Hai "nước Pháp" trong một cuộc tranh luận
Cuộc tranh luận được truyền trực tiếp trên nhiều kênh truyền hình quốc gia và tư nhân Pháp. Đây là sự kiện được mong đợi nhất trong các chiến dịch vận động tranh cử tổng thống ở nước này.
Trong gần 3 giờ đồng hồ tranh luận được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình Nhà nước France 2, đài tư nhân TF1..., hai ứng cử viên cho vị trí tổng thống đã có những trao đổi sôi nổi về nội dung, chỉn chu về hình thức.
Khác với lần đối thoại tranh cử năm 2017, bà Le Pen bước vào cuộc đấu lượt về lần này với một sự kiềm chế và điềm tĩnh hơn.
Ngay cả ứng cử viên - Tổng thống đương nhiệm Macron cũng thể hiện phong thái tự tin và làm chủ tình huống hơn nhờ những kinh nghiệm mà ông đúc kết được trong quá trình 5 năm lãnh đạo nước Pháp. Tuy quan điểm có nhiều mâu thuẫn nhưng cả hai đều tỏ ra tôn trọng đối thủ.
Buổi tranh luận diễn ra "quyết liệt" nhưng "có kỷ luật hơn" so với 5 năm trước, theo sự nhìn nhận của Tổng thống Macron với sự tán thành của đối thủ Le Pen.
Tám chủ đề đã được đưa ra để đối thoại gồm sức mua, chính sách quốc tế, mô hình xã hội Pháp - đặc biệt là chế độ hưu trí, môi trường, khí hậu, năng lượng ..., khả năng cạnh tranh, thanh niên (giáo dục, đào tạo), an ninh và nhập cư và cuối cùng là thể chế.
Bà Le Pen là người đầu tiên phát biểu và ông Macron được ưu tiên trong phần kết luận, theo kết quả bốc thăm.
Với rất nhiều số liệu và lập luận, hai ứng cử viên đã đưa ra những quan điểm của mình để chỉ trích đối phương hoặc phản đối một cách có hệ thống các dự án rất khác nhau của họ trên nhiều chủ đề.
Nếu Tổng thống sắp mãn nhiệm Macron bảo vệ các kế hoạch của ông về chủ quyền và sự độc lập của nước Pháp, cải thiện giáo dục và y tế, tạo thêm nhiều việc làm và làm việc nhiều hơn, thì ứng cử viên cực hữu Le Pen lại hứa hẹn sẽ kiên quyết với nạn nhập cư, chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và nâng cao sức mua, với mục đích "trả lại tiền” và “đất nước” cho người Pháp.
Nếu như bà Le Pen chỉ trích hồ sơ kinh tế của Tổng thống Macron, mà bà gọi là "tồi tệ" và "không công bằng", thì ông Macron lại nhằm vào chính sách đối ngoại của đối thủ.
Đặc biệt hai ứng cử viên chủ nhân tiếp theo của Điện Elysée cùng quan tâm vấn đề sức mua, một chủ đề mà các bài phát biểu của họ trở thành đối lập, đặc biệt là về lạm phát và tiền lương.
Phát biểu trong cuộc tranh luận, rút ra từ kinh nghiệm lãnh đạo đất nước, Tổng thống Macron đã ngay lập tức hướng sự chú ý tới các vấn đề của cuộc tranh luận vì tương lai của nước Pháp.
Ông nhấn mạnh: "Tất cả chúng ta đã cùng nhau trải qua một giai đoạn khó khăn, những cuộc khủng hoảng chưa từng có, một đại dịch và ngày nay là sự trở lại của chiến tranh trên đất châu Âu. Tôi đã cố gắng đưa ra những quyết định đúng đắn để đất nước vượt qua giai đoạn này và tôi muốn tiếp tục làm điều đó vì tôi tin rằng chúng ta có thể làm cho đất nước ta độc lập hơn và mạnh mẽ hơn. Nước Pháp của chúng ta sẽ mạnh hơn nếu biết giải quyết vấn đề sinh thái, châu Âu cũng nhờ đó sẽ mạnh hơn."
Về phần mình, ứng cử viên Le Pen khẳng định: "Tài sản lớn nhất của nước Pháp là con người. Trong 5 năm, tôi đã thấy nước này đau khổ và lo lắng về sự tụt hạng, về tương lai và sự hoài nghi. Nếu có thể được lựa chọn, tôi sẽ là tổng thống của cuộc sống thường nhật, của giá trị của công việc, sức mua, trường học, chìa khóa của tri thức, sức khỏe ở mọi nơi và cho mọi người, của nền cộng hòa và tiến bộ xã hội".
Cuộc tranh luận đã được hai ứng cử viên tận dụng đến phút cuối để bảo vệ các quan điểm của mình và xây dựng hình ảnh trong mắt khán giả truyền hình, đồng thời cũng là để thuyết phục các cử tri còn lưỡng lự hoặc có thể vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu vòng 2, dự kiến diễn ra ngày 24/4 tới.
Dư luận đánh giá cao chất lượng cuộc tranh luận lần này. Theo nhận xét của Guillaume Tabard, phóng viên nhật báo Le Figaro, "5 năm trước, họ đã quá ám ảnh về cuộc ganh đua 'một mất một còn'.
Trong cuộc tranh luận tay đôi trực tiếp lần này, Tổng thống Macron và bà Le Pen đã quan tâm nhiều hơn đến việc làm cho cử tri Pháp hiểu mình hơn. Điều này góp phần nâng cao chất lượng chiến dịch vận động cử tri của họ, thay vì phá hoại chiến dịch như năm 2017".
Trong khi đó, một số chuyên gia lại cho rằng ứng cử viên Le Pen đã lại một lần nữa để đối thủ chi phối, đặc biệt trong các vấn đề về kinh tế (lương thưởng, năng lượng…).
Sau 5 năm, bà Le Pen tuyên bố đã rút ra những bài học sâu sắc của năm 2017 để có thể gặp lại đối thủ Macron trong cuộc tranh luận mới. Tuy nhiên, câu chuyện hiện nay sẽ khác rất nhiều.
Ông Arnaud Mercier, Giáo sư chuyên ngành truyền thông chính trị tại trường Đại học Paris Panthéon-Assas, nhận định: “Trong bối cảnh hiện nay, chiến thắng trong cuộc tranh luận có thể mở đường cho một thắng lợi trong bầu cử”.
Các cuộc thăm dò khán giả truyền hình ngay sau khi chương trình tranh luận kết thúc, do các kênh truyền hình và cơ quan điều tra dư luận (Elabe/BFMTV/L'Express/SFR) thực hiện, cho thấy ông Macron vẫn đang tạm dẫn trước với tỷ lệ ủng hộ là 59% trong số những người được hỏi, so với tỷ lệ 39% ủng hộ bà Le Pen.Còn theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận 4 ngày trước thời điểm bầu cử vòng 2, Tổng thống sắp mãn nhiệm luôn dẫn trước với 53% đến 56% số người ủng hộ, trong khi tỷ lệ này của bà Le Pen là 43,5% - 46%.
Tuy vẫn có khoảng cách, nhưng đã hẹp hơn nhiều so với cuộc bầu cử tổng thống năm 2017 khi ông Macron giành chiến thắng với 66% số phiếu bầu, so với 34% dành cho bà Le Pen.
Cuộc tranh luận trên truyền hình giữa hai ứng cử viên vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp đã trở thành truyền thống kể từ năm 1974.Đây là đỉnh điểm của chiến dịch tranh cử, thường có ảnh hưởng quan trọng đối với kết quả của cuộc bỏ phiếu và để lại những dấu ấn khó quên trong ký ức chính trị Pháp.
Cuộc tranh luận truyền hình không mang tính quyết định ai sẽ được lựa chọn vào vị trí tổng thống, nhưng ít nhất nó cũng cho thấy năng lực của các ứng cử viên và tác động phần nào sự lựa chọn của các cử tri còn đang do dự và thúc đẩy nhiều cử tri đi đến hòm phiếu hơn. Cuộc tranh luận lần này còn cho thấy hai ứng cử viên với hai dự án xã hội, hai nhân cách, hai nước Pháp…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Tổng thống Pháp 2022: Hai ứng cử viên khác biệt trong nhiều vấn đề nổi cộm
10:17' - 21/04/2022
Ngày 20/4, hai ứng cử viên Tổng thống Pháp là đương kim Tổng thống Emmanuel Macron và đại diện đảng Tập hợp quốc gia Marine Le Pen đã có cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ đề kinh tế - tâm điểm của tranh cử Tổng thống Pháp 2022
18:23' - 20/04/2022
Năm năm sau khi gặp lại trong cuộc "song đấu", chủ đề kinh tế vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của hai ứng cử viên Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron và Marine Le Pen.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Câu chuyện về cáo buộc trốn thuế VAT của Amazon tại Italy
06:30'
Khiếu nại thuế VAT đối với Amazon được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump phàn nàn về cách thức Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên đối xử với những công ty Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Cảnh báo từ việc Mỹ hạ thấp rủi ro của trí tuệ nhân tạo
05:30'
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã cảnh báo về hệ thống quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) và sự can thiệp về mặt ý thức hệ vào hoạt động của AI.
-
Phân tích - Dự báo
Tham vọng trở thành trung tâm hậu cần chiến lược của Thái Lan
06:30' - 19/02/2025
Nhờ vị trí chiến lược nằm giữa Myanmar, Lào, Campuchia và Vịnh Thái Lan, Thái Lan đặt mục tiêu biến vị trí địa lý của mình thành lợi thế kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD mạnh lên - “món quà” dành cho các doanh nghiệp châu Âu
05:30' - 19/02/2025
Theo báo Handelsblatt, các chuyên gia dự đoán đồng euro sẽ tiếp tục yếu đi so với đồng USD. Nói chung, điều này có lợi cho các công ty Đức, nhưng những công ty nào có thể đặc biệt được hưởng lợi?
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của các nhà sản xuất ô tô châu Âu
06:30' - 18/02/2025
Chi phí gia tăng đối với các nhà sản xuất ô tô EU sẽ gây thêm áp lực cho một ngành công nghiệp vốn phải đối mặt với tình trạng thị phần giảm ở Trung Quốc và nhu cầu thấp ở châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Phép thử đối với các tổ chức quốc tế
05:30' - 18/02/2025
Các hiệp định thương mại quốc tế trở nên không mấy quan trọng khi các quốc gia hùng mạnh sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
“Cuộc hôn nhân bất thành” giữa Honda và Nissan
06:30' - 17/02/2025
Cuộc “chia tay” của Nissan và Honda là minh chứng cho một trật tự cũ đang bị tan rã - khi lộ trình kỹ thuật khác nhau và quy luật thị trường được viết lại hoàn toàn.
-
Phân tích - Dự báo
Trí tuệ nhân tạo làm rung chuyển thị trường truyền thông và giải trí
05:30' - 17/02/2025
Trong ngành truyền thông và giải trí, các thử nghiệm ứng dụng AI tạo sinh đang được tiến hành thường xuyên. Vậy tương lai của ngành này sẽ theo hướng nào khi AI thế hệ mới được ứng dụng rộng rãi?
-
Phân tích - Dự báo
THEO DÒNG THỜI SỰ: Rạn nứt
18:49' - 16/02/2025
Trái ngược với thông lệ vài năm trở lại đây, khi MSC là một sự kiện thể hiện tinh thần đoàn kết giữa Mỹ và châu Âu, hội nghị lần này phản ánh những căng thẳng và rạn nứt ngày càng gia tăng.