Hàn Quốc lập quỹ khẩn cấp quy mô hơn 30 tỷ USD ứng phó với COVID-19
Ngày 22/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chủ trì cuộc họp kinh tế khẩn cấp với nội các, trong đó nhấn mạnh sự cấp thiết tạo nhiều việc làm mới nhằm đưa "xứ sở kim chi" vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời công bố đối sách khẩn cấp về tuyển dụng.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, cuộc họp đã thông qua phương án thành lập quỹ khẩn cấp, quy mô hơn 40.000 tỷ won (32,33 tỷ USD), để hỗ trợ 7 ngành công nghiệp nền tảng gặp khó khăn trong huy động vốn như hàng không, lọc dầu, xe hơi, đóng tàu và chế tạo máy móc.
Số tiền này sẽ được huy động thông qua phát hành trái phiếu đảm bảo của chính phủ. Ngoài ra, còn có thể kêu gọi từ các quỹ tư nhân hoặc các tổ chức hoạt động đặc thù.
Để được nhận hỗ trợ, các doanh nghiệp phải đảm bảo duy trì số lao động tuyển dụng trong một thời gian nhất định, giới hạn mức thưởng cho nhân viên và cổ tức cho các cổ đông, đồng thời nghiêm cấm các giao dịch cổ phiếu quỹ.
Khoảng 15-20% số tiền hỗ trợ là dành cho chứng quyền có bảo đảm và cổ phiếu ưu đãi, trường hợp phát sinh lợi nhuận sẽ chia về các chủ thể đầu tư.
Tại cuộc họp, các quan chức Hàn Quốc cũng cho rằng cần bảo vệ các ngành nền tảng có ảnh hưởng lớn đến kinh tế và tuyển dụng, mới có thể đảm bảo được việc làm cho lao động.
Trước khi quỹ hỗ trợ được thành lập, số tiền hỗ trợ khẩn cấp ban đầu cho các ngành công nghiệp nền tảng sẽ được huy động từ Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu (KEB) với thời hạn 5 năm.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đã kêu gọi quốc hội hợp tác để tiến hành sửa đổi Luật Ngân hàng phát triển, tạo căn cứ cho việc thành lập quỹ.
Trong các lần họp trước, Chính phủ Hàn Quốc đã thống nhất quy mô hỗ trợ tài chính tín dụng cho các tiểu thương và doanh nghiệp là 100.000 tỷ won (80,8 tỷ USD), nhưng đến nay đã tăng lên thành 135.000 tỷ won (109,1 tỷ USD).
Quy mô tăng thêm gồm 10.000 tỷ won (8,08 tỷ USD) hỗ trợ vốn cho các tiểu thương, 5.000 tỷ won (4,04 tỷ USD) phát hành trái phiếu bảo đảm P-CBO để hỗ trợ doanh nghiệp, 20.000 tỷ won (16,16 tỷ USD) còn lại để mua trái phiếu doanh nghiệp của các đơn vị có xếp hạng tín dụng thấp, qua đó hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc cũng dự kiến sẽ tạo mới 500.000 việc làm thông qua xúc tiến các dự án quy mô lớn cấp quốc gia.
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Moon Jae-in nhấn mạnh tốc độ là yếu tố quan trọng nhất, qua đó yêu cầu nhanh chóng soạn thảo phương án bổ sung ngân sách lần 3 và kêu gọi quốc hội hợp tác sớm thông qua.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Bộ trưởng Kế hoạch và tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki sẽ thay mặt tổng thống chủ trì các cuộc họp kinh tế bất thường.
Ủy ban Đối sách kinh tế khẩn cấp cấp trung ương cũng được thành lập với sự tham gia của bộ trưởng các ngành liên quan, cố vấn kinh tế và việc làm phủ tổng thống để tìm kiếm các biện pháp kinh tế cấp thiết. Ủy ban này sẽ tổ chức họp vào thứ năm hằng tuần, trường hợp cần thiết sẽ do chính Tổng thống Moon Jae-in chủ trì.
Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 mới duy trì trên dưới 10 ca mỗi ngày, các cơ sở hoạt động ngoài trời tại Hàn Quốc - vốn đang đóng cửa để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh, bắt đầu được mở cửa trở lại từ ngày 22/4.
Theo đó, 43 cơ sở do nhà nước quản lý như các khu rừng tự nhiên, vườn thảo mộc... đã được mở cửa trở lại. Tuy nhiên, các nhà nghỉ trong những khu này vẫn chưa được phép nối lại hoạt động. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở khác như vườn bách thú, khu sinh thái quốc gia cũng đang rục rịch chuẩn bị đón khách tham quan trở lại.
Trong trường hợp tình hình dịch COVID-19 trong nước ổn định dần, Hàn Quốc sẽ chuyển phương thức phòng dịch sang giãn cách xã hội song song với duy trì nhịp sống bình thường từ ngày 6/5 tới.
Cũng trong ngày 22/4, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố 5 nguyên tắc phòng dịch và các quy tắc tự bảo vệ bản thân trước dịch bệnh gồm: cộng đồng cùng chung tay nỗ lực, chỉ định cán bộ quản lý phòng dịch, xây dựng và tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch cộng đồng, thực hiện bảo vệ cộng đồng (phát hiện và quản lý các trường hợp có thân nhiệt cao), và tích cực hợp tác với cán bộ quản lý phòng dịch.
Ủy ban Quản lý an toàn trung ương Hàn Quốc cho biết sẽ bổ sung và công bố các nguyên tắc phòng dịch đối với từng trường hợp cụ thể như ở văn phòng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại quán ăn, tại các khu mua sắm, tại các hoạt động tập trung đông người như hiếu, hỉ...
Ngoài ra, chính phủ cũng cho biết đã sẵn sàng cho cuộc chiến lâu dài với dịch COVID-19, bởi trước đó giới chuyên gia đã dự đoán dịch bệnh có thể còn kéo dài.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều nước đề nghị Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ đối phó dịch COVID-19, tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 22/4, Ủy ban Quản lý an toàn trung ương Hàn Quốc cho biết sẽ thành lập nhóm chuyên trách cấp trung ương về hợp tác phòng dịch quốc tế.Theo đó, một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ chỉ đạo nhóm chuyên trách, với sự tham gia của quan chức các Bộ Y tế và phúc lợi, Cơ quan Quản lý dịch bệnh, Bộ Hành chính và an toàn. Nhóm này sẽ tiến hành họp 2 tuần/lần và thực hiện nhiệm vụ là hợp nhất các kênh hợp tác quốc tế về phòng dịch, cân đối các yêu cầu hỗ trợ của quốc tế với kinh nghiệm của Hàn Quốc, đồng thời tìm kiếm thêm phương án hợp tác./.
>> Hàn Quốc truy tố 10 người vi phạm quy định tự cách lyTin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản: 34 thủy thủ trên du thuyền và 8 trẻ em ở bệnh viện mắc COVID-19
16:07' - 22/04/2020
Ngày 22/4, chính quyền thành phố Nagasaki, Nhật Bản thông báo có ít nhất 34 thủy thủ trên du thuyền Costa Atlantica của Italy neo đậu ở cảng Nagasaki, có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Giới chức y tế Mỹ cảnh báo đợt dịch COVID-19 thứ hai có thể nghiêm trọng hơn
14:35' - 22/04/2020
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh của Mỹ, nước này có thể đối mặt với đợt dịch bệnh COVID-19 thứ hai vào mùa Đông tới và còn tệ hại hơn nhiều so với đợt bùng phát dịch hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.