Hà Nam nâng hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Theo đó, Tỉnh ủy Hà Nam yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tín dụng chính sách xã hội nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo đồng thuận trong tổ chức thực hiện; lồng ghép các nội dung công tác tín dụng chính sách xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
UBND tỉnh tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tín dụng chính sách xã hội; tạo điều kiện cho Ngân hàng chính sách xã hội mở rộng đối tượng được vay vốn, nâng mức và thời hạn cho vay phù hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; huy động các nguồn lực tài chính, cân đối, bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng chính sách xã hội trong dự toán ngân sách hằng năm cùng với các nguồn vốn khác nhằm bổ sung nguồn vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay.Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội; chủ động tham mưu và thực hiện hiệu quả việc huy động, quản lý và sử dụng vốn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hoạt động; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hoạt động nhận ủy thác của các tổ chức chính trị-xã hội và tình hình sử dụng vốn vay; chủ động tham mưu các cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng phù hợp với từng giai đoạn.
Cấp ủy, chính quyền các cấp nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội phối hợp chặt chẽ với Ngân hành chính sách xã hội trong quản lý tín dụng chính sách xã hội; tham mưu, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương, lồng ghép các mô hình sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội với các nguồn vốn khác và các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đời sống để tăng hiệu quả sử dụng vốn. Theo bà Lê Thị Kim Dung, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Hà Nam, qua hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội được nâng lên.Nguồn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được thực hiện thường xuyên, năm sau cao hơn năm trước, việc cho vay vốn đảm bảo đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích; giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội tạo sinh kế, có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tình hình chính trị trên địa bàn tỉnh.
Tính đến 31/8/2021, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay của tỉnh Hà Nam đạt hơn 77,3 tỷ đồng, tăng gần 67 tỷ đồng so với trước khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW. Trong đó, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách tỉnh tăng hơn 55 tỷ đồng, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách các huyện, thành phố, thị xã tăng gần 12 tỷ đồng./.>>Đánh thức miền quê khó Phú Giáo nhờ vốn chính sách
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Tín dụng chính sách xã hội góp phần khắc phục hậu quả dịch COVID-19
13:06' - 14/09/2021
Việc chủ động triển khai tốt hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã góp phần khắc phục hậu quả dịch COVID-19, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội ở Cà Mau.
-
Ngân hàng
Để tín dụng chính sách không bị “chậm nhịp”
18:11' - 26/08/2021
NHCSXH tỉnh Hưng Yên đã và đang tiếp tục giải ngân nhanh chóng, đúng đối tượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
SHB ký kết hợp tác với Trường Đại học Vinh
15:50'
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Trường Đại học Vinh chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác, hướng tới mục tiêu phát triển nhân tài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
-
Ngân hàng
ABBANK, ADB và PwC khởi động chương trình "Nâng cao năng lực về Ngân hàng xanh"
15:38'
PwC sẽ đồng hành cùng ABBANK trong việc rà soát danh mục tín dụng xanh, chính sách tài chính bền vững, quy trình thẩm định các khoản vay xanh và khả năng phát hành trái phiếu xanh.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 9/7: Xu hướng giảm giá tiếp diễn
08:39'
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV giao dịch ở mức 25.960 VND/USD (mua vào) và 26.320 VND/USD (bán ra).
-
Ngân hàng
ADB ra mắt mạng lưới khu vực đẩy nhanh bao phủ y tế toàn dân
20:55' - 08/07/2025
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ngày 8/7 công bố ra mắt UHC PEERS – mạng lưới khu vực kết nối các chuyên gia và thực hành chia sẻ kiến thức về bao phủ y tế toàn dân tại châu Á – Thái Bình Dương.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Thế giới kêu gọi minh bạch nợ công toàn cầu
20:25' - 08/07/2025
Giám đốc cấp cao phụ trách Chính sách Phát triển và Quan hệ Đối tác của Ngân hàng Thế giới (WB), kêu gọi tăng cường minh bạch nợ công toàn cầu nhằm ứng phó với những rủi ro ngày càng gia tăng.
-
Ngân hàng
Doanh nghiệp Trung Quốc đặt cược vào kịch bản đồng NDT giảm giá
19:03' - 08/07/2025
Các doanh nghiệp và nhà đầu tư Trung Quốc đang chuẩn bị cho kịch bản đồng NDT sẽ duy trì ổn định trong thời điểm hiện tại và sau đó sẽ giảm giá khi căng thẳng thương mại với Mỹ kéo dài.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước cập nhật tiến độ sửa Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng
17:47' - 08/07/2025
Ngân hàng Nhà nước đang tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng.
-
Ngân hàng
Khẳng định cam kết đồng hành cùng nữ doanh nhân
11:54' - 08/07/2025
VPBankSME – phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) – đã xuất sắc giành giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp nữ chủ 2025”.
-
Ngân hàng
Tín dụng tăng mạnh, chạm mốc 17,2 triệu tỷ đồng
10:44' - 08/07/2025
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2025, tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tăng 19,32% so với cùng kỳ năm 2024.