Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực
Dự báo năm 2021, dịch bệnh COVID-19 vẫn còn ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nói chung và của Hà Nội nói riêng, nên sản xuất kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ chủ lực.
Do vậy, Hà Nội cũng đã đưa ra nhiều giải pháp để đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, Hà Nội sẽ có thêm nhiều sản phẩm công nghệ chủ lực mới, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững.
*Lựa chọn có trọng điểm
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, hiện Hà Nội đã công nhận 117 sản phẩm của 77 doanh nghiệp công nghiệp chủ lực. Doanh thu của 77 doanh nghiệp này năm 2020 ước đạt gần 200.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 1 tỷ USD. Đặc biệt, ngoài các doanh nghiệp trong nước còn có 10 doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FDI) với các thương hiệu toàn cầu như: Toto, Canon, Panasonic… có sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Với mục tiêu phát triển chọn lọc các ngành hàng, nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực, các công đoạn và các chi tiết sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường, chương trình xét chọn của thành phố Hà Nội sẽ chú trọng các nhóm sản phẩm chủ lực và có thương hiệu uy tín thuộc các ngành: cơ khí, điện - điện tử, hoá nhựa, dệt may - da giầy, chế biến lương thực, thực phẩm.
Ông Đàm Chiến Thắng, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng có càng nhiều doanh nghiệp tham gia hơn nữa và là những doanh nghiệp mạnh và sản xuất đáp ứng nhu cầu xã hội. Có thể là những doanh nghiệp đầu đàn đối với lĩnh vực họ theo, Sở Công Thương có thể hỗ trợ từng doanh nghiệp để đăng ký hồ sơ".
Mặc dù vậy, theo các doanh nghiệp, nhiều sản phẩm công nghệ chủ lực của thành phố Hà Nội đang bị đánh đồng với sản phẩm chất lượng thấp, điều này gây ra hệ lụy vô cùng phức tạp cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Bên cạnh đó, những vấn đề về thuế, đất đai, vốn, mặt bằng sản xuất, thủ tục hành chính… là những khó khăn mà doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực trên địa bàn Thủ đô đang phải đối mặt.
Theo ông Lương Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty khóa Việt - Tiệp, việc triển khai các chương trình, kế hoạch nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các sản phẩm công nghệ chủ lực chủ yếu mới lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch khác nên doanh nghiệp khó tiếp cận những chính sách hỗ trợ.
Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, các sản phẩm công nghệ chủ lực cũng như doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh lớn ngay trên sân nhà. Mặc dù, mang danh hiệu sản phẩm công nghệ chủ lực nhưng việc chế tạo hầu hết sản phẩm vẫn ở dạng gia công đơn giản, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Hơn nữa, năng suất lao động thấp, trình độ nhân lực cũng như năng lực quản lý của doanh nghiệp chưa cao, dẫn tới tình trạng sản phẩm nội không đủ sức cạnh tranh ở những gói thầu, dự án có yêu cầu kỹ thuật cao.
Đồng quan điểm này, ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện Trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, thành phố Hà Nội phải xác định rõ sản phẩm nào là thế mạnh nên ưu tiên tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm. Không nên lựa chọn các sản phẩm cũ, dù chiếm tỷ trọng cao nhưng không phù hợp xu thế phát triển.
*Xây dựng chiến lược sản xuất
Mặc dù, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, nhưng nhiều mặt hàng công nghiệp chủ lực đang bị đánh đồng với sản phẩm chất lượng thấp. Điều này khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong quá trình tiêu thụ. Vì vậy, trong thời gian tới, Hà Nội cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ chủ lực.
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghệ chủ lực, tới đây Hà Nội sẽ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, hệ thống quản lý, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực; tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã. Đặc biệt, Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ chủ lực tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.
Đồng quan điểm này, ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nêu rõ, các doanh nghiệp có sản phẩm công nghệ chủ lực Hà Nội được tham gia và thụ hưởng các chương trình, chính sách hỗ trợ của thành phố như: tuyên truyền quảng bá, tôn vinh sản phẩm; ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến, khuyến công, hỗ trợ phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; được sử dụng logo của Chương trình sản phẩm công nghệ chủ lực phục vụ các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trong các hoạt động của doanh nghiệp…
Nhưng theo chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, trước hết các doanh nghiệp cần có trách nhiệm phát triển chiến lược sản xuất kinh doanh, cải tiến mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp để tối ưu hóa các nguồn lực đầu vào và nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nhằm mở rộng thị trường trong nước, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và hội nhập kinh tế.
Hiện nay, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã tìm mọi giải pháp để tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp có sản phẩm công nghệ chủ lực như: triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển sản phẩm công nghệ chủ lực thành phố thông qua các chương trình khuyến công, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, sản xuất và tiêu dùng bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu.
Để các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ chủ lực trở thành động lực phát triển kinh tế Thủ đô, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghệ chủ lực giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, UBND thành phố sẽ hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và đào tạo nguồn nhân lực, năng lực quản trị doanh nghiệp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc triển khai sáng kiến thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp trong khuôn khổ RCEP
21:12' - 06/02/2021
Hội đồng doanh nghiệp Trung Quốc- ASEAN và các hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc đã phối hợp triển khai Sáng kiến Cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc cùng thúc đẩy hợp tác trong Hiệp định RCEP.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vận tải Gia Lai đã trả vé, hoàn tiền cho 26.074 lượt hành khách
12:47' - 06/02/2021
Ngành giao thông vận tải, các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã và đang hỗ trợ người dân trả vé, hoàn lại tiền 100% với thủ tục nhanh gọn.
-
Chuyển động DN
Nhật Bản: Khoảng 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản vì COVID-19
14:20' - 03/02/2021
Theo công ty khảo sát Tokyo Shoko Research (Nhật Bản), dưới tác động của đại dịch COVID-19, trong gần 1 năm qua, có khoảng 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nhật phải tuyên bố phá sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp châu Âu nhận định gì về kinh tế Việt Nam năm 2021?
12:07' - 03/02/2021
Các doanh nghiệp châu Âu kết thúc năm 2020 với góc nhìn lạc quan về môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam, ghi nhận ở mức cao nhất kể từ thời điểm bùng phát dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công nhận thị xã An Nhơn là đô thị loại 3, trực thuộc tỉnh Bình Định
18:28'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà vừa ký Quyết định số 219/QĐ-BXD công nhận thị xã An Nhơn là đô thị loại 3, trực thuộc tỉnh Bình Định.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp giữ đà tăng trưởng cho xuất khẩu trong dài hạn
16:59'
Mặc dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 vẫn ghi nhận đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Cả nước có 184 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
13:31'
Hội đồng Bầu cử Quốc gia ban hành Nghị quyết về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều cầu dân sinh ở miền núi Thừa Thiên - Huế xuống cấp
11:12'
Nhiều cây cầu dân sinh từ nguồn vốn tài trợ được xây dựng ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế từ năm 2018 đến nay đang bị hư hỏng nặng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án trên Quốc lộ 25 qua Phú Yên trước ngày 31/3
10:03'
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Tấn Hổ chỉ đạo các đơn vị phải hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên Quốc lộ 25 trước ngày 31/3/2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bổ sung hạ tầng các khu công nghiệp
06:30'
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 289/QĐ-TTg chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Phố Nối A mở rộng diện tích 92,5 ha.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
19:47' - 03/03/2021
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 8/11/2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện dự thảo chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế
19:45' - 03/03/2021
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với nội dung Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thường trực Chính phủ họp về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương
19:30' - 03/03/2021
Chiều nay (3/3), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương.