Hạn, mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp và dân sinh
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xâm nhập mặn ở ĐBSCL đã xuất hiện sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016, ở mức độ gay gắt và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian còn lại của mùa khô, tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Hiện tại, xâm nhập mặn đang trong thời gian lên cao (từ ngày 8 - 16/2), đây là đợt xâm nhập mặn cao nhất từ đầu mùa khô đến nay với ranh mặn 4 g/l tại các cửa sông đạt cao nhất. Điển hình vùng 2 sông Vàm Cỏ phạm vi từ 100-110km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 20-22 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 (năm có mức xâm nhập mặn cao nhất) từ 4-6 km, thấp hơn 15-17 km so với mức sâu nhất năm 2016.
Hay vùng ven biển Tây trên sông Cái Lớn phạm vi khoảng 61 km, sâu hơn trung bình nhiều năm khoảng 12 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 5km, thấp hơn khoảng 7 km so với mức sâu nhất năm 2016.
Dự báo, trong thời gian tiếp theo của mùa khô, ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục lên cao theo các kỳ triều cường. Từ cuối tháng 3 xâm nhập mặn sẽ giảm dần do các hồ chứa thượng nguồn tăng lưu lượng xả nước như tương tự một số năm gần đây. Ở vùng các sông Vàm Cỏ và sông Cái Lớn, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết tháng 4/2020.
Dự báo trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư xây dựng do Bộ quản lý vượt kế hoạch từ 6-13 tháng, đã đưa 5 dự án vào tạm thời vận hành phòng, chống xâm nhập mặn từ tháng 12/2019, tháng 1/2020. Các công trình này đã chủ động trực tiếp kiểm soát xâm nhập mặn khoảng 83.000 ha và hỗ trợ kiểm soát ảnh hưởng xâm nhập mặn đến 300.000 ha.
Trong thời gian tới, một số dự án đang được thực hiện sẽ tiếp tục bảo đảm chủ động kiểm soát xâm nhập mặn tốt hơn, như: Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre, Cái Lớn - Cái Bé, Tứ giác Long Xuyên...
Về sản xuất lúa, ngành đã hướng dẫn địa phương tổ chức xuống giống vụ Đông Xuân 2019-2020 sớm hơn so với thời vụ các năm trước từ 10 - 20 ngày để né thời điểm mặn lên cao, đã xuống giống lúa Đông Xuân đạt 1.510.000 ha. Tuy nhiên, sẽ có khoảng 94.000 ha của 9 tỉnh vùng ven biển có khả năng chịu ảnh hưởng hạn, mặn nếu nguồn nước cung cấp không đủ trong nửa đầu tháng 3/2020. Với diện tích lúa này, các địa phương đang tích cực trữ nước và xây dựng phương án chủ động ứng phó với tình hình hạn, xâm nhập mặn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian tới, các diện tích đã thu hoạch lúa Đông Xuân chưa được xuống giống vụ Hè Thu ngay, chỉ xuống giống khi xâm nhập mặn giảm, nguồn nước bảo đảm cung cấp.
Đến nay, cây ăn quả chưa bị thiệt hại do ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Về nước sinh hoạt, hiện có khoảng 79.700 hộ dân đang gặp khó khăn trong thời gian diễn ra hạn, mặn về nước sinh hoạt và cần có các giải pháp để khắc phục kịp thời.
Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ sẽ theo dõi sát tình hình, cập nhật hàng ngày diễn biến thời tiết, nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Công và ĐBSCL; tổ chức đo đạc, theo dõi độ mặn ở các vùng cửa sông, cửa lấy nước vào công trình thủy lợi, trong công trình thủy lợi để kịp thời phát hiện, nắm bắt tình trạng xâm nhập mặn, thực hiện lấy nước phù hợp.
Bộ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các công trình phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; hướng dẫn tổ chức vận hành hợp lý công trình thủy lợi để tranh thủ lấy nước khi độ mặn ở mức cho phép để tăng cường tích trữ nước vào nội đồng, hệ thống kênh, khẩn trương đóng cống ngăn mặn xâm nhập khi độ mặn lên cao.
Bộ sẽ rà soát diện tích vườn cây ăn trái và vườn giống cây ăn trái trong toàn vùng và tại 9 tỉnh có nguy cơ ảnh hưởng của hạn, mặn, chi tiết đến từng loại cây trồng và từng huyện; đồng thời hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái.
Với nuôi trồng thủy sản, người nuôi cần tăng cường quan trắc môi trường vùng nuôi để có các giải pháp ứng phó kịp thời; có kế hoạch thả giống phù hợp, không thả giống vào thời điểm khô hạn và xâm nhập mặn, tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước để hạn chế việc thay nước thường xuyên.
Về cấp nước sinh hoạt nông thôn, các địa phương khoan giếng bổ sung nguồn nước ngọt, kéo dài các đường ống từ các nhà máy nước tập trung ở vùng nước ngọt cấp cho các vùng dân cư bị ảnh hưởng, lắp thêm các vòi nước công cộng. Bộ cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp tư nhân hỗ trợ bồn nhựa trữ nước, thiết bị xử lý nước hộ gia đình cho người dân bị ảnh hưởng.
Địa phương chuẩn bị phương án huy động các xe bồn lưu động chở nước ngọt cho khoảng 40.000 hộ dân sống phân tán, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, hải đảo, 7 tập trung tại các tỉnh: Kiên Giang, Bến Tre, Long An, Cà Mau, Trà Vinh…
Về dài hạn, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát độ mặn tự động; ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn thiện khép kín các hệ thống thủy lợi đã có, xây dựng hạ tầng thủy sản; khuyến khích chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng; xây dựng các hồ trữ nước ngọt từ hệ thống sông, kênh cụt…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét đưa nội dung liên quan đến việc hỗ trợ kinh phí thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vào Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020 để bảo đảm đủ cơ sở pháp lý hỗ trợ từ nguồn ngân sách dự phòng cho các địa phương.
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ các địa phương tiếp tục tăng cường trong phòng, chống hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn, bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và không để người dân thiếu nước sinh hoạt.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 1, xâm nhập mặn đã tăng cao trong thời gian từ ngày 6-13/1 với ranh mặn 4g/lít ở vùng 2 sông Vàm Cỏ (Vàm cỏ Đông, Vàm cỏ Tây) từ 82-85 km; vùng ven Biển Tây lớn nhất 48km, sâu hơn năm 2016 là 6 km./.
- Từ khóa :
- đồng bằng sông cửu long
- đbscl
- hạn mặn
- hạn mặn mùa khô
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Người dân Bến Tre lo sợ tái diễn hạn mặn giống như năm 2016
08:29' - 06/02/2020
Hiện nay, nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng tại huyện Ba Tri (Bến Tre), độ mặn đạt xấp xỉ đạt gần mức năm hạn mặn lịch sử năm 2016.
-
Kinh tế & Xã hội
Phòng chống hạn mặn - Bài 2: Chủ động ứng phó
08:57' - 15/01/2020
Vĩh Long và Bến Tre đang triển khai các giải pháp đồng bộ để phòng chống hạn mặn dự kiến kéo dài trong 4 tháng tới đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Phòng chống hạn mặn - Bài 1: Hạn mặn đến sớm đe dọa sản xuất, đời sống
08:35' - 15/01/2020
Hạn mặn đến sớm đang đe doạ sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân tại Bến Tre và Vĩnh Long.
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre đang áp dụng nhiều biện pháp ứng phó hạn mặn gay gắt
06:32' - 11/01/2020
Trước diễn biến hạn mặn đang diễn ra gay gắt, tỉnh Bến Tre triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật giúp người dân ứng phó hạn mặn, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó hiệu quả lâu dài với hạn mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
12:52' - 03/01/2020
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, hạn mặn xảy ra rất nghiêm trọng ở ĐBSCL, cần phải có giải pháp ứng phó hiệu quả không chỉ với tình hình hiện nay mà còn về lâu dài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay: U23 Việt Nam vs Thái Lan, chung kết SEA Games 31
10:53'
VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay: U23 Việt Nam vs Thái Lan, chung kết SEA Games 31 (19h00, 22/5). Xem bóng đá trực tiếp U23 VN vs Thái. VTV6 trực tiếp bóng đá Seagame 31.
-
Kinh tế & Xã hội
Tai nạn máy bay ở Đông Nam nước Pháp làm 5 người thiệt mạng
08:30'
Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn thông tin từ truyền thông địa phương cho biết một vụ tai nạn máy bay du lịch đã xảy ra ở miền Đông Nam nước này khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.
-
Kinh tế & Xã hội
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam nhận mưa tiền thưởng
08:11'
Sau khi giành HCV, thầy trò Huấn luyện viên Mai Đức Chung nhận nhiều phần thưởng từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), tỉnh Quảng Ninh và các mạnh thường quân.
-
Kinh tế & Xã hội
Cảm xúc của HLV Mai Đức Chung sau khi các "cô gái vàng" bảo vệ thành công ngôi vô địch
07:59'
Huấn luyện viên Mai Đức Chung đã không giấu được niềm vui sướng khi chiếc Huy chương Vàng SEA Games thứ 3 liên tiếp đã thuộc về đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Chủ tịch nước biểu dương Đội tuyển bóng đá nữ
07:59'
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương và khen ngợi các "cô gái vàng Việt Nam".
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền thống
07:30'
Nhờ sự phát triển ổn định của các làng nghề, nhiều làng thuần nông nay đã có nghề tiểu thủ công nghiệp.
-
Kinh tế & Xã hội
Bóng đá nữ Việt Nam bảo vệ thành công ngôi "vương" ở Đông Nam Á
21:50' - 21/05/2022
Thắng tối thiểu với tỷ số 1 – 0, Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam đã giành Huy chương Vàng SEA Games 31, bảo vệ thành công ngôi “vương” của mình ở Đông Nam Á.
-
Kinh tế & Xã hội
Đánh bại Thái Lan 1 – 0, tuyển nữ Việt Nam bảo vệ thành công huy chương Vàng SEA Games
21:22' - 21/05/2022
Phút 59, tiền vệ đội trưởng Huỳnh Như ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu. Thắng 1 – 0, Đội tuyển nữ Việt Nam giành huy chương Vàng môn Bóng đá nữ tại SEA Games 31.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp lập kỷ lục về chế biến và công diễn các món ăn làm từ sen
20:30' - 21/05/2022
Có 200 món ăn chế biến từ sen được trưng bày tại Nhà Văn hóa Lao động, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.