Hàn Quốc tiếp tục đàm phán vòng 6 với Mỹ về chia sẻ chi phí quân sự
Vòng đàm phán được tiến hành trong bối cảnh hai bên vẫn bất đồng về khoản kinh phí mà Seoul cần đóng góp.
Các quan chức cấp cao của Mỹ và Hàn Quốc đã bắt đầu cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày tại Viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc ở thủ đô Seoul từ khoảng 10h (giờ địa phương, tức 8h theo giờ Việt Nam).
Trưởng đoàn đàm phán bên phía Hàn Quốc là ông Chang Won-sam, Đại sứ Hàn Quốc tại Sri Lanka, trong khi dẫn đầu phái đoàn Mỹ là ông Timothy Betts, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ.
Đây là vòng đàm phán thứ 6 trong năm nay nhằm quyết định các điều khoản mới liên quan gánh nặng tài chính của Hàn Quốc đối với Các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) gồm 28.500 quân nhân.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Washington muốn Seoul phải trả thêm cho USFK và công tác “hỗ trợ tác chiến” từ các lực lượng Mỹ bên ngoài Hàn Quốc.
Công tác hỗ trợ tác chiến bao gồm việc triển khai các khí tài chiến lược trong đó có tàu sân bay, máy bay ném bom tầm xa và tàu ngầm hạt nhân để đối phó với các mối đe dọa quân sự của Triều Tiên.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội ngày 21/8, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha khẳng định vẫn còn bất đồng lớn giữa hai nước trong vấn đề chia sẻ chi phí quân sự. Theo bà, chính phủ cần nỗ lực đạt được một thỏa thuận "hợp lý" theo cách "minh bạch".
Việc chia sẻ chi phí quốc phòng gần đây trở thành chủ đề quan tâm, nhất là kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố muốn Hàn Quốc chi trả cho việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trị giá 1 tỷ USD và đã thông báo với chính quyền Seoul về việc này.
Ông Trump cho rằng việc Hàn Quốc chịu phí tổn cho hệ thống phòng thủ trước mối đe dọa tấn công từ Triều Tiên là "thích hợp". Một số nhà phân tích cho rằng Mỹ có thể sẽ yêu cầu Hàn Quốc tăng gấp đôi chi phí đóng góp này.
Từ những năm 1990, Hàn Quốc bắt đầu chia sẻ chi phí với quân đội Mỹ theo Thỏa thuận Các biện pháp đặc biệt (SMA). Vòng đàm phán SMA đầu tiên thảo luận việc chia sẻ chi phí quốc phòng được tiến hành vào năm 1991 và sau đó diễn ra 5 năm một lần.
Thỏa thuận SMA hiện hành, ký năm 2014, sẽ hết hiệu lực vào tháng 12 tới. Theo các quan chức Hàn Quốc, đóng góp tài chính của Seoul cho sự hiện diện của USFK đã tăng từ 150 tỷ won năm 1991 lên mức 960 tỷ won (tương đương 866 triệu USD) trong năm 2018, theo hiệp ước mới đây nhất kéo dài 5 năm./.
- Từ khóa :
- hàn quốc
- mỹ
- chi phí quân sự
- triều tiên
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ô tô của Hàn Quốc không bị Mỹ áp thuế nhập khẩu
18:24' - 21/08/2018
Hàn Quốc không phải là mục tiêu chính của Mỹ trong kế hoạch áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, bởi Seoul đã đưa ra các nhượng bộ với Washington trong Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mới sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc- Mỹ sắp nhóm họp về hợp tác năng lượng nguyên tử
15:40' - 14/08/2018
Ngày 14/8, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo nước này và Mỹ sẽ tổ chức phiên họp ủy ban cấp cao về hợp tác năng lượng nguyên tử song phương trong tuần này tại Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ lên tiếng "bênh vực" Hàn Quốc trong vụ nhập khẩu bất hợp pháp than đá Triều Tiên
10:53' - 11/08/2018
Ngày 10/8, Chính phủ Mỹ khẳng định Hàn Quốc là một đối tác trung thành và đáng tin cậy trong việc thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) trên biển.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể sẽ không áp thuế nhập khẩu với ô tô Hàn Quốc
20:16' - 10/08/2018
Thomas Byrne, Chủ tịch Viện nghiên cứu xã hội Triều Tiên, có trụ sở ở New York (Mỹ) mới đây đã đưa ra nhận định, Mỹ có thể sẽ không áp thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô của Hàn Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
27 thành phố ở Trung Quốc có GDP đạt nghìn tỷ Nhân dân tệ
15:02' - 17/02/2025
Nhiều địa phương của Trung Quốc đã công bố “báo cáo kinh tế” năm 2024, trong đó có 27 thành phố có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đảo ngược quyết định sa thải nhân viên phụ trách vũ khí hạt nhân
13:24' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận chưa đến 50 nhân viên của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) bị sa thải theo chính sách cắt giảm nhân lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump.