Hạn chót cho Chính phủ Anh xoay chuyển tình thế
Ngày 19/9, một nguồn tin ngoại giao của Pháp cho biết thời gian để Anh và Liên minh châu Âu (EU) đạt được một thỏa thuận Brexit - chỉ việc Anh rời EU- đang cạn dần và sẽ là quá muộn để các lãnh đạo EU thống nhất một thỏa thuận tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu ở Brussels vào giữa tháng 10 tới.
Lời cảnh báo trên được đưa ra sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp Thủ tướng Phần Lan Antti Rinne tại Paris hôm 18/9.
Theo nguồn tin này, ý tưởng được đưa ra tại cuộc gặp là thời gian đang cạn dần và các lãnh đạo EU sẽ không đàm phán trực tiếp về thỏa thuận Brexit tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu vào giữa tháng 10.
Trong khi đó, truyền thông Phần Lan dẫn lời thủ tướng nước này cho biết hai nhà lãnh đạo đã thống nhất hạn chót là cuối tháng 9 này Thủ tướng Anh Boris Johnson phải đưa ra một đề xuất rõ ràng nhằm tránh kịch bản Brexit không thỏa thuận.
Đây cũng là thông điệp mà ông Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra hồi tháng trước. Thủ tướng Phần Lan cho rằng nếu không có đề xuất nào rõ ràng được Anh đưa ra trước ngày 30/9 thì mọi việc coi như kết thúc.
Trong khi đó, 2 nguồn tin ngoại giao của EU cho biết tuy lãnh đạo của 27 nước thành viên EU chưa thảo luận hay quyết định một thời hạn cụ thể cho Anh đưa ra đề xuất tránh kịch bản Brexit không thỏa thuận, nhưng cuối tháng 9 là thời hạn phù hợp để giúp Anh tránh thất bại tại hội nghị thượng đỉnh EU vào giữa tháng 10.
Việc đưa ra đề xuất muộn hơn thời điểm này có thể sẽ không đủ thời gian cho hội đồng EU đưa ra một quyết định có ý nghĩa.
Một số nguồn tin ngoại giao xác nhận Anh đã gửi các đề xuất bằng văn bản tới EU nhằm thay đổi thỏa thuận Brexit bế tắc biện tại.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng CH Ireland Simon Coveney cho biết Anh chưa đưa ra được đề xuất nào "đáng tin cậy" thay thế cho điều khoản "chốt chặn" và điều này đang khiến phía EU lo ngại.
Cũng trong ngày 19/9, Bộ trưởng Brexit Anh Stephen Barclay kêu gọi EU linh hoạt và sáng tạo trong vấn đề này, nêu rõ điều khoản "chốt chặn" cần phải được loại bỏ khỏi thỏa thuận hiện tại.
Ông Barclay khẳng định Anh mong muốn hai bên đạt thỏa thuận nhưng cần sự nỗ lực từ hai phía để đạt được kết quả này.
Bộ trưởng Anh kêu gọi hai bên cùng linh hoạt và sáng tạo để đảm bảo một thỏa thuận mà Anh có thể tuân thủ, một thỏa thuận không có điều khoản "chốt chặn" và sẽ được nghị viện hai bên chấp thuận.
Ông nhắc lại thỏa thuận Brexit hiện tại với điều khoản "chốt chặn" đã bị bác bỏ 3 lần tại Hạ viện Anh đồng thời chỉ ra một số điểm "không thể chấp nhận" ở điều khoản này trong đó có việc không có gì đảm bảo rằng điều khoản này sẽ chỉ mang tính tạm thời.
Ông này xác nhận sẽ gặp trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier ngày 20/9.
Lời kêu gọi được đưa ra sau khi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua nghị quyết ủng hộ thỏa thuận Brexit hiện tại, cho rằng thỏa thuận này công bằng và đảm bảo về mặt pháp lý, đồng thời tái khẳng định EP ủng hộ việc Anh rời EU, hay còn gọi là Brexit, suôn sẻ theo đúng kế hoạch.
Các nghị sỹ nhấn mạnh sẽ không chấp nhận một thỏa thuận không có điều khoản “chốt chặn” về vấn đề biên giới vùng lãnh thổ Bắc Ireland và CH Ireland.
Điều khoản này quy định sau Brexit, Anh sẽ ở lại liên minh thuế quan trong khi vùng Bắc Ireland duy trì quan hệ thương mại gần gũi hơn với EU để đảm bảo tránh một đường biên giới cứng trên đảo Ireland, cũng như sự toàn vẹn của "Hiệp ước ngày thứ Sáu tốt lành" ký kết năm 1998 vốn mang lại sự ổn định trong vùng này sau cuộc xung đột kéo dài 30 năm khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
Phe bài EU tại Anh kịch liệt phản đối vì cho rằng điều khoản này sẽ khiến Anh mắc kẹt vô thời hạn trong những quy định thuế quan của EU và khó tiến tới mục tiêu tự do về kinh tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Brexit không thỏa thuận - Thách thức lớn cho ngân sách châu Âu
05:30' - 18/09/2019
Theo nhận định của tờ Le Monde (Pháp), kịch bản Brexit không thỏa thuận nếu xảy ra thì sẽ là cái giá quá đắt đối với châu Âu và quá nguy hiểm đối với Anh.
-
Kinh tế Thế giới
EU chờ đợi những đề xuất cụ thể của Anh trong vấn đề Brexit
18:24' - 17/09/2019
Thủ tướng Anh Boris Johnson mong muốn thúc đẩy đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) về một thỏa thuận Anh rút khỏi khối này, nhưng EU không nhận thấy đề xuất cụ thể nào từ phía London.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Anh tin tưởng EU sẽ nhượng bộ để đạt thỏa thuận Brexit
17:50' - 16/09/2019
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã bày tỏ tin tưởng Thủ tướng Boris Johnson và EU sẽ thể hiện quan điểm "thực tế và linh hoạt" nhằm đạt được thỏa thuận về việc Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Đường biên giới Ireland vẫn là "rào chắn" trong thoả thuận Brexit
19:48' - 27/07/2019
Theo Thủ tướng Anh Boris Johnson, Anh và EU sẽ chỉ có thể thúc đẩy Brexit khi loại bỏ điều khoản gây tranh cãi liên quan tới đường biên giới trên đảo Ireland.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hopper: Giá vé máy bay quốc tế có thể giảm trong năm 2025
19:44'
Theo dữ liệu được công bố trong tuần này từ Hopper, giá vé các chuyến bay đường dài sẽ rẻ hơn so với năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
EU nhập khẩu lượng khí đốt kỷ lục từ Nga
19:27'
Dữ liệu của Rystad Energy cho thấy các tàu vận chuyển LNG đã chở 17,8 triệu tấn khí từ Nga cập cảng châu Âu trong năm 2024, tăng 2 triệu tấn so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam và Lào nhất trí nâng kim ngạch xuất nhập khẩu lên 5 tỷ USD
13:05'
Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào, hai bên nhất trí phấn đấu nâng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước lên 5 tỷ USD trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
10:50'
Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
CES 2025: Các “đại gia” công nghệ tăng cường hợp tác phát triển những giải pháp AI
10:48'
SK hynix (Hàn Quốc) đã hợp tác với công ty viễn thông SK Telecom và công ty điện toán trí tuệ nhân tạo (AI) Penguin Solutions (Mỹ) để tiến hành nghiên cứu chung, trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu AI.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc xác định điện hạt nhân là nguồn năng lượng chính
10:47'
Hàn Quốc đang lựa chọn năng lượng hạt nhân làm nguồn năng lượng chính và đang tập trung nỗ lực vào việc phát triển các lò phản ứng hạt nhân thế hệ tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào dự lễ khởi công Công viên Hữu nghị Lào - Việt Nam
10:32'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone dự Lễ khởi công công trình Công viên Hữu nghị Lào-Việt Nam, biểu tượng của tình cảm đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Vốn đầu tư Trung Quốc đổ vào các nền tảng thương mại điện tử Hàn Quốc
10:17'
Vốn Trung Quốc đang nhanh chóng chảy vào thương mại điện tử Hàn Quốc, từ các nền tảng chuyên biệt đến những tập đoàn bán lẻ lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Canada cân nhắc áp thuế trả đũa Mỹ sau phát biểu của ông Donald Trump
07:35'
Canada đang cân nhắc áp thuế trả đũa lên nhiều mặt hàng của Mỹ, trong đó có nước cam.