Hai mặt chính sách thả nổi đồng rouble của Nga
Trong quý III vừa qua, với việc đồng rouble (rúp) tiếp tục xu hướng giảm giá bên cạnh giá dầu vẫn quanh quẩn mức thấp và các lệnh cấm vận kinh tế của phương Tây, kinh tế Nga đã sụt giảm tới 4,3%, tiếp nối đà giảm trong quý I và II trước đó. Đáng chú ý, mức giảm trong quý II đánh dấu sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất ở Nga kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.
Thiệt hại to lớn
Theo các nhà kinh tế, đồng rouble giảm giá mạnh trong thời gian qua đã gây không ít khó khăn cho nền kinh tế Nga. Với khoảng 30-40% rổ hàng hóa tiêu dùng ở Nga được cho là hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu nên khi đồng rouble mất giá, giá hàng hóa tiêu dùng, nhất là thực phẩm chắc chắn sẽ tăng mạnh.
Hồi tháng 10/2014, khi đồng rouble mới chỉ mất giá khoảng 20% so với USD, một chuyên gia Nga đã ước tính sự mất giá 20% của đồng rouble sẽ làm cho giá thực phẩm ở Nga tăng khoảng 30%. Vì vậy, khi đồng rouble mất giá thì đối tượng bị thiệt hại trước tiên và nhiều nhất sẽ là người dân có thu nhập thấp và cố định khi những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hàng ngày tăng giá mạnh.
Ngoài ra, đồng rouble mất giá còn gây ra sự bất ổn xã hội vì người dân lo ngại lạm phát tăng khiến họ mua USD để bảo toàn tài sản hay kỳ vọng tỷ giá tiếp tục tăng để bán đi kiếm lời. Để ngăn chặn tình trạng này, Chính phủ Nga buộc phải can thiệp bán USD ra từ các quỹ dự trữ ngoại hối, đồng thời nâng mạnh lãi suất tiền gửi đồng rouble, để ổn định lại tỷ giá và tâm lý người dân.
Tuy vậy, sau khi tiến hành các biện pháp cắt giảm lãi suất và bán ngoại tệ để cứu đồng rouble, Ngân hàng Trung ương Nga cuối năm 2014 đã có một quyết định cho thấy sự chuyển hướng trong chính sách tiền tệ khi hủy bỏ hành lang ngoại hối đối với giỏ ngoại tệ USD và euro đã tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau từ năm 1995 tới nay, đồng thời chấm dứt can thiệp vào thị trường.
Tuy nhiên, tình hình hiện nay tương đối khác khi đồng rouble đang mất giá song triển vọng kinh tế của Nga dường như chưa rõ ràng. Kinh tế Nga đang rơi vào tình trạng trì trệ, không thể thu hút các nhà đầu tư khi rủi ro tăng cao và thu nhập giảm. Theo Standard & Poor, tăng trưởng kinh tế của Nga trong những năm tới vẫn loanh quanh mức trung bình 0,5%/năm.
Các chuyên gia nhận định, sự mất niềm tin vào đồng rouble càng kéo dài thì thiệt hại lớn đối với dự trữ ngoại hối nói riêng và cả nền kinh tế nói chung của Nga do lãi suất bị đẩy cao. Tác động tiêu cực lớn nhất của đồng rouble mất giá mạnh là dẫn đến lạm phát và lãi suất tăng cao gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Lợi ích không nhỏ
Dù vậy, đồng rouble giảm giá vẫn mang lại những thuận ích không nhỏ cho nền kinh tế Nga. Cụ thể, đồng nội tệ giảm giá mạnh sẽ tác động tích cực tới ngân sách của Nga, bù đắp cho sự thất thu lớn từ giá dầu thô sụt giảm (đóng góp từ xuất khẩu dầu thô chiếm hơn 50% nguồn thu ngân sách của Nga), cũng như cho các nhà sản xuất và xuất khẩu dầu thô của nước này.
Ảnh: THX/TTXVN
Theo tính toán của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) hồi tháng 3, giá dầu cứ giảm 1 USD/thùng thì kim ngạch xuất khẩu của Nga bị giảm sút 3 tỷ USD. Tuy nhiên, khi tỷ giá USD/rouble tăng thêm 1 rouble (tức là đồng rouble giảm giá) thì thu ngân sách Nga lại được hưởng lợi tới 200 tỷ rouble.
Mức độ mất giá của đồng rouble so với USD như trên dễ dàng bù đắp cho mức giảm giá dầu thô xuất khẩu tính bằng USD trên thị trường thế giới hiện tại. Nếu nhà sản xuất và xuất khẩu dầu thô của Nga không cắt giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu, thu nhập của họ bằng đồng rouble thậm chí còn tăng nhờ mức giảm giá của đồng nội tệ mạnh hơn mức rót giá của dầu thô.
Bên cạnh đó, nhà sản xuất và xuất khẩu dầu thô của Nga cũng hưởng lợi nhờ giá thành khai thác và xuất khẩu dầu của họ được tính bằng đồng rouble trong khi giá xuất khẩu được tính bằng USD. Khi mức độ phá giá đồng rouble lớn hơn mức độ sụt giảm giá dầu thô xuất khẩu thì nhà sản xuất và xuất khẩu dầu thô của Nga vẫn thu về được nhiều hơn rouble so với giai đoạn ổn định.
Dù sau này, tỷ giá đồng rouble có được ổn định, nhưng vẫn đứng ở mức thấp hơn so với trước đây, thì sự thiệt hại của nhà sản xuất và xuất khẩu dầu thô của Nga từ việc giá dầu thô suy giảm vẫn được giảm thiểu nhờ nguồn thu tính theo rouble vẫn tăng mạnh.
Ngoài ra, việc Nga chấm dứt can thiệp vào thị trường tiền tệ còn liên quan đến vấn đề dự trữ ngoại tệ của nước này. Dự trữ ngoại tệ của Nga hiện khoảng 400 tỷ USD song nước này cần một nguồn vốn dự phòng lớn để ứng phó với tình trạng thoái vốn trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã khiến nợ nước ngoài tăng cao, kinh tế trì trệ và lạm phát cao.
Về phần mình, nhà kinh tế hàng đầu của ngân hàng Alfa Natalia Orlova cho rằng với chế độ tỷ giá cố định, ngân sách của Nga chỉ cân bằng nếu giá dầu lên tới 110 USD/thùng, còn khi đồng rouble thả nổi, ngân sách có thể cân bằng với giá dầu ở mức 70 USD/thùng.
Hiện tại, trái với dự báo trước đó của các nhà kinh tế rằng kinh tế Nga sẽ suy giảm mạnh trong năm 2015 nhiều quan chức Nga cho rằng khủng hoảng kinh tế trong nước đã "chạm đáy". Dù vậy, khi giá dầu thế giới chưa thể hồi phục mạnh và đồng rouble vẫn xuống giá trong thời gian, nhận định cho rằng nền kinh tế Nga đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng nhất lại bị đặt dấu chấm hỏi.
Anh Quân (Tổng hợp)
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.