Hài hoà chính sách để đảm bảo mở cửa nền kinh tế và phòng dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 đã tác động rất lớn tới các doanh nghiệp và theo một khảo sát do Amcham thực hiện, có tới 15% doanh nghiệp thành viên đã phải ngừng hoạt động, 50% số doanh nghiệp đã giảm 50% lao động. Các con số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc ngừng hoạt động một phần vẫn tiếp tục tăng kể từ khi khảo sát được thực hiện vào đầu tháng 7 tới nay. “Với việc thực hiện các biện pháp để mở cửa nền kinh tế như mô hình “3 tại chỗ” dù hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp duy trì sản xuất, nhưng đây cũng không phải mô hình tối ưu trong giai đoạn COVID-19, hiện nay", đại diện Amcham cho hay. Cùng đồng tình quan điểm trên, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam cho viết, thời gian qua, do nhiều doanh nghiệp phải thực hiện "3 tại chỗ" nên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh; đồng thời, phải giảm 50% số lao động làm việc. Yêu cầu thiết lập định kỳ và thường xuyên các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 như xét nghiệm, tiêm chủng cho người lao động cũng khiến phát sinh thêm nhiều chi phí. Do vậy, bà Xuân kiến nghị, để thực hiện chủ trương phối hợp và chia sẻ giữa doanh nghiệp với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), các địa phương nên để doanh nghiệp chủ động sử dụng tổ y tế, trạm y tế của nhà máy, công ty để tổ chức xét nghiệm cho người lao động 2 lần/tháng. Mẫu xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế và kết quả tự xét nghiệm của doanh nghiệp được áp dụng trong lưu thông, giao dịch. Song song đó, CDC cũng sẽ xét nghiệm cho doanh nghiệp 1 lần/tháng và như vậy, đảm bảo mỗi công nhân sẽ được xét nghiệm 3 lần mỗi tháng. Vấn đề lưu thông, giao nhận vận chuyển hàng hóa cũng đang là nội dung rất nóng và được nhiều người quan tâm. Nhất là khi chủ trương nới lỏng giãn cách xã hội chưa có sự thống nhất và triển khai đồng bộ ở một số địa phương giáp ranh khiến việc thông thương bị ảnh hưởng. Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam Nguyễn Duy Minh cho rằng, do chưa có sự đồng bộ hóa liên tỉnh, thành phố về các chính sách vận tải hàng hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nên các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm xem xét lại nguyên tắc phòng chống dịch; “tiếp xúc an toàn” chứ không phải là lượng người tham gia giao thông hay các hoạt động làm việc ít hay nhiều.
Trong bối cảnh hiện nay, cần tháo gỡ những khó khăn về chính sách hạn chế người đi đường trong ngành logistics, bao gồm cả các công chức hải quan và các bộ ngành có liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, nhanh chóng đẩy mạnh phát triển vận tải hàng không để phục vụ xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản cho kịp thời vụ. Đại diện Hiệp hội Logistics Việt Nam cũng kiến nghị tiếp tục giảm các loại thuế, phí, lãi xuất ngân hàng như: giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân cho người lao động. Đồng thời, giãn thời gian nộp thuế từ 6 - 12 tháng; giảm lãi suất cho vay tương ứng mức 30% lãi suất năm; giảm 50% tiền thuê đất cho hai năm 2020- 2021 và giãn thời gian nộp tiền thuê đất trong 12 tháng cho năm 2020 và năm 2021. Ngoài ra, hiệp hội cũng đề nghị giảm giá điện, nước phục vụ sản xuất kinh doanh; giảm 50% phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và giãn thời gian nộp từ 6 - 12 tháng. Song song đó, triển khai các gói hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, như gói cho vay phục hồi sản xuất lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp ngành vận tải - logistics; cho phép kéo dài thời gian cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp thuộc ngành này không quá 24 tháng; các khoản nợ phát sinh trước 1/5/2021 cũng được cơ cấu nợ... Một trong số nhiều ý kiến từ doanh nghiệp đề xuất giải pháp hỗ trợ, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng, đa số các doanh nghiệp đều ý thức được nguồn lực từ phía Chính phủ không phải là nhiều và để hỗ trợ số lượng lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn hiện nay thì nguy cơ mất cân đối thu chi ngân sách là rất cao. Tuy nhiên, muốn tối ưu hóa các chính sách hỗ trợ mà Chính phủ đang triển khai thì cần xem xét lại và giảm thiểu một số chi phí cho doanh nghiệp ở mức hợp lý. Hiện các doanh nghiệp đang bị mất cân đối dòng tiền nên việc giãn nợ hay tác động tới hệ thống các tổ chức tín dụng để duy trì hạn mức tín dụng cho những doanh nghiệp nào hoạt động tốt, có uy tín là rất cần thiết. Thậm chí, tiếp tục giảm lãi suất cho vay của ngân hàng bởi so với mức độ ảnh hưởng và thực trạng của các doanh nghiệp hiện nay thì mặt bằng lãi suất cho vay vẫn đang ở mức rất cao. Điều quan trọng nhất là xây dựng kênh thông tin 2 chiều. Cụ thể là giữa doanh nghiệp và chính quyền các địa phương; giữa cấp cơ sở với Trung ương trong việc xây dựng các quy chế hỗ trợ hay triển khai các chính sách của Nhà nước và của các tỉnh, thành phố tới doanh nghiệp./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Giới đầu tư nước ngoài tin tưởng vào kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn
17:42' - 15/09/2021
Đợt dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 4/2021 kéo dài và việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội cho tới nay khiến hoạt động sản xuất công nghiệp bị gián đoạn.
-
Ý kiến và Bình luận
WB đánh giá kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ
15:14' - 15/09/2021
Theo bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của Văn phòng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hà Nội, kinh tế Việt Nam sẽ có phục hồi sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.
-
Ý kiến và Bình luận
Quỹ VEIL: Nền kinh tế Việt Nam có khả năng phát triển mạnh
17:24' - 09/09/2021
Theo trang mạng proactiveinvestors.co.uk tại Anh ngày 8/9, Quỹ tín thác đầu tư Vietnam Enterprise Investments Ltd (VEIL) bày tỏ tin tưởng rằng nền kinh tế Việt Nam có khả năng phát triển mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Fed
12:18'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư được công bố.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ tuyên bố sẽ dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:47'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 tuyên bố ông sẽ dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt nhằm vào Syria, nhấn mạnh hiện tại “là lúc để Syria tiến về phía trước”.
-
Ý kiến và Bình luận
Kỳ vọng tạo đột phá cho đổi mới sáng tạo
16:23' - 13/05/2025
Dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đang được kỳ vọng tạo ra bước tiến quan trọng trong việc tạo một hành lang pháp lý thông thoáng, khuyến khích doanh nghiệp bứt phá bằng công nghệ.
-
Ý kiến và Bình luận
Cải cách kinh tế của Đức giúp thúc đẩy tăng trưởng
16:05' - 13/05/2025
Theo Bộ trưởng Tài chính Đức Lars Klingbeil, cải cách kinh tế mà chính phủ mới ở Đức đang triển khai sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng, qua đó mang lại tín hiệu tích cực cho toàn châu Âu.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ đánh giá cơ hội đạt được thỏa thuận với Thụy Sỹ
08:59' - 13/05/2025
Thụy Sỹ đã vươn lên dẫn đầu trong việc đạt được thỏa thuận thương mại, sau khi quốc gia châu Âu này tổ chức thành công cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc mới đây.
-
Ý kiến và Bình luận
Towa: Đầu tư vào chip bán dẫn tại châu Á sẽ sớm phục hồi
16:26' - 12/05/2025
Nhà sản xuất công cụ sản xuất chip của Nhật Bản Towa cho biết các khoản đầu tư vào chất bán dẫn của châu Á bị gián đoạn có thể phục hồi vào tháng Chín tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Các học giả kỳ vọng về chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tại LB Nga
09:27' - 12/05/2025
Phóng viên TTXVN tại Moskva đã trao đổi với một số nhà học giả, chuyên gia tại nước sở tại về những kỳ vọng lớn lao từ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc
12:33' - 11/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá cuộc đàm phán với Trung Quốc diễn ra ngày 10/5 tại Thụy Sĩ là "một sự tái thiết lập toàn diện” quan hệ thương mại Mỹ-Trung và đã đạt được tiến bộ lớn.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5
11:39' - 11/05/2025
Ngày 11/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine nhằm chấm dứt hơn 3 năm xung đột sẽ diễn ra vào ngày 15/5 tới tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.