Goldman Sachs: Bài học cho tương lai
Trong những năm đầu sau khi chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), Giám đốc tài chính lâu năm David Viniar được cho là đã nói đùa riêng tư rằng "việc tiết lộ tình hình thời tiết cũng là có quá nhiều thông tin".
Việc Goldman Sachs IPO vào tháng 5/1999 là một dấu mốc quan trọng đối với ngân hàng đầu tư lúc bấy giờ đã 130 năm tuổi và có quan hệ đối tác rộng lớn gồm 221 thành viên. Trước đó, Goldman Sachs đã trải qua gần 15 năm tranh luận về việc có nên tìm kiếm vốn cổ phần từ công chúng hay không. Ông Lloyd Blankfein, một trong những giám đốc điều hành Goldman Sachs lúc đó nhận định nhu cầu về vốn cố định khiến việc ngân hàng này trở thành công ty đại chúng là điều không tránh khỏi.
Bày tỏ với Financial Times, ông Blankfein nói rằng Goldman Sachs lo sợ sẽ đánh mất văn hóa đối tác đặc biệt đã mang lại thành công cho ngân hàng này. Tuy nhiên, nền văn hóa đó phần lớn vẫn tồn tại và vẫn ảnh hưởng đến cách mọi người cư xử và thực hiện trách nhiệm của mình. Nhưng việc trở thành đối tác của Goldman Sachs vào năm 2024 không còn có ý nghĩa như xưa nữa.
Trong 25 năm kể từ khi ngân hàng này tạm dừng cơ cấu quan hệ đối tác và trao quyền sở hữu một trong những tổ chức tài chính uy tín nhất New York cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, các nhà điều hành của Goldman Sachs đôi khi phải vật lộn với sự thay đổi về trách nhiệm giải trình đối với các cổ đông bên ngoài.
Nhà phân tích nghiên cứu Mike Mayo tại ngân hàng Wells Fargo, người đã theo dõi cổ phiếu của Goldman trong khoảng 20 năm, cho biết những tiết lộ của Goldman sau khi “lên sàn” sẽ thật buồn cười nếu nó không quá khủng khiếp đối với các nhà đầu tư.
Thành công ban đầu của Goldman Sachs là ngân hàng có đủ khả năng để trở nên minh bạch hơn, thu hút các nhà đầu tư IPO tiềm năng. Trong 10 năm đầu tiên là công ty đại chúng, Goldman Sachs đã mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận khổng lồ từ các hoạt động ngân hàng đầu tư và giao dịch sinh lời. Lợi nhuận của ngân hàng này đã tăng gấp ba lần từ năm 2000 đến năm 2007 và đây là ngân hàng duy nhất trong số sáu ngân hàng lớn của Mỹ có hoạt động nổi trội trong chỉ số S&P 500 trong 25 năm qua.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính Goldman Sachs lại đang phải vật lộn với việc làm thế nào để tạo ra lợi nhuận tốt nhất cho các nhà đầu tư. Thêm vào đó, ngân hàng này cũng chịu sự giám sát chặt chẽ hơn từ phía các cơ quan quản lý khi chuyển đổi từ công ty môi giới sang tập đoàn ngân hàng.
Nhà phân tích Mayo cho biết khi ông David Solomon trở thành giám đốc điều hành Goldman Sachs vào năm 2018, “nhiệm vụ của ông là làm cho Goldman hoạt động nhiều hơn như một công ty đại chúng mặc dù nó đã niêm yết được 20 năm.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Goldman Sachs đã giảm bớt hoạt động giao dịch độc quyền. Trong nhiều năm, Goldman tiếp tục đặt cược vốn của mình vào các khoản đầu tư như vốn cổ phần tư nhân và bất động sản. Hiện tại, Goldman Sachs đang trong quá trình thu hẹp hoạt động này để làm cho thu nhập ít biến động hơn. Thay vào đó, Goldman Sachs đang tìm kiếm các nguồn thu nhập ổn định hơn ở những lĩnh vực khác.
Một loạt thương vụ tham gia vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng thông qua việc ra mắt thương hiệu Marcus vào năm 2016 và sau đó mua lại công ty cho vay trực tuyến GreenSky với giá 1,7 tỷ USD (nay đã giảm giá trị) được xem là một phán đoán sai lầm đắt giá của Goldman Sachs. Hiện tại, Goldman Sachs đang tập trung vào việc phát triển quản lý tài sản, một động thái mà đối thủ lâu năm của ngân hàng này là Morgan Stanley đã thực hiện cách đây hơn một thập kỷ.
Ngày nay, Goldman Sachs kiếm tiền chủ yếu giống như cách trước khi IPO: từ hoạt động ngân hàng đầu tư, giao dịch và quản lý tiền cho người giàu.
Phố Wall cũng đã thay đổi đáng kể hơn trong 25 năm qua. Trong số 13 tổ chức bảo lãnh phát hành cổ phiếu của Goldman Sachs, chỉ có ba tổ chức là Morgan Stanley, JPMorgan và chính Goldman tránh được việc bị sáp nhập vào các tổ chức tài chính khác.
Goldman Sachs là cái tên có tiếng trong ngành tài chính ngân hàng. Đây là một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới, là nhà môi giới chính trên thị trường trái phiếu Mỹ và là một trong những "ông lớn" mà Chính phủ Mỹ "không thể không cứu" trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Trà sữa Âm 18 độ C: Từ thức uống trendy trở thành cũ kỹ
10:35' - 11/05/2024
Những ngày này tại Tp. Hồ Chí Minh, cửa hàng cuối cùng của thương hiệu trà sữa -18 độ C (Âm 18 độ C) nằm trên đường Võ Văn Tần bỗng đông nghịt khách sau tuyên bố sắp "rút lui khỏi cuộc chơi".
-
Phân tích doanh nghiệp
Lối đi riêng của trà sữa ChaPanda
09:30' - 04/05/2024
Ông Wang Xiaokun đã phát triển Cha Panda thành thương hiệu trà sữa giá rẻ với doanh số bán lẻ lớn thứ ba tại Trung Quốc.
-
Phân tích doanh nghiệp
Cocoon – Mỹ phẩm thuần chay mang nét đẹp thuần Việt
10:43' - 27/04/2024
Cái tên Cocoon đã và đang gây chú ý trên thị trường làm đẹp nội địa, không chỉ bởi bao bì được đổi mới hết sức đẹp mắt, mà còn bởi những thông điệp nhân văn được khắc họa ngày một rõ nét.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Chuyển mình khó khăn của doanh nghiệp thép
13:23' - 07/11/2024
Nhu cầu về tôn mạ và ống thép tăng cao cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp trong ngành có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội trong quý III năm nay.