Hàn Quốc đệ đơn kháng cáo phán quyết của WTO về mặt hàng hải sản của Nhật Bản
Ngày 9/4, Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết đã đệ đơn kháng cáo phán quyết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về những quy định của nước này hạn chế nhập khẩu thủy hải sản của Nhật Bản sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011.
Trước đó, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã ra phán quyết có lợi cho phía Nhật Bản trong vụ kiện của Tokyo chống các biện pháp của Hàn Quốc cấm nhập khẩu và yêu cầu kiểm tra bổ sung đối với mặt hàng hải sản của Nhật Bản có nguồn gốc từ 8 tỉnh gần Fukushima, được áp dụng từ sau năm 2013.
Nhật Bản đã chính thức khiếu kiện tại WTO năm 2015, và sau 2 năm xem xét, WTO kết luận rằng các biện pháp của Hàn Quốc áp dụng ngay sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân 2011 là hợp lý, song việc duy trì liên tục các biện pháp này là vi phạm thỏa thuận về vệ sinh và vệ sinh thực vật của WTO.
Kết luận này đã được đưa ra từ tháng 10/2017 và được thông báo tới tất cả các thành viên của WTO vào ngày 22/2 vừa qua.
Theo quy định của WTO, Hàn Quốc có một khoảng thời gian để kháng cáo lên cơ quan phúc thẩm của WTO. Việc nhập khẩu các mặt hàng thủy hải sản có liên quan đến sự cố Fukushima có thể sẽ bị trì hoãn trong thời gian tranh tụng.
Seoul trước đó cũng nêu rõ các biện pháp hạn chế nhập khẩu sẽ vẫn được duy trì cho đến khi vụ kiện kết thúc để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của người dân.
Thảm hỏa xảy ra vào tháng 3/2011 khi một trận động đất mạnh tác động vào miền Đông Bắc Nhật Bản kéo theo sóng thần khiến tổ hợp nhà máy điện hạt nhân Daiichi Fukushima nằm trên bờ biển duyên hải Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nặng nề, phần lớn hệ thống làm mát các lò phản ứng bị vô hiệu hóa.
Ba lò phản ứng bị nóng chảy, gây ra các vụ nổ hydro và rò rỉ vật liệu phóng xạ. Chính phủ Nhật Bản đã phát lệnh sơ tán đối với những cư dân trong khu vực nhiễm phóng xạ xung quanh nhà máy.
Sau thảm họa trên, có 46 quốc gia đã áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản, và cho đến nay 24 quốc gia vẫn duy trì các biện pháp này như Mỹ, Nga, Liban và Argentina.
Trong số đó, 9 nước đã quy định cấm nhập khẩu hải sản có nguồn gốc từ các tỉnh gần Fukushima, tuy nhiên Nhật Bản chỉ kiện Hàn Quốc tại WTO.
Từ tháng 3/2011, Nhật Bản đã xuất khẩu tổng cộng hơn 700.000 tấn hải sản sang Hàn Quốc, 0,03% trong số này đã bị Seoul trả lại do không đáp ứng các tiêu chuẩn về nồng độ phóng xạ./.
Xem thêm:
>>>Thêm một tòa án Nhật yêu cầu bồi thường cho nạn nhân thảm họa động đất-sóng thần năm 2011
>>>Hàn Quốc quyết tâm theo đuổi vụ kiện tại WTO về mặt hàng hải sản của Nhật Bản
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để xây dựng ngành thủy sản Việt Nam phát triển bền vững?
20:12' - 05/04/2018
Ngành thủy sản cần cơ cấu lại cho phù hợp; tổ chức các cấp hướng đến một nghề cá bền vững, trách nhiệm, khai thác có hiệu quả, hội nhập trước thách thức của thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngư dân được mùa khai thác thủy sản
11:42' - 03/04/2018
Thời tiết trên biển từ Bắc vào Nam thuận lợi bà con vươn khơi bám biển. Ngư dân vùng biển từ Bắc Trung bộ đến Nam bộ được mùa khai thác tôm biển, cá cơm, cá khoai, cá chuồn, cá thu...
-
Hàng hoá
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I/2018 đạt 8,7 tỷ USD
16:55' - 27/03/2018
Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 3/2018 ước đạt 3,1 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt 8,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2017.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam quyết tâm phát triển thủy sản bền vững
10:06' - 23/03/2018
Phóng viên TTXVN tại Brussels đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường về quyết tâm của Việt Nam để EU bãi bỏ thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
"Thẻ vàng" đối với thủy sản xuất khẩu: EU muốn Việt Nam biến cam kết thành hành động
07:55' - 22/03/2018
Ủy ban châu Âu sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình cải cách với mục tiêu ngăn chặn tình trạng đánh bắt IUU.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại sau đợt bán tháo
16:58'
Trong phiên 26/11 tại châu Á, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 15 xu Mỹ, hay 0,21%, lên 73,16 USD/thùng, trong khi giá ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 15 xu Mỹ, hay 0,22%, lên 69,09 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gỗ hứa hẹn vượt mục tiêu
16:07'
Kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt hơn 14,6 tỷ USD, dần tiến gần mục tiêu được điều chỉnh từ hồi giữa năm 2024 là 15,2 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Hàn Quốc chưa "mặn mà" với dầu thô Mỹ
11:21'
Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tập hợp đội ngũ năng lượng của mình với mục tiêu mở rộng sản xuất dầu khí trong nhiệm kỳ thứ hai, các đồng minh có thể sẽ phải chịu áp lực nhập khẩu dầu của Mỹ.
-
Hàng hoá
Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao
08:12'
Việc ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
07:54'
Ngày 25/11, Israel cho biết sắp đạt được một lệnh ngừng bắn với lực lượng Hezbollah nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03' - 25/11/2024
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33' - 25/11/2024
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.