Hải Phòng dự kiến dành khoảng 20% diện tích đất KCN xây nhà ở xã hội
Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng phải tuyển dụng lao động đến từ các tỉnh, thành phố khác. Số lượng lao động nhập cư tăng nhanh làm phát sinh những vấn đề cấp bách về đảm bảo an ninh trật tự, chăm lo đời sống tinh thần và nhà ở cho người lao động.
Ông Tống Văn Băng, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng cho biết, hiện thành phố có khoảng 15.225 doanh nghiệp đang hoạt động, với tổng số 506.789 công nhân lao động. Số lao động nhập cư tại Hải Phòng chiếm 24%.Công nhân lao động nhập cư làm việc tại khu kinh tế Hải Phòng chiếm trên 30%. Dự báo đến năm 2025, số lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn Hải Phòng đạt khoảng 800.000 đến 1 triệu người.
Lao động nhập cư là đối tượng dễ bị tổn thương, nhất là lao động nữ. Họ thường bị hạn chế về điều kiện học tập, chăm sóc sức khỏe, bị thiệt thòi vì sống xa gia đình, người thân. Các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của lao động nhập cư rất hạn chế. Vẫn còn tình trạng một số cán bộ giải quyết thủ tục hành chính gây khó dễ đối với lao động nhập cư khi giải quyết các loại giấy tờ như đăng ký tạm trú, tạm vắng, chứng thực hồ sơ tài liệu, làm giấy xác nhận, giấy khai sinh... Vấn đề lớn nhất của lao động nhập cư là nhà ở. Phần lớn họ phải thuê nhà trọ. Các khu nhà trọ hình thành tự phát, do người dân tự xây dựng, không theo tiêu chuẩn quy định, chủ yếu là nhà cấp 4 liền tường nên diện tích chật hẹp, môi trường sống ẩm thấp, nóng bức, thiếu ánh sáng, không khí. Theo Đại tá Đào Quang Trường, Phó Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, lao động nhập cư thường xuyên thay đổi việc làm và nơi lưu trú nên không khai báo tạm trú, gây khó khăn trong quản lý dân cư, tội phạm.Nhà trọ nơi lao động nhập cư sinh sống là khu vực có nguy cơ cháy nổ cao, dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện hành vi trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tham gia các tệ nạn như cờ bạc, ma túy, mại dâm, gây rối trật tự công cộng, dễ bị các thế lực thù địch, đối tượng xấu lôi kéo, kích động.
Bên cạnh đó, các địa bàn có khu công nghiệp thường tập trung số lượng lớn người dân địa phương từ nơi khác đến kinh doanh, buôn bán, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của công nhân thuê trọ, kéo theo nhiều loại hình dịch vụ như karaoke, cầm đồ, tín dụng đen, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán, kinh doanh, từ đó tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự và gây tai nạn, ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Để giúp người lao động nhập cư yên tâm sinh sống, làm việc tại Hải Phòng, Đại tá Đào Quang Trường đề xuất, các ngành chức năng cần phối hợp với chủ doanh nghiệp tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức cho người lao động, đặc biệt là những âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng xấu, lợi dụng để lôi kéo, kích động công nhân. Bà Phạm Thị Hằng, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Hải Phòng cho rằng, để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân lao động nhập cư, thành phố Hải Phòng cần quan tâm xây dựng nhà ở, nhà trẻ ở khu công nghiệp, trong đó ưu tiên các khu công nghiệp lớn, nơi tập trung đông lao động nhập cư như khu công nghiệp Tràng Duệ, Nomura, VSIP.Thành phố cần có chính sách hỗ trợ cho công nhân nhập cư mua nhà trả góp, hỗ trợ về y tế, học phí cho lao động nhập cư có con đi học tại Hải Phòng. Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng cần dành một phần kinh phí để thí điểm thành lập các nhóm công nhân nhà trọ, nhóm dư luận công nhân nhà trọ, thường xuyên tổ chức tư vấn pháp luật, các hoạt động văn hóa, tinh thần nhằm gắn kết và định hướng tư tưởng, tạo sức hút, giữ vững niềm tin của công nhân với tổ chức Công đoàn.
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai các chính sách dành cho công nhân nhập cư, ông Vũ Đình Chi, Chủ tịch Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Regina Miracle (Khu Công nghiệp VSIP) cho biết, Công ty Regina Miracle có khoảng 30.000 lao động, trong đó trên 33% là lao động nhập cư đến từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc.Để bảo vệ, chăm lo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động, Công đoàn đã thương lượng, đề xuất với ban lãnh đạo Công ty hỗ trợ tiền xăng xe 400.000 đồng/người/tháng, bố trí trên 200 xe ô tô đưa đón công nhân ở các tỉnh gần. Công ty hỗ trợ 300.000 đồng/người/tháng cho 4.500 công nhân ở các tỉnh xa đang phải thuê nhà trọ.
Để chăm lo tốt đời sống cho công nhân lao động Công ty nói chung và lao động nhập cư nói riêng, Ban Chấp hành Công đoàn đã chủ động tham mưu với lãnh đạo công ty mua trên 50.000 m2 đất để xây dựng khu liên hợp nhà ở, vui chơi, nghỉ ngơi cho cán bộ công nhân lao động. Đề xuất này đã được Ban Lãnh đạo Công ty Regina Miracle đồng ý và đang xây dựng kế hoạch triển khai.
Liên quan đến vấn đề cấp bách này, Phó Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Thị Nghĩa lưu ý Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng cần tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai xây dựng thiết chế công đoàn tại Khu Công nghiệp Tràng Duệ với tổng diện tích khoảng 4,5ha, lấy đó là mô hình điểm để nhân rộng ra toàn thành phố. Trong chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2020- 2030, thành phố Hải Phòng dự kiến sẽ quy hoạch khoảng 20% diện tích đất trong các Khu Công nghiệp để xây dựng nhà ở xã hội./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hoàn thiện chính sách trong huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
12:51' - 03/05/2019
Sáng 3/5, tại thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức Đối thoại Hội đồng quốc gia về an toàn vệ sinh lao động năm 2019.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội kiểm tra an toàn lao động tại hàng chục công trình xây dựng
16:59' - 24/04/2019
Thời gian qua, các vụ tai nạn chết người do mất an toàn lao động xảy ra trong thi công công trình xây dựng liên tiếp xảy ra ở Hà Nội, khiến dư luận lo ngại về việc tuân thủ an toàn trong xây dựng.
-
Kinh tế & Xã hội
Hơn 18.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề
13:48' - 24/04/2019
Tổng kế hoạch kinh phí khuyến công giai đoạn 2014 - 2018 của cả nước đã được phê duyệt là trên 1.186 tỷ đồng, qua đó đào tạo nghề cho hơn 18.000 lao động nông thôn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản quý I bứt phá đạt 2,45 tỷ USD
17:11'
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu thuỷ sản tháng 3/2025 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với kim ngạch đạt gần 889 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 380 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến trái cây ở Trà Vinh
16:27'
Dự án Nhà máy chế biến trái cây Trà Vinh – Greenfood với tổng mức đầu tư gần 380 tỷ đồng đã được khởi công ngày 2/4 tại xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Quyết định chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
16:26'
Ngày 2/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức công bố Quyết định chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia
16:26'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 theo giờ địa phương, tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấp phép cho tàu trọng tải đến 160.000DWT giảm tải vào, rời cảng TC- HICT
16:24'
Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) là cảng container nước sâu lớn nhất miền Bắc Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
15:53'
Thủ tướng nhấn mạnh, theo yêu cầu thời gian xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân không còn nhiều, trong khi đây là vấn đề khó, phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu nhiều...
-
Kinh tế Việt Nam
Để kinh tế tư nhân không còn là "động lực tiềm năng"
14:53'
Sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân tại Bình Dương - thủ phủ công nghiệp của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương giải phóng xong mặt bằng Cảng hàng không Quảng Trị trong tháng 4
11:28'
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng như kế hoạch đã đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Ấn Độ bắt tay thúc đẩy thương mại điện tử
10:01'
Việc kết nối các nền tảng thương mại điện tử, xây dựng cơ chế pháp lý hỗ trợ và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là chìa khóa để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hai nước.