Hàn Quốc ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm ổn định vật giá
Bộ trưởng Kế hoạch - Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho ngày 15/5 cho biết chính phủ nước này sẽ ưu tiên các biện pháp nhằm nhanh chóng ổn định giá sản phẩm đang tăng cao do cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài cũng như những bất ổn địa chính trị khác.
Chủ trì cuộc họp tổ chức tại thủ đô Seoul, tân Bộ trưởng Choo cho biết “Hàn Quốc đang ở giai đoạn nghiêm trọng và cấp bách khi cuộc chiến Nga-Ukraine kéo dài, chính sách thắt chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn và áp lực lạm phát cao hơn đang ảnh hưởng đến nền kinh tế”.
Chính phủ Hàn Quốc sẽ nhanh chóng thiết lập các biện pháp bình ổn giá thông qua tham vấn với các bộ liên quan.
Trước mắt, Chính phủ sẽ tập trung vào việc ổn định giá bột mì và dầu diesel để giúp giảm giá tiêu dùng, vốn đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 13 năm trong tháng 4/2022. Giá tiêu dùng ở Hàn Quốc trong tháng 4/2022 đã tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước và vào ngày 11/5, giá dầu diesel lần đầu tiên vượt giá xăng trong 14 năm do nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2008, giá dầu diesel tăng cao hơn giá xăng. Theo báo cáo xu hướng giá tiêu dùng tháng Tư do Cục Thống kê quốc gia Hàn Quốc công bố, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng trước đạt 106,85 điểm (mức tiêu chuẩn 100 điểm năm 2020), tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2008 (4,8%).Tỷ lệ tăng giá tiêu dùng tăng ở ngưỡng 3% trong 5 tháng liên tiếp kể từ tháng 10/2021 (3,2%), sau đó tăng lên 4,1% từ tháng 3/2022 và tiếp tục tăng thêm 0,7% trong tháng 4/2022.
Theo mặt hàng, giá mặt hàng công nghiệp tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt giá dầu mỏ tăng 34,4%, mức cao nhất. Cụ thể, giá xăng tăng 28,5%, giá dầu diesel tăng 42,4%, dầu hỏa tăng 55,4%, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tăng 29,3%. Giá thực phẩm chế biến tăng 7,2%, đặc biệt giá bánh mỳ tăng 9,1%. Tỷ lệ tăng giá mặt hàng nông sản, chăn nuôi và thủy sản là 1,9% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 0,5% so với một tháng trước. Giá thịt bò nhập khẩu tăng 28,8%, thịt lợn tăng 5,5%, nho tăng 23%. Giá điện, gas đô thị, nước sinh hoạt tăng 6,8%, do giá điện tăng 11%. Giá dịch vụ tăng 3,2%, gồm dịch vụ công tăng nhẹ 0,7%, dịch vụ cá nhân tăng 4,5%. Đặc biệt, giá dịch vụ ăn uống bên ngoài tăng 6,6%. Chỉ số giá sinh hoạt, thể hiện cảm nhận thực tế về vật giá, tăng 5,7% so với một năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2008. Cục Thống kê quốc gia nhận định tỷ lệ tăng giá tiêu dùng tháng 4/2022 tăng 0,7% so với một tháng trước là do mức tăng giá dầu mỏ, điện và khí đốt mở rộng. Xu hướng tăng giá sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do chưa thấy yếu tố bền vững để kiềm chế xu hướng tăng giá tiêu dùng./.>>>Hàn Quốc: Thu nhập của các công ty niêm yết phi tài chính sẽ tăng gần 10%
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Công ty Điện lực Hàn Quốc lỗ kỷ lục trong quý I/2022
08:42' - 14/05/2022
Công ty điện lực nhà nước Hàn Quốc Korea Electric Power Corp. (KEPCO) ngày 13/5 thông báo lỗ hoạt động cao kỷ lục trong quý I/2022 do chi phí năng lượng toàn cầu cao và giá điện "đóng băng".
-
Chuyển động DN
Các hãng hàng không Hàn Quốc tăng chuyến bay quốc tế, có bay thẳng đến Việt Nam
08:36' - 11/05/2022
Tỉnh Chungbuk (cách thủ đô Seoul khoảng 105 km về phía Nam) cho biết sẽ chính thức nối lại các chuyến bay quốc tế tại sân bay quốc tế Cheongju, trong đó có các chuyến bay thẳng đến Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh viêm gan lạ
17:01' - 10/05/2022
Ngày 10/5, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) thông báo phát hiện ca mắc bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân đầu tiên ở trẻ.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Giới chuyên gia: Thu từ thuế quan của Mỹ có thể thấp hơn nhiều dự báo
13:17'
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định thuế quan sẽ giúp nền kinh tế nước này “giàu có”, song các chuyên gia kinh tế cho rằng số tiền thu về có thể thấp hơn nhiều so với dự báo của Nhà Trắng.
-
Tài chính
IMF lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận tín dụng với Argentina
07:00'
Chính phủ Argentina khẳng định khoản vay IMF sắp tới sẽ không được sử dụng cho mục đích chi tiêu mà nhằm tái cấp vốn cho BCRA. Hiện tại, Argentina đang là "con nợ" lớn nhất của IMF.
-
Tài chính
Hỗ trợ quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2024 từ ứng dụng eTax Mobile
17:06' - 01/04/2025
Năm nay, cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thời hạn chậm nhất là ngày 5/5/2025.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thị trường đồ cũ trị giá 43.000 tỷ won và thách thức từ chính sách thuế
07:30' - 01/04/2025
Delivered Korea – công ty hỗ trợ khách hàng nước ngoài mua hàng từ các nhà bán lẻ Hàn Quốc, bao gồm cả hàng cũ – đạt giá trị giao dịch 48 tỷ won vào năm ngoái, tăng hơn 200% so với năm trước.
-
Tài chính
Cảnh báo giả mạo trang facebook của Bộ Tài chính
17:36' - 31/03/2025
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
-
Tài chính
Nhiều bộ ngành, địa phương có nguy cơ không hoàn thành gửi báo cáo kiểm kê tài sản công
10:30' - 30/03/2025
Bộ Tài chính cho biết vẫn còn các bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành việc đăng ký đối tượng kiểm kê, chậm so với thời hạn yêu cầu.
-
Tài chính
Hải Dương nâng cao chất lượng đầu tư, thu hút mạnh dòng vốn ngoại
10:22' - 30/03/2025
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 18 dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp; trong đó có 2 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 74 triệu USD và 16 dự án DDI với tổng vốn đầu tư khoảng 23.614 tỷ đồng.
-
Tài chính
Thị trường tiền tệ toàn cầu khép lại một tuần đầy biến động
14:09' - 29/03/2025
Thị trường tiền tệ toàn cầu vừa khép lại một tuần đầy biến động, khi các đồng tiền chủ chốt phản ứng mạnh trước loạt tín hiệu kinh tế quan trọng.
-
Tài chính
Mỹ tạm ngừng đóng góp tài chính cho WTO
15:16' - 28/03/2025
Theo các nguồn tin thương mại giấu tên ngày 27/3, Mỹ đã tạm ngừng đóng góp tài chính cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).