Hà Nội: Dự án nhà máy sản xuất vaccine được thi công trong thời gian giãn cách
UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu Sở Xây dựng Hà Nội chỉ đạo tạm dừng thi công công trình xây dựng dân dụng. Đồng thời, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cùng các đơn vị liên quan báo cáo thành phố xem xét cho phép hoạt động đối với các công trình xây dựng trọng điểm, cấp bách để đảm bảo tiến độ, nhưng phải đáp ứng yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh.
Theo đó, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận cho phép thi công xây dựng một số công trình trọng điểm, cấp bách trong 15 ngày thực hiện giãn cách, kể từ ngày 24/7/2021. Các công trình gồm: dự án nhà máy sản xuất vaccine tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (huyện Thạch Thất); nhà giải phẫu bệnh lý - Bệnh viện Quân y; các dự án cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Thường Tín, Sơn Tây, Hà Đông; Bệnh viện K (quận Hoàn Kiếm). Cùng với đó, là các công trình trọng điểm, xử lý cấp bách chống sạt lở kè bờ sông và công trình thoát lũ, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển của Samsung Việt Nam tại Khu trung tâm Tây hồ Tây… Thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã kiểm tra, giám sát việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 thường xuyên, liên tục đối với các công trình được phép hoạt động thi công xây dựng trong thời gian giãn cách xã hội; xử lý nghiêm đối với các trường hợp không nghiêm túc chấp hành. Đối với nhóm công trình, dự án do UBND quận, huyện, thị xã đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, UBND thành phố giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát kỹ, chấp thuận các công trình đủ điều kiện để tiếp tục triển khai thi công trong thời gian giãn cách xã hội, bảo đảm nguyên tắc “công trình trọng điểm, cấp bách theo đúng Chỉ thị số 17/CT-UBND và các yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19”. Ghi nhận thực tế của phóng viên, sau 4 ngày thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về giãn cách xã hội và Văn bản số 6314 của Sở Xây dựng Hà Nội tạm dừng các hoạt động xây dựng công trình dân dụng trong thời gian 15 ngày nhằm phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan nhanh, hầu hết người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô đều đồng thuận và nghiêm túc chấp hành chỉ đạo này. Tại các địa bàn quận: Long Biên, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Cầu Giấy và huyện Đông Anh, ngay sau khi nhận được chỉ đạo của Sở Xây dựng Hà Nội, các chủ đầu tư, nhà thầu của nhiều công trình dân dụng, nhà chung cư… đã nhanh chóng yêu cầu công nhân lao động tiến hành thu dọn máy móc, tài sản, vật liệu xây dựng. Đồng thời, che chắn các vị trí đang thi công dễ gây ra nguy hiểm để đảm bảo an toàn trong thời gian tạm dừng hoạt động thi công. Theo phản ánh, trước khi có Chỉ thị 17/CT-UBND của thành phố Hà Nội, nhiều chủ đầu tư các dự án xây dựng lớn đã tạm ngừng thi công do lo ngại nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng và cho chính người lao động tăng cao, dịch bệnh bùng phát mạnh. Việc chủ động dừng thi công cũng là một cách để bảo đảm an toàn cho người lao động cũng như chung tay cùng thành phố kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh. Hiện, hầu hết các công trình xây dựng đều đóng cửa ra vào công trình, không còn công nhân lao động hay đơn vị thi công làm việc. Anh Nguyễn Ngọc Thắng, chỉ huy trưởng một công trình nhà ở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cho rằng, việc dừng thi công trong thời điểm này là điều cần thiết phải làm bởi số lượng công nhân tập trung tại công trình thường rất lớn. Nếu bố trí quá ít công nhân cũng không đảm bảo công tác thi công diễn ra đúng tiến độ, nhưng nếu bố trí nhiều sẽ khó thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt, do tính chất công việc nặng nhọc nên nhiều khi công nhân bỏ khẩu trang ra ngay trong quá trình làm việc, tiếp xúc với những công nhân khác, không thể bảm đảm an toàn phòng, chống dịch 100%. “Vì vậy, Chỉ thị 17/CT-UBND của thành phố Hà Nội yêu cầu dừng thi công công trình, cho công nhân tạm thời nghỉ làm sẽ đảm bảo được an toàn cũng như sức khỏe cho chính công nhân lao động”, anh Thắng bày tỏ. Lo lắng vì dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp tại Hà Nội, anh Nguyễn Ngọc Long, sống tại quận Long Biên đã chủ động yêu cầu dừng thi công công trình xây dựng nhà ở của gia đình anh từ ngày 24/7. “Điều này vừa đảm bảo an toàn cho chính công nhân, cho cộng đồng, vừa nâng cao hiệu quả phòng chống dịch cho Thủ đô”, anh Long chia sẻ. Có thể thấy, việc tạm dừng thi công các công trình dân dụng ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ dự án và thời gian cam kết bàn giao với khách hàng, nhất là với những dự án bất động sản. Hay, tiến độ dự án bị chậm cũng sẽ làm phát sinh thêm chi phí cho chủ đầu tư nhưng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, hầu hết các chủ đầu tư đã thực hiện đúng theo chỉ đạo của thành phố và cơ quan chức năng. Ông Trần Văn Can, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội số 5 (chủ đầu tư dự án Chung cư Hanhomes Blue Star Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, ngay từ khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát, công ty đã chủ động giảm số lượng công nhân tại công trường và yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định. Ngay sau khi thành phố có Chỉ thị 17/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội, công ty đã yêu cầu tất cả công nhân và đơn vị thi công, cán bộ quản lý, kỹ thuật cũng như bộ phận bán hàng tạm thời nghỉ làm việc tại công trình để đảm bảo yêu cầu cao nhất của thành phố về phòng, chống dịch. Công ty cũng cam kết khi công trình được phép hoạt động trở lại sẽ tập trung đẩy nhanh thi công để kịp bàn giao nhà cho khách hàng theo đúng tiến độ đề ra. Còn theo đại diện Phòng Quản lý đô thị huyện Đông Anh, ngay sau khi Chỉ thị 17/CT-UBND của thành phố Hà Nội được ban hành, huyện đã quán triệt, triển khai đến tất cả các chủ đầu tư và chủ hộ đang có dự án xây dựng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc việc tạm dừng thi công các công trình dân dụng nhằm thực hiện tốt việc phòng, chống dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, tránh lây lan nhanh ra cộng đồng. Qua kiểm tra, 100% công trình xây dựng dân dụng hoặc cải tạo trên địa bàn huyện đều dừng thi công. Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho biết, trước khi thành phố Hà Nội có “lệnh” giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ, Sở đã chủ động thực hiện giãn cách và tạm dừng một số hoạt động, như: dừng công tác tiếp dân tại trụ sở, đơn thư phản ánh, tố cáo, khiếu nại...và chỉ nhận qua đường bưu điện. Cùng với đó, các phòng, ban chuyên môn cũng thực hiện phương án bố trí 30% công chức, viên chức, người lao động làm việc online. Đặc biệt, việc Sở Xây dựng Hà Nội ban hành Văn bản số 6314/SXD-TTr căn cứ theo Chỉ thị 17/CT-UBND của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thi công công trình dân dụng trong vòng 15 ngày là việc làm cấp bách trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đa phần người dân, chủ đầu tư đều cho rằng, việc tạm dừng thi công 15 ngày không phải quá dài, nên biện pháp tốt nhất là tạm dừng triệt để nhằm tránh việc lây lan dẫn đến khó kiểm soát. Đối với những công trình trọng điểm cấp bách được thành phố cho phép thi công bắt buộc phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hệ thống cấp thẻ ưu tiên “luồng xanh” của Hà Nội đã chạy ổn định
22:04' - 29/07/2021
Chiều 29/7, ông Đỗ Công Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin, hiện hệ thống phần mềm cấp thẻ ưu tiên “luồng xanh” của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã chạy ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất mẫu giấy đi đường cho trường hợp đủ điều kiện lưu thông
20:33' - 29/07/2021
Ngày 29/7, UBND thành phố Hà Nội ban hành văn bản hỏa tốc số 2434/UBND-KT thống nhất mẫu giấy tờ sử dụng cho người đủ điều kiện lưu thông trên địa bàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đã cấp được thẻ ưu tiên “luồng xanh” cho 13.290 phương tiện
16:05' - 29/07/2021
Đến chiều 29/7, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã cấp thẻ ưu tiên “luồng xanh” mã QR Code cho 13.290 phương tiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn khối ngoại?
17:38'
Đáng chú ý, kể từ đầu năm đến nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã có mức tăng vượt trội so với thị trường chung và thu hút sự chú ý của khối ngoại.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư công sẽ tiếp tục tập trung cho chương trình mục tiêu quốc gia
17:31'
Nguồn vốn đầu tư công trong năm 2024 tiếp tục tập trung cho các dự án quan trọng quốc gia, đặc biệt là các dự án cao tốc nhằm tạo không gian phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Singapore: Tạo đột phá mới trong hợp tác song phương
17:27'
Từ năm 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai nước tăng theo từng năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị đủ quỹ đất phục vụ dịch vụ logistics và thương mại điện tử
16:48'
Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 48,6 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,8%, đạt 71,9 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng thoát nước chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa
16:47'
Hiện nay hệ thống thoát nước tại các đô thị Việt Nam chủ yếu là hệ thống thống nước chung, được xây dựng qua nhiều thời kỳ, chắp vá, xuống cấp và chưa được nâng cấp hoàn chỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam
16:45'
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với 443/454 (chiếm 92,48%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc phiên chợ cam Hưng Yên năm 2024
15:57'
Các sản phẩm đều được gắn nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực
15:49'
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%).