả đũa của Bắc Kinh sẽ nằm ngoài sức tưởng tượng. Các công ty công nghệ Hàn Quốc, bao gồm Samsung Electronics và SK hynix, phụ thuộc rất nhiều vào các nhà nhập khẩu Trung Quốc mua chip nhớ và các bộ phận cũng như linh kiện khác. Nếu các doanh nghiệp này bị Bắc Kinh đưa vào danh sách các công ty và cá nhân "không đáng tin cậy", thì thiệt hại sẽ là không thể bù đắp được. Tuy nhiên, chính phủ và các doanh nghiệp Hàn Quốc không thể bỏ qua đòi hỏi của Mỹ, nhất là khi Mỹ đóng vai trò đảm bảo an ninh quốc gia cho Hàn Quốc và có những nỗ lực phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Một thập kỷ trước, Seoul có thể phụ thuộc vào Bắc Kinh về kinh tế và vào Washington về an ninh. Mô hình thuận tiện và đơn giản này không còn hoạt động trong bối cảnh cạnh tranh leo thang giữa G2. Vậy Seoul nên làm gì? Điều này dường như không thể tránh khỏi và không có lối thoát dễ dàng. Phần lớn các chuyên gia kêu gọi Hàn Quốc giữ trung lập và không nghiêng về bên nào. Điều này nói dễ hơn làm. Ngay cả việc duy trì sự trung lập cũng khó khăn vì Trung Quốc hay Mỹ đều muốn Hàn Quốc nghiêng về phía mình. Tuy nhiên, đứng giữa hai nước là cách tốt nhất bây giờ. Hàn Quốc, tất nhiên, không phải một mình bị mắc kẹt giữa Trung Quốc và Mỹ. Các đối tác phụ thuộc vào xuất khẩu khác, như Singapore và EU, cũng đang trong tình trạng khó xử tương tự. Tuy nhiên, đối với họ, áp lực chủ yếu là kinh tế, trong khi Hàn Quốc cũng phải nghĩ đến an ninh quốc gia, bởi Triều Tiên và mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân. Một vấn đề khác là những nỗ lực phi hạt nhân hóa Triều Tiên có thể bị G2 cho là thứ yếu, tiếp tục trì hoãn giải pháp của mình.Hiện tại, không thể tránh được mà phải đối phó với các tình huống thay đổi với sự khéo léo và linh hoạt về ngoại giao. Vấn đề là có những nghi ngờ lớn về khả năng ngoại giao của chính quyền ông Moon Jae-in. Tình trạng khó khăn của chính quyền là có thể hiểu được, nhưng nhiều người Hàn Quốc nghĩ rằng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc "quá im lặng" giữa cơn lốc ngoại giao toàn cầu và khu vực. Nếu chính quyền Hàn Quốc thận trọng và điềm tĩnh, thì có thể ổn. Còn nếu việc thiếu hoạt động là do lạc quan vô căn cứ hoặc suy nghĩ rằng Hàn Quốc không bị ảnh hưởng, thì không gì có thể nghiêm trọng hơn. Chính quyền ông Moon Jae-in có thể kích hoạt một bộ phận riêng để đối phó với cuộc chiến bá quyền Mỹ-Trung trong Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, điều đó có thể là không đủ. Tổng thống cần cải tổ Bộ Ngoại giao bằng cách ra mắt một "đội ngũ trong mơ" gồm các nhà ngoại giao kỳ cựu vượt qua những khác biệt về chính trị và tư tưởng để chấp nhận những người bảo thủ. Các đảng đối lập bảo thủ cũng cần hợp tác với chính phủ trong các vấn đề sống còn và thịnh vượng quốc gia. Mối thù truyền kiếp giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không thể kết thúc sớm mà kéo dài trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ, buộc các nước như Hàn Quốc phải có một chiến lược dài hạn và các chiến thuật khác nhau theo tất cả các loại kịch bản có thể tưởng tượng được./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Hàn Quốc tái khẳng định nối lại đàm phán với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa
11:12' - 20/06/2019
Đại diện đặc biệt của Mỹ về các vấn đề Triều Tiên Stephen Biegun và người đồng cấp Hàn Quốc Lee Do-hoon ngày 19/6 đã tái khẳng định sẵn sàng nối lại đàm phán với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc nhất trí tiếp tục đàm phán FTA
21:46' - 19/06/2019
Hàn Quốc và Trung Quốc nhất trí tiếp tục đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) trong các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư.
-
Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất thép Hàn Quốc đứng trước triển vọng kinh doanh “ảm đạm”
16:32' - 19/06/2019
Các nhà sản xuất thép Hàn Quốc tiếp tục hứng chịu kết quả kinh doanh yếu kém trong quý II/2019, do giá quặng sắt ở mức cao và nguồn cung dư thừa, giữa các lo ngại về sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc năm thứ 7 liên tiếp đứng đầu danh sách các quốc gia đổi mới
14:49' - 19/06/2019
Bộ Công nghiệp, thương mại và tài nguyên Hàn Quốc ngày 19/6 thông báo nước này năm thứ 7 liên tiếp đứng đầu danh sách các quốc gia đổi mới do Liên minh châu Âu (EU) xếp hạng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35'
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03'
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46' - 19/05/2025
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.