Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung bắt đầu hội đàm
Ngày 29/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu cuộc hội đàm tại Osaka, Nhật Bản bên lề Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc bắt đầu cuộc gặp vào khoảng 12h giờ địa phương (10h giờ Hà Nội). Cuộc gặp được đánh giá là một trong những nỗ lực quan trọng nhằm tìm kiếm một thỏa thuận giúp chấm dứt cuộc chiến thương mại song phương vốn đã chứng kiến hai bên áp thuế lẫn nhau có tổng giá trị lên tới hàng trăm tỷ USD.
Đây cũng là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh G20 hồi tháng 12/2018. Mở đầu cuộc hội đàm, Tổng thống Trump bày tỏ "Mỹ rất cởi mở để tiến tới một thoả thuận thương mại công bằng" với Trung Quốc.
Ngày 28/6, Tổng thống Mỹ bày tỏ hy vọng có một cuộc gặp hiệu quả với Chủ tịch Trung Quốc nhưng cũng cảnh báo trước đó rằng Mỹ đã chuẩn bị để đánh thuế với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu hai bên không thể đạt được thỏa thuận bên lề hội nghị G20 ở Nhật Bản.Vài giờ trước khi bước vào cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Trump cho biết hai bên sẽ thảo luận rất nhiều vấn đề. Ông chủ Nhà Trắng cũng khẳng định đã gặp Chủ tịch Trung Quốc tối 28/6 và đạt được nhiều điều trong cuộc gặp này đồng thời nhấn mạnh có mối quan hệ rất tốt với Trung Quốc.
Ông Trump xác nhận hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc. Washignton đã cấm tập đoàn này tiếp cận thị trường Mỹ vì lý do an ninh trong khi Bắc Kinh liên tục mong muốn Washington gỡ các lệnh cấm này như một phần trong thỏa thuận "đình chiến thương mại".
Hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa xã đăng tải bài viết cho rằng hội nghị này là cơ hội đặc biệt cho hai bên tìm được tiếng nói chung để xoa dịu căng thẳng thương mại và đưa mối quan hệ song phương vốn đang gặp nhiều bất ổn trở về đúng hướng. Tuy nhiên, bài viết trên cũng cảnh báo Mỹ cần đặt mình vào vị trí ngang bằng với Trung Quốc và lưu ý các quan ngại chính đáng của Bắc Kinh. Các chuyên gia tin rằng trong hội nghị lần này hai nhà lãnh đạo Mỹ- Trung Quốc sẽ đạt được một "thỏa thuận đình chiến thương mại" và cam kết sẽ tiếp tục đàm phán. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến quan ngại nguy cơ hội nghị đổ vỡ hoặc hy vọng hai bên đạt đột phá trong bối cảnh những động thái từ Tổng thống Mỹ thường rất khó đoán trước. Hơn một năm qua, Mỹ và Trung Quốc rơi vào vòng xoáy chiến tranh thương mại tốn kém, gây áp lực cho các thị trường và thiệt hại nền kinh tế thế giới. Các cuộc đàm phán song phương nhằm tìm kiếm một thỏa thuận giúp giải quyết mâu thuẫn đổ vỡ hồi tháng trước sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh rút lại các cam kết về việc tiến hành thay đổi kinh tế mang tính cấu trúc. Từ đó tới nay, các hoạt động trao đổi giữa hai bên diễn ra hạn chế.Tổng thống Trump đã nhiều lần nói rằng ông trông đợi cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 để thảo luận về bất đồng thương mại giữa hai nước. Hiện Mỹ muốn Trung Quốc đồng ý thay đổi cấu trúc kinh tế lớn cũng như hạn chế trợ cấp doanh nghiệp nhà nước đồng thời đảm bảo doanh nghiệp Mỹ được tiếp cận tốt hơn đối với thị trường Trung Quốc.
Mỹ đã áp đặt mức thuế 25% đối với số hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc và đe dọa sẽ tiếp tục áp thuế đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu trị giá 325 tỷ USD của Trung Quốc nếu hai bên không đạt được thỏa thuận.
Các nhà kinh tế học cảnh báo cuộc chiến thương mại dai dẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới có thể làm tổn hại tới nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh kinh tế thế giới vốn đang phải hứng chịu những bất ổn từ những căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng và câu chuyện Brexit chưa có hồi kết./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia lạc quan về triển vọng Mỹ - Trung nối lại đàm phán thương mại
08:37' - 29/06/2019
Các chuyên gia của City Bank và Bank of America nhận định một thỏa thuận ngừng chiến mà hai bên sẽ đạt được có thể bao gồm cam kết không tiếp tục làm leo thang căng thẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hy vọng Mỹ thỏa hiệp trong đàm phán thương mại
21:56' - 28/06/2019
Trước đó, Trung Quốc và Mỹ đã tổ chức các vòng đàm phán thương mại mà không đạt được thỏa thuận nào từ đầu năm đến nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.