Hà Nội xây dựng “vùng xanh” cung ứng nông sản
Hiện nay, do tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đang nỗ lực tổ chức sản xuất tại các “vùng xanh” đảm bảo nguồn cung hàng hóa, không để đứt gãy chuỗi cung ứng ra thị trường, nhất là từ nay cho đến cuối năm nhu cầu tiêu thụ nông sản, thực phẩm tăng cao.
Theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, ngành nông nghiệp Hà Nội và các địa phương đã hướng dẫn người dân xây dựng “vùng xanh”, bảo đảm hoạt động sản xuất. Cụ thể, mỗi gia đình hằng ngày chỉ để một người ra đồng làm việc; công nhân ở lại các trang trại chăn nuôi vừa làm việc, vừa bảo đảm phòng, chống dịch. Do đó, tăng trưởng của nông nghiệp Hà Nội trong 7 tháng qua đạt hơn 3%. Cũng theo ông Tạ Văn Tường, trong vụ Đông sắp tới, Hà Nội sẽ gieo trồng 12.932 ha; đồng thời, mở rộng diện tích sản xuất rau trái vụ, rau vụ Đông sớm với khoảng từ 500-600ha. Về chăn nuôi, Hà Nội duy trì đàn bò 164.000 con, đàn gia cầm 40 triệu con; tiếp tục phát triển đàn lợn lên 1,8 triệu con; đồng thời, tăng diện tích sản xuất thủy sản để đạt sản lượng 120.000 tấn/năm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng sẽ phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội nắm bắt tình hình sản xuất, xây dựng phương án về cung - cầu nông sản, tổ chức các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tạm thời…, bảo đảm cung ứng kịp thời cho thị trường. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đang tập trung triển khai nhiều giải pháp xây dựng “vùng xanh” cho nông sản, duy trì tốt hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, tại các huyện Vùng 2 như: Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm… đã chủ động triển khai phương án hoạt động nhằm mục tiêu không để đứt gãy sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn bảo đảm phòng, chống dịch trong tình hình mới. Ông Lê Văn Khương, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho hay, việc phân chia khu vực giúp các xã, thị trấn chủ động xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình dịch trên địa bàn.Theo đó, địa phương còn ổ dịch và có khu công nghiệp, huyện áp dụng biện pháp phòng dịch theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23-7-2021 của UBND thành phố. Các xã “vùng xanh” không có ca mắc COVID-19 phát sinh, thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng các biện pháp cao hơn.
Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh, tùy theo tình hình dịch bệnh, UBND huyện sẽ áp dụng linh hoạt biện pháp hành chính theo Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc cao hơn Chỉ thị số 15/CT-TTg (15+) của Thủ tướng Chính phủ. Huyện đã có văn bản hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp thực hiện phương án bảo đảm hoạt động sản xuất an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19. Trên cơ sở đó, UBND huyện Đông Anh xem xét các đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được phép hoặc không được phép hoạt động trong các vùng, phân khu, địa bàn từng xã, thị trấn. Bà Trần Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ cho biết, huyện đã chỉ đạo các đoàn thể trên địa bàn chung tay hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mặt khác, huyện cũng tập trung hướng dẫn người dân sản xuất theo nhu cầu của thị trường để bảo đảm nguồn cung nông sản cho người tiêu dùng, đặc biệt là vào dịp cuối năm. Trong thời điểm thực hiện phòng chống dịch COVID-19, các chuỗi sản xuất khép kín của Hà Nội cũng phát huy tác dụng, giúp người nông dân sản xuất an toàn, hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng, thành phố đã xây dựng được tổng số 141 chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản. Không chỉ giúp gia tăng giá trị kinh tế từ 15 - 20%, các chuỗi liên kết còn góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.
Người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ việc nông sản có xuất xứ, nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong ổn định nguồn cung lương thực, thực phẩm. Về phía các doanh nghiệp cung ứng, sản xuất chế biến thực phẩm cũng cho biết, các đơn vị vẫn đảm bảo tối đa năng lực sản xuất và đang đề xuất các cơ quan chức năng tạo điều kiện hơn nữa cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa ra thị trường. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan bám sát nhu cầu thị trường, giá vật tư nông nghiệp để kịp thời triển khai các giải pháp không để tăng giá đột biến.Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội còn hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã... điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết, diễn biến dịch COVID-19. Đồng thời chủ động cung ứng nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân. Đặc biệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội rất chú trọng đến xây dựng “vùng xanh” cho nông sản để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là các loại nông sản có sản lượng lớn, thời vụ thu hoạch và thời gian bảo quản ngắn./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Thái Lan tiếp tục chương trình bảo đảm giá đối với một số nông sản
16:26' - 07/09/2021
Các chương trình đảm bảo giá của chính phủ Thái Lan giúp nông dân vẫn có thể bán sản phẩm với giá được đảm bảo dù có những vấn đề khi giá giảm mạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau.
-
Hàng hoá
Giá nông sản hôm nay 7/9
08:41' - 07/09/2021
Giá chi tiết các kỳ hạn của mặt hàng ca cao, cà phê, bông, gỗ xẻ, đường thế giới kết thúc phiên giao dịch ngày 6/9/2021.
-
Thị trường
Đồng Nai hỗ trợ kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản
20:31' - 06/09/2021
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 6/9, Đồng Nai đã có hơn 120 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm đăng ký về Sở này để hỗ trợ kết nối tiêu thụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 1.000 tấn nông sản được xuất qua cửa khẩu Lào Cai dịp nghỉ lễ 2/9
16:18' - 06/09/2021
Ông Lê Phương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai (Cục Hải quan tỉnh Lào Cai) cho biết, đã có gần 1.000 tấn nông sản của Việt Nam đã được xuất qua cửa khẩu Lào Cai dịp nghỉ lễ từ 1-5/9.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp cận đối tác tiềm năng để xuất khẩu nông sản sang Anh
22:06' - 05/09/2021
Anh là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu, có chính sách thương mại tự do và nhu cầu nhập khẩu nông sản lớn, đây là thị trường có tính cạnh tranh rất cao với nguồn hàng nhập khẩu từ nhiều nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp tiêu thụ nông sản cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
17:06' - 04/09/2021
Sản lượng nông sản, các loại rau quả tại Đồng bằng sông Cửu Long cần tiêu thụ từ nay đến cuối năm là khá lớn, trong khi đó việc lưu thông, tiêu thụ vẫn đối mặt với không ít khó khăn do dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm sau khi Mỹ chưa vội áp lệnh trừng phạt Nga
16:03' - 15/07/2025
Giá dầu giảm chiều 15/7 sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc gia hạn cho Nga thêm 50 ngày để giải quyết tình hình tại Ukraine, nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm mạnh sau thông báo từ Nhà Trắng
11:22' - 15/07/2025
Theo ghi nhận từ MXV, lực bán mạnh đã chi phối thị trường năng lượng trong phiên hôm qua khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước phát biểu mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chính sách thuế.
-
Hàng hoá
Áp lực trên thị trường dầu mỏ thế giới giảm dần
08:27' - 15/07/2025
Giá dầu Brent kỳ hạn giảm 1,15 USD, xuống 69,21 USD/thùng trong phiên 14/7, trong khi giá dầu West Texas Intermediate kỳ hạn của Mỹ giảm 1,47 USD, xuống 66,98 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần mới
16:12' - 14/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường châu Á, nối tiếp đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp nối đà tăng trong sáng 14/7
11:19' - 14/07/2025
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/7, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước 11/7.
-
Hàng hoá
Tâm lý tích trữ đẩy giá đồng COMEX tăng mạnh
09:29' - 14/07/2025
Trong khi nhóm kim loại dẫn dắt đà đi lên cho toàn thị trường thì ở chiều ngược lại nhóm nông sản lại đóng cửa trong sắc đỏ.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo đều giảm
14:12' - 13/07/2025
Trong tuần qua, thị trường lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có sự đi xuống; trong đó, sức giảm mạnh hơn ở mặt hàng gạo.
-
Hàng hoá
Hàng hóa vận chuyển bằng tàu liên vận Việt - Trung tăng hơn 280%
12:33' - 13/07/2025
Trong nửa đầu năm 2025, các chuyến tàu liên vận Trung - Việt khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển tổng cộng 18.870 container (TEU) hàng hóa xuất khẩu, tăng 283% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàng hoá
Nhu cầu gạo yếu, người mua “án binh bất động”
17:12' - 12/07/2025
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tiếp tục trầm lắng trong tuần này, với giá gạo của Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam vẫn ổn định.