Hà Nội nhận diện rõ hạn chế trong xử lý vi phạm xây dựng khu bãi sông, ngoài đê
Những tồn tại hạn chế này mang đến nhiều rủi ro tiềm ẩn như nguy cơ sạt lở bờ, bãi công trình bảo vệ bờ sông, gây ô nhiễm…., tuy nhiên việc xử lý chưa được thực hiện dứt điểm.
Thường trực HĐND thành phố Hà Nội cho biết, giai đoạn 2021-2024, dự kiến có 17/18 dự án kè chống sạt lở hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, hoàn thành khoảng 14km kè chống sạt lở bờ sông các vị trí xung yếu trên các tuyến bờ sông Hồng, sông Đuống.
Đoàn thanh tra liên ngành thành phố đã ban hành 30 kết luận thanh tra đối với 30 quận, huyện, thị xã và tham mưu UBND thành phố đề nghị Ban Cán sự đảng UBND thành phố báo cáo Thường trực Thành ủy về thực trạng, kết quả và giải pháp xử lý vi phạm lấn, chiếm đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn các quận, huyện, thị xã (bao gồm cả trong và ngoài đê).
Theo Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố Đàm Văn Huân, thực tế giám sát ở các quận, huyện, thị xã, Thường trực HĐND Thành phố nhận định, vẫn có tình trạng việc ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, đê điều, thoát lũ, cũng như sự vào cuộc của quận, huyện, thị ủy, của HĐND, UBND các đơn vị còn khác nhau.
Có quận ủy, huyện ủy tích cực và chủ động bằng việc tổ chức các chương trình giám sát, ban hành các văn bản chỉ đạo đầy đủ; tuy nhiên cũng có nhiều đơn vị chưa chủ động, thiếu quyết liệt.
Bên cạnh đó, việc thực hiện lập một số quy hoạch, như: Quy hoạch chung Thủ đô, Quy hoạch phân khu, Quy hoạch ngành và Quy hoạch chi tiết còn chậm tiến độ.
Cũng tại các Quyết định số 1045, 1046/QĐ-UBND ngày 25/3/2022 của UBND Thành phố về Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống tỷ lệ 1/5000 giao cho UBND 13 quận, huyện có nhiệm vụ tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với các khu dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ, xác định cụ thể pháp lý về sử dụng đất đối với từng lô đất trong khu dân cư hiện có, làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp phép xây dựng theo quy định; kiểm tra quản lý, giám sát xây dựng theo quy hoạch, xử lý các trường hợp sai quy hoạch.
Đến nay, quyết định đã ban hành được gần 3 năm, nhưng qua giám sát của Thường trực HĐND thành phố nhận thấy cơ bản các quận, huyện đều chưa hoàn thành nội dung nêu trên.
Ngoài ra, số lượng vi phạm thuộc lĩnh vực đất đai (đất nông nghiệp và đất công ích, đất công trên địa bàn các quận, huyện) qua thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường còn nhiều; một số khu vực đất xâm canh bị lấn chiếm, sử dụng không phép, các đơn vị gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, phối hợp quản lý.
Số vi phạm về trật tự xây dựng xảy ra tại khu vực bãi sông, ngoài đê còn nhiều việc xử lý chưa dứt điểm. Qua giám sát, hiện nay có một số quận, huyện chưa cấp phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân (bao gồm cả một phần diện tích trong đê và toàn bộ phần đất ngoài đê) với lý do là các đối tượng này được miễn cấp phép, như huyện Phúc Thọ phát sinh 851 công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ từ năm 2021 đến nay (bao gồm cả trong và ngoài đê) nhưng không cấp phép, vấn đề này cần được xác định rõ.
Qua thu thập thông tin, Ban Đô thị HĐND thành phố phát hiện, vẫn còn tồn tại một số điểm các hộ dân lấn chiếm hành lang bảo vệ đê, thậm chí xây nhà trên cơ đê, như tại xã Phong Vân, huyện Ba Vì; xã Trung Châu, huyện Đan Phượng; 240 hộ ven đê phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng; khu vực ven sông thuộc phường Phúc Xá quận Ba Đình….
Công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm của Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn hạn chế. Chẳng hạn như năm 2021, Thanh tra Sở đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các bến bãi và chỉ xử phạt được 23 vụ; từ năm 2021 đến 2023 đã kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính (đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền xử phạt của chi cục trưởng) 17 tổ chức, cá nhân. Đáng chú ý, năm 2024 chưa kiểm tra, xử lý trường hợp nào.
Đối với việc bảo vệ đê điều, hành lang thoát lũ, việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ đê là rất quan trọng, tuy nhiên hiện nay, UBND các quận, huyện, thị xã còn lúng túng trong việc thực hiện.
Qua khảo sát thực tế khu vực ngoài bãi sông, tình trạng tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng với diện tích, chiều cao chất tải lớn, nằm trong tuyến thoát lũ sông Hồng, sông Đuống (tập trung ở các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Thường Tín…), tiềm ẩn nguy cơ lở bờ, bãi sông công trình bảo vệ bờ sông và gây ô nhiễm. Ngoài ra, có hiện tượng đổ thải, san lấp mặt bằng, lấn chiếm lòng sông gây cản trở dòng chảy, thoát lũ.
Trước những tồn tại, hạn chế trên, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đề nghị các cơ quan chức năng Thành phố tập trung giải trình về: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý; triển khai thực hiện quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng; quản lý đất đai, chống lấn chiếm, các hoạt động xây dựng khu vực ngoài đê; quản lý trật tự xây dựng; cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ; quản lý đê điều, hành lang thoát lũ.
Thường trực HĐND thành phố cho biết, việc quản lý đất đai quy hoạch, trật tự xây dựng khu vực bãi bồi ven sông luôn được Trung ương, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố quan tâm.
Thành ủy đã ban hành 2 chỉ thị, 2 chương trình công tác, HĐND thành phố đã ban hành 3 nghị quyết, UBND thành phố cũng đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, kế hoạch về quản lý, sử dụng bãi sông, tăng cường chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao bảo đảm tuân thủ các quy định của Quy hoạch phòng, chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Đuống.
Các quận, huyện, thị xã cơ bản đã ban hành văn bản cụ thể hóa Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 2/3/2022 của Thành ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố. Trong đó, một số quận, huyện đã chủ động ban hành các chỉ thị, đề án, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo thực hiện khắc phục các tồn tại trong quản lý, sử dụng đất công, đất nông nghiệp, bao gồm các khu vực đất ven sông Hồng, sông Đuống.
Đến nay, UBND thành phố đã chỉ đạo lập và hoàn thành phê duyệt 9 quy hoạch chung xây dựng huyện, thị xã, thị trấn, đô thị vệ tinh liên quan đến khu vực hai bên sông Hồng, sông Đuống.
UBND cấp huyện đã triển khai tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch chung xã, trong đó bao gồm 40 xã liên quan khu vực hai bên sông Hồng, sông Đuống (chưa tính đến các xã tại huyện Từ Liêm giai đoạn trước) theo hướng dẫn, góp ý của Sở Quy hoạch Kiến trúc./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Khai mạc Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3
22:15' - 20/12/2024
Tối 20/12, lễ khai mạc Festival nông sản, sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) Hà Nội lần 3 năm 2024 chính thức diễn ra.
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội đưa giải pháp để có chỉ số chất lượng không khí tốt và trung bình
20:38' - 20/12/2024
Hà Nội phấn đấu 100% các quận, huyện, thị xã, khu dân cư tổ chức phong trào tự quản về môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.