Hàn Quốc công bố lộ trình chính sách thương mại mới
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, tại Hội nghị các Bộ trưởng lần thứ 44, do Thủ tướng Han Duck Soo chủ trì, Chính phủ Hàn Quốc đã đánh giá kết quả chính sách thương mại trong 2 năm qua và công bố lộ trình chính sách thương mại mới, với trọng tâm là mở rộng mạng lưới FTA, củng cố và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Các quan chức chính phủ nhận định dù đã đạt được thành quả trong xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài cao kỷ lục từ trước tới nay thông qua "ngoại giao bán hàng" cấp cao, nhưng Hàn Quốc vẫn cần thiết lập lộ trình mới để đối phó với tình hình bất ổn địa chính trị ngày càng tăng, các nước lớn đang nghiêng về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và tăng cường các biện pháp ưu tiên cho hàng hóa nội địa với lý do đảm bảo an ninh kinh tế.
Lộ trình mới của Hàn Quốc đề xuất 4 nhiệm vụ chính, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là mở rộng mạng lưới FTA của Hàn Quốc lên mức hàng đầu thế giới, với độ bao phủ lên đến 90% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Cụ thể, Seoul có kế hoạch ký kết Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với các nước lớn ở châu Á và châu Phi, nơi có tiềm năng tăng trưởng lớn và nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, sau đó mở rộng mạng lưới thương mại sang các quốc gia lân cận; tái khởi động các cuộc đàm phán FTA giữa 3 nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, vốn bị gián đoạn do quan hệ căng thẳng giữa các nước và đại dịch COVID-19.
Tiếp đó, để đối phó với rủi ro thương mại nhằm giảm các tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, Hàn Quốc sẽ tăng cường hợp tác chiến lược với các quốc gia chủ chốt như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Bên cạnh hợp tác đa phương như Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương (IPEF), Seoul sẽ ký kết các biên bản hợp tác chuỗi cung ứng song phương với các nước đối tác chính như Australia và Indonesia trước năm 2027.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đưa ra kế hoạch sửa đổi Luật phòng chống và bảo vệ kỹ thuật công nghiệp nhằm bảo vệ công nghệ cốt lõi của quốc gia và đưa các thương vụ mua bán và sáp nhập của các công ty sở hữu công nghệ chiến lược tiên tiến vào đối tượng thẩm định đầu tư nước ngoài để tăng cường an ninh kinh tế.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đồng thời tăng cường vai trò trung tâm trong các cuộc thảo luận cải cách trên trường quốc tế như khôi phục chức năng giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhằm góp phần khôi phục trật tự thương mại đa phương.
Để đạt được mục tiêu của chương trình, Chính phủ Hàn Quốc công bố các biện pháp quản lý hiệu quả tiến trình và tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cho công chức hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương làm việc ở cả trong và ngoài nước.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp Hàn Quốc gia tăng thị phần trên thế giới
09:40' - 22/08/2024
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đang cho thấy xu thế gia tăng chiếm lĩnh thị trường ở các khu vực trọng điểm và liên quan đến những công nghệ mới.
-
Đời sống
Hàn Quốc: Gần 3.000 bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nắng nóng
07:00' - 22/08/2024
Theo hãng tin Yonhap, giới chức Hàn Quốc cho biết gần 3.000 người đã mắc các bệnh liên quan đến nắng nóng trong mùa Hè này.
-
Doanh nghiệp
Cuộc "đối đầu" giữa các nhà sản xuất pin lớn Hàn Quốc, Trung Quốc
15:50' - 21/08/2024
“Đại gia” ngành sản xuất pin Hàn Quốc LG Chem gần đây đã có hành động pháp lý chống lại Ningbo Longbai, một công ty Trung Quốc chuyên về cathode (cực âm) của pin.
-
Công nghệ
Doanh nghiệp Hàn Quốc hợp tác tăng sức mạnh trên thị trường chip AI
10:31' - 21/08/2024
Các nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo của Hàn Quốc là Rebellions Inc và Sapeon Korea Inc đã ký kết một thỏa thuận sáp nhập chính thức, các công ty tư nhân này vừa cho biết.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.