Hàn Quốc xem xét căn cứ pháp lý để khiếu nại Nhật Bản lên WTO
Một quan chức chính phủ ngày 3/7 cho biết Bộ Thương mại Hàn Quốc đã bắt đầu xem xét các căn cứ pháp lý để nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về quyết định thắt chặt kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn và vật liệu sản xuất màn hình của Nhật Bản sang nước này.
Quan chức giấu tên này tiết lộ với báo giới rằng Seoul nhận định các biện pháp của Tokyo có thể bị coi là hành động kiểm soát xuất khẩu, vốn bị cấm hoàn toàn bởi WTO. Các cơ quan hữu quan của Hàn Quốc đã bắt đầu công việc xung quanh vấn đề này. Một quan chức khác cho hay Nhật Bản đang vi phạm điều 11 của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại của WTO, trong đó cấm các nước đặt ra quy định về khối lượng xuất khẩu trừ khi các sản phẩm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Căng thẳng thương mại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đang ngày càng nóng lên. Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee thậm chí đã hủy chuyến công tác tới Mỹ Latinh dự kiến trong tuần này - một động thái được cho là nhằm đối phó với tranh chấp thương mại với Nhật Bản.Trong khi đó, có những thông tin bên phía Nhật Bản rằng Tokyo có thể thắt chặt kiểm soát hơn nữa đối với một số mặt hàng xuất sang Hàn Quốc, bao gồm linh kiện điện tử và vật liệu có thể được sử dụng trong các sản phẩm quốc phòng.
Các chuyên gia cho biết một khi khiếu nại được đệ trình tại WTO, tranh chấp này dự kiến sẽ tốn khá nhiều thời gian để giải quyết, nhất là khi Hàn Quốc và Nhật Bản có mối liên hệ chặt chẽ trong ngành công nghiệp bán dẫn và công nghệ thông tin.Theo quy trình, sau khi đơn khiếu nại được đệ trình, Hàn Quốc và Nhật Bản trước tiên sẽ được yêu cầu tự hòa giải. Nếu hai bên không tìm được tiếng nói chung, WTO sẽ mở một hội đồng để xem xét vụ tranh chấp này.
Tranh cãi giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã dấy lên hồi tháng 10/2018 khi Tòa án Tối cao Hàn Quốc phán quyết rằng Tập đoàn Nippon Steel của Nhật Bản phải bồi thường cho những lao động bắt buộc của Hàn Quốc trong Chiến tranh Thế giới Thứ II.Tuy nhiên, phía Nhật Bản nói rằng vấn đề lao động bắt buộc đã được giải quyết triệt để vào năm 1965 khi hai nước khôi phục quan hệ ngoại giao, đồng thời lên án phán quyết trên là “không thể tưởng tượng được”.
Các nguyên liệu bị Nhật Bản hạn chế xuất sang Hàn Quốc là nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide) được sử dụng trong sản xuất tấm màn hình điện thoại thông minh, và chất cản màu (resist) và hyđro clorua có độ tinh khiết cao (high-purity hydrogen fluoride (HF)) được sử dụng làm khí ăn mòn (etching gas) trong sản xuất chất bán dẫn.Chất cản màu là một lớp mỏng được sử dụng để chuyển một mô hình mạch sang chất nền bán dẫn. HF có độ tinh khiết cao được sử dụng trong khắc vật liệu silicon.
Khi quyết định trên được chính thức áp dụng, các nhà xuất khẩu Nhật Bản sẽ cần phải xin giấy phép mỗi khi họ muốn xuất khẩu sang Hàn Quốc. Thời gian cấp giấy phép mất khoảng 90 ngày.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 456% lên thép từ Việt Nam có xuất xứ Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)
10:24' - 03/07/2019
Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế tới 456% đối với một số mặt hàng thép được sản xuất tại Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), sau đó vận chuyển tới Việt Nam để gia công, xuất khẩu tới Mỹ.
-
Hàng hoá
Hàn Quốc nhập từ Nhật Bản đến 94% ba mặt hàng vật liệu công nghệ cao
10:01' - 03/07/2019
Hàn Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản đến 94% ba mặt hàng vật liệu công nghệ cao mà Tokyo vừa quyết định siết chặt quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thế "lưỡng nan” của Hàn Quốc trong các kịch bản căng thẳng địa chính trị
06:41' - 23/06/2019
Theo tờ Thời báo Hàn Quốc, bán đảo Triều Tiên vẫn chưa thoát khỏi cuộc Chiến tranh Lạnh và hai miền Triều Tiên lại có nguy cơ rơi vào một cuộc chiến mới - giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản sẽ không hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc
10:09' - 19/06/2019
Nhật báo Sankei (Nhật Bản) ngày 19/6 đưa tin Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định không hội đàm song phương với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.