Gói hỗ trợ mới của EU liệu có giúp cải thiện thị trường sữa?
Tại cuộc họp mới đây của Hội đồng nông nghiệp Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels (Bỉ), Ủy viên châu Âu phụ trách nông nghiệp Phil Hogan đã giới thiệu những biện pháp hỗ trợ mới dành cho nông nghiệp - lĩnh vực hiện đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng với sản xuất dư thừa và giá sụt giảm.
Tình trạng này khiến Ủy ban châu Âu (EC) quyết định giải ngân 500 triệu euro chia cho các quốc gia thành viên để hỗ trợ nông dân. Trong gói hỗ trợ này, 350 triệu euro sẽ được hỗ trợ chung cho nông dân (Bỉ sẽ được nhận 11 triệu euro).
Trong khi đó, 150 triệu euro còn lại sẽ dùng để bù đắp cho những người tự nguyện giảm sản xuất sữa trong 3 tháng (từ tháng 10-12/2016). Mức đền bù ước khoảng 14 xu euro/lít.
Số tiền này không trao trực tiếp cho nông dân mà cho các hợp tác xã sữa, điều mà công đoàn ngành sữa muốn tránh bằng mọi giá.
Hồi tháng Tư vừa qua, châu Âu đã cho phép điều phối sản lượng sữa trên cơ sở tự nguyện mà không hỗ trợ tài chính và cuối cùng cũng quyết định can thiệp nhưng không đưa ra bất cứ sự đảm bảo nào cho việc áp dụng phổ cập và bắt buộc giảm sản lượng.
Trên thực tế, không một quốc gia nào triển khai hoạt động điều phối này do lo ngại chỉ một mình áp dụng trong khi các nước khác phản đối.
Bỉ được coi là "quán quân" trong việc sản xuất dư thừa sữa và nhiều nhà sản xuất lại ủng hộ việc này.
Kết thúc cuộc họp Hội đồng nông nghiệp, Bộ trưởng Nông nghiệp liên bang Bỉ Willy Borsus tuyên bố đây là câu trả lời khá "rụt rè" của EC khi hiện nay đã có 3 triệu lít sữa được lưu trữ sau khi thu hồi từ thị trường để tăng giá.
Chắc chắn đây là một bước đi đúng hướng vì lần đầu tiên châu Âu tái áp dụng cơ chế giảm sản lượng sữa sau hơn một năm tăng hạn ngạch sữa.
"Điều này cho thấy EC đã lắng nghe chúng ta nhưng số tiền huy động quá nhỏ và không được phân bổ đúng ở cấp châu Âu", Bộ trưởng Willy Borsus nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Wallonie René Collin cũng cùng chung sự thất vọng. "Tôi cho rằng số tiền bù đắp cho người sản xuất không đủ cũng như thời gian điều tiết còn quá ngắn. Tôi tiếc rằng châu Âu chỉ đưa ra những biện pháp giảm tự nguyện sản xuất sữa mà không đưa ra việc đảm bảo cho tất cả các quốc gia và tất cả các vùng sản xuất sữa cam kết giảm sản lượng".
Châu Âu bị "tê liệt" bởi niềm tin mù quáng vào thị trường và không dám dũng cảm ép buộc mỗi quốc gia hợp tác hiệu quả trong nhu cầu cần thiết phải giảm sản xuất dư thừa vì đây là nguyên nhân đầu tiên của tình trạng giá sụt giảm.
Trong vài ngày tới, Bộ trưởng René Collin sẽ gặp gỡ các hiệp hội nông nghiệp vùng Wallonie để thảo luận về cách thức áp dụng việc điều tiết sản xuất.
Mới đây, EC đã cho phép hỗ trợ trực tiếp mà khoản tiền hỗ trợ có thể sử dụng điều tiết sản xuất sữa và sẽ trao trực tiếp cho người sản xuất mà không qua cơ chế khung như các cơ sở chế biến sữa.
Các công đoàn nông nghiệp không hài lòng lắm với những biện pháp mà châu Âu áp dụng.
Luc Hollands, Thư ký công đoàn sữa Mig nhận định: Không một nông dân nào sẽ giảm sản lượng với việc bù giá 14 xu euro cho một lít sữa".
Để phản ứng lại các biện pháp này, Mig thông báo họ sẽ có những hành động cứng rắn.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
EU công bố gói viện trợ mới giúp nông dân ngành sữa
10:18' - 19/07/2016
Ngày 18/7, EU công bố chi tiết kế hoạch phân bổ thêm gói viện trợ mới 500 triệu euro (tương đương 553 triệu USD), nhằm hỗ trợ nông dân các nước thành viên gặp khó khăn do giá sữa liên tục giảm.
-
Kinh tế số
Nông dân gặp khó do EU bỏ hạn ngạch sản xuất sữa
14:19' - 28/06/2016
Kể từ sau khi Liên minh châu Âu (EU) năm 2015 dỡ bỏ hạn ngạch sản xuất sữa, sản lượng sữa đã gia tăng và làm giảm lợi nhuận của nông dân trong ngành.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành công nghiệp bơ sữa toàn cầu trước làn sóng M&A
11:15' - 13/06/2016
Ngành công nghiệp bơ sữa toàn cầu đang đứng trước làn sóng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ngày càng lớn, nhất là tại các thị trường mới nổi ở châu Á, Trung Đông và Đông Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần mới
16:12' - 14/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường châu Á, nối tiếp đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp nối đà tăng trong sáng 14/7
11:19' - 14/07/2025
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/7, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước 11/7.
-
Hàng hoá
Tâm lý tích trữ đẩy giá đồng COMEX tăng mạnh
09:29' - 14/07/2025
Trong khi nhóm kim loại dẫn dắt đà đi lên cho toàn thị trường thì ở chiều ngược lại nhóm nông sản lại đóng cửa trong sắc đỏ.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo đều giảm
14:12' - 13/07/2025
Trong tuần qua, thị trường lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có sự đi xuống; trong đó, sức giảm mạnh hơn ở mặt hàng gạo.
-
Hàng hoá
Hàng hóa vận chuyển bằng tàu liên vận Việt - Trung tăng hơn 280%
12:33' - 13/07/2025
Trong nửa đầu năm 2025, các chuyến tàu liên vận Trung - Việt khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển tổng cộng 18.870 container (TEU) hàng hóa xuất khẩu, tăng 283% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàng hoá
Nhu cầu gạo yếu, người mua “án binh bất động”
17:12' - 12/07/2025
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tiếp tục trầm lắng trong tuần này, với giá gạo của Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam vẫn ổn định.
-
Hàng hoá
Gỗ và sản phẩm vào top 5 nhóm hàng xuất siêu nông nghiệp
11:45' - 12/07/2025
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2025 đạt 8,21 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Hàng hoá
Trồng vải thiều Việt Nam giữa sa mạc – kỳ tích của một trang trại Israel
08:35' - 12/07/2025
Thời điểm này, trên trang trại hiện đại của Hợp tác xã nông nghiệp Bananot Hahof, mùa vải thiều bước vào thời khắc sôi động nhất năm.
-
Hàng hoá
Chiều 11/7, giá dầu châu Á tăng do khả năng nguồn cung "vàng đen" biến động mạnh
16:08' - 11/07/2025
Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 11/7 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ đưa ra một tuyên bố liên quan đến Nga.