Hàng dệt may vào thị trường EU: Loay hoay câu chuyện xuất xứ
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020 vừa qua. Đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam tăng thị phần trong “miếng bánh” hàng dệt may 250 tỷ USD/năm này. Tuy nhiên, việc thiếu hụt về nguồn cung nguyên liệu vẫn đang là trở ngại cần giải quyết nếu muốn nắm bắt cơ hội từ thị trường này mang lại.
*Loay hoay chuyện xuất xứ
Theo Bộ Công Thương, EU là thị trường có quy mô lớn nhất về nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may với kim ngạch nhập khẩu trị giá hơn 250 tỷ USD/năm. Năm 2019, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đạt 4,3 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm trước; nhưng thị phần mới chỉ chiếm khoảng 2%. Con số này cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU vẫn còn rất nhỏ so với những tiềm năng mà thị trường này đem lại. Dự báo của Bộ Công Thương cho hay, khi có EVFTA, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có hiệp định. Dù vậy, theo cam kết tại EVFTA, bên cạnh việc đáp ứng tiêu chí khắt khe về chất lượng, để hưởng lợi ích về thuế suất, các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ rất chặt chẽ. Cụ thể, quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi”, tức là vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam hoặc các nước thành viên EU. Nhiều ý kiến cho rằng, đây vẫn là điểm yếu của ngành dệt may trong nước do phần lớn nguyên phụ liệu đang nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên của EVFTA và cũng không phải là quốc gia đã ký kết thương mại tự do (FTA) với EU. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay mới đây là EVFTA quy định rất khắt khe về nguyên liệu và quy trình sản xuất. Nguyên tắc để hàng dệt may Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA yêu cầu vải phải được dệt tại Việt Nam, hoặc EU và cắt may tại Việt Nam. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp dệt may vẫn chưa rõ ràng được vấn đề về vùng nguyên liệu. Theo bà Bùi Kim Thùy, nguyên thành viên đoàn đàm phán các FTA của Việt Nam, đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN tại Việt Nam, đáp ứng quy tắc xuất xứ là yêu cầu bắt buộc để hàng hóa hưởng thuế quan ưu đãi. Để đáp ứng được vấn đề này, ngành dệt may trước mắt có thể sử dụng vải nhập khẩu từ các quốc gia đã có FTA với EU như Hàn Quốc để cắt may tại Việt Nam. Bởi theo quy định của EVFTA, EU cũng cho phép Việt Nam sử dụng vải nhập khẩu từ Hàn Quốc để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang EU và vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi của EVFTA. “Song tỷ lệ nhập khẩu vải từ Hàn Quốc hiện chưa cao do khó khăn về địa lý cũng như giá cả... Vì vậy, về lâu dài, Việt Nam cần một chiến lược tổng thể để nắm bắt cơ hội từ thị trường EU”, bà Bùi Kim Thùy cho hay. *Sản xuất khép kínĐể tìm kiếm cơ hội vào EU, nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng, đầu tư từ nhà xưởng, máy móc công nghệ đến việc đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhà nhập khẩu.
Theo ông Trần Như Tùng, thành viên HĐQT Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM), với những gì mà EVFTA mang lại, công ty đặt mục tiêu xuất khẩu vào EU tăng từ 30-50% vài năm tới. Công ty đã xây dựng một nhà máy nhuộm vải, mỗi năm có thể cung ứng số lượng vải đủ cho nhu cầu sản xuất của công ty và lâu dài hơn, dự kiến sẽ xúc tiến mở thêm một nhà máy nữa tại khu vực miền Tây để có thể tự chủ nguyên liệu trong sản xuất. Chủ tịch HĐQT Công ty Việt Thắng Jean, ông Phạm Văn Việt, cho biết, ngay từ khi EVFTA được ký kết, Việt Thắng Jean đã ký kết thu mua nguyên phụ liệu từ các đối tác tại Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ dài hạn thay thế nguyên liệu từ Trung Quốc nhằm đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ theo cam kết của EVFTA. Theo các chuyên gia, để giải bài toán xuất xứ cho ngành dệt may trong thời gian tới, bên cạnh sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp, Chính phủ cần sớm ban hành Quy hoạch phát triển ngành tới năm 2040 gồm cả dệt may và da giày. Ông Vũ Đức Giang cho hay, quy hoạch phải đặt trọng tâm vào việc xây dựng các khu công nghiệp dệt may có xử lý nước thải hiện đại, để chu trình dệt - nhuộm - may - hoàn tất được đầu tư phát triển, đóng góp vào nguồn cung toàn cầu và giảm bớt phụ thuộc nhập khẩu, tận dụng tối đa ưu đãi từ EVFTA hay những hiệp định thương mại khác. Ngoài ra, những vấn đề về chính sách thuế với hàng hóa nhập khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và xuất khẩu còn nhiều bất cập cũng cần sự điều chỉnh của nhà nước để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Cùng quan điểm trên, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, để khai thác tối đa những ưu đãi mà EVFTA mang lại, cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải cùng vào cuộc. Theo đó, Chính phủ cần phát triển công nghiệp phụ trợ đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu về nguyên phụ liệu để gia tăng hàm lượng nội địa cho hàng hóa xuất khẩu, bảo đảm đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan. Trước mắt, có thể thu hút và cấp phép cho các dự án dệt nhuộm, nhất là các dự án có trình độ thiết bị công nghệ tiên tiến và quy trình xử lý nước thải bảo đảm thân thiện môi trường. Việc này cần sự phối hợp từ các bộ, ngành và địa phương. Với các doanh nghiệp, ông Hải cho hay, cần chủ động tìm hiểu các nội dung về thuế quan và quy tắc xuất xứ của EVFTA để chủ động điều chỉnh quy trình sản xuất, nguồn nguyên liệu; chuyển hướng nguồn nguyên liệu nhập khẩu sang trong nước hoặc từ các nước thành viên EU, các quốc gia đã có FTA với EU. Thời gian qua, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng và triển khai các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp nói chung và dệt may nói riêng. Mới đây, Bộ đã khai trương cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ; trong đó, ngành công nghiệp dệt may có 1.400 doanh nghiệp được đưa vào hệ thống. Bộ cũng đang tích cực hoàn thiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2040, sớm trình Chính phủ để làm cơ sở xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm có quy mô lớn, có hệ thống xử lý nước thải đủ tiêu chuẩn để thu hút nhà đầu tư.../.>>>Hiệp định EVFTA: Mở "nút thắt" cho xuất khẩu dệt may, da giày
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Fitch Solutions: Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực dệt may
17:01' - 17/07/2020
Theo báo cáo của Fitch Solutions mới đây, Việt Nam, Campuchia và Myanmar nằm trong số những quốc gia châu Á sẽ có nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng cao trong lĩnh vực phát triển sản xuất hàng may mặc.
-
DN cần biết
Làm gì để tăng liên kết chuỗi trong ngành dệt may?
18:20' - 25/06/2020
Ngày 25/6, tại Nam Định, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổ chức buổi hội thảo "Thúc đẩy liên kết chuỗi trong ngành dệt may”.
-
Doanh nghiệp
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu dệt may thấp hơn năm 2019 khoảng 20%
17:13' - 24/06/2020
Dịch COVID -19 khiến hoạt động sản xuất, thương mại toàn cầu bị đình trệ, gián đoạn, thậm chí phá vỡ cả chuỗi cung ứng của nhiều ngành hàng; trong đó có dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA: Mở "nút thắt" cho xuất khẩu dệt may, da giày
07:50' - 09/06/2020
EVFTA có ý nghĩa quan trọng trong việc mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu cho doanh nghiệp xuất khẩu như: dệt may, da giày, nhất là trong bối cảnh kinh tế chịu tác động không nhỏ do dịch bệnh COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng ứng phó với chính sách thuế mới của Hoa Kỳ
16:16'
TP. Hồ Chí Minh với vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước và cửa ngõ xuất khẩu hàng hóa vùng kinh tế phía Nam sẽ chịu tác động trực tiếp từ chính sách áp thuế đối ứng của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng ước giải ngân 8.302 tỷ đồng trong quý I
15:59'
Hết tháng 3/2025, con số ước giải ngân đạt khoảng 8.302 tỷ đồng, tương đương 9,98% tổng kế hoạch năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ngãi đứng thứ 4 Bắc Trung Bộ về tăng trưởng kinh tế
15:57'
Ngày 9/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 3 thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và quý II năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực hóa ước mơ kết nối đôi bờ sông Sài Gòn
15:56'
Đại lộ Đông Tây xuyên suốt chiều dài 22 km, với điểm nhấn hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, là một công trình “biểu tượng” không chỉ cho thành phố, mà là dự án ấn tượng cả nước 20 năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp tiếp tục mở rộng Đề án 1 triệu ha lúa
12:26'
Qua hơn một năm triển khai, Đề án 1 triệu ha lúa đã từng bước khẳng định tính đúng đắn, cần thiết và bước đầu mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân chậm, Bộ Xây dựng thúc tiến độ hàng loạt dự án
11:34'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký ban hành Công điện Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Tây Ban Nha thăm chính thức Việt Nam
11:32'
Sáng 9/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
11:15'
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trần Trí Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I GRDP Hà Nội tăng 7,35%, cao nhất trong 5 năm gần đây
10:17'
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hà Nội quý I/2025 ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm 2024, mức tăng cao trong 5 năm gần đây.