Hàng loạt sản phẩm laptop đồng loạt tăng giá
Theo lý giải của các chuyên gia kinh tế, việc thị trường máy tính xách tay (Latop) bất ngờ đồng loạt tăng giá, khan hàng là do nguồn cung linh kiện không đủ, chi phí đầu vào bị đội lên, khiến sản phẩm máy tính xuất xưởng vừa khan hiếm vừa buộc phải tăng giá. Bên cạnh việc thiếu linh kiện, các nhà máy sản xuất máy tính xách tay ở Trung Quốc đều đang quá tải, lượng sản phẩm sản xuất không đủ cung ứng cho các đơn đặt hàng.
Đồng quan điểm này, đại diện Hệ thống siêu thị điện máy Phong Vũ cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhu cầu sử dụng máy tính xách tay lại càng tăng cao khi người dân đều khuyến khích học tập và làm việc theo hình thức online. Đặc biệt, tình hình dịch bệnh ở các nước châu Âu, châu Mỹ vẫn còn rất phức tạp và căng thẳng nên các công ty sản xuất máy tính bên Trung Quốc tập trung vào thị trường đó. Qua khảo sát một số siêu thị điện máy trên địa bàn Hà Nội như HC, Pico, Medimart, Nguyễn Kim, Phong Vũ... cho thấy, không chỉ khan hiếm mà hầu hết các mẫu laptop đã bắt đầu tăng giá. Cụ thể, từ ngày 1/4, thương hiệu laptop Acer đã áp dụng bảng giá mới tăng từ 5 - 10% tùy từng sản phẩm. Theo đó, mẫu Acer Nitro 5 AN515-44-R9JM tăng từ 21 lên 22 triệu đồng, còn mẫu Nitro 5 AN515-55-5923 có giá 24 triệu đồng, tăng 2 triệu đồng so với trước. Một số mẫu cao cấp hơn như AN515-57-5831/755P/7161, có giá từ 33 - 46 triệu đồng cũng đã tăng thêm 1 triệu đồng/sản phẩm. Tương tự sản phẩm laptop nhãn hiệu HP, Dell cũng đã bắt đầu tăng giá từ 1 - 2 triệu đồng/sản phẩm. Anh Nguyễn Quang Phú, sinh viên năm cuối trường Đại học Xây dựng (Hà Nội) cho biết, "Do năm cuối rất cần máy tính xách tay để làm đồ án tốt nghiệp nên em có tìm mua máy tính xách tay nhưng giá hiện nay tăng hơn trước một vài triệu và cũng không có ngay hàng để mua. Do đó, em phải đặt trước mấy tuần. Đặc biệt là đối với những dòng máy tính xách tay cao cấp, card đồ họa lại càng ít hàng để lựa chọn". Còn theo anh Thái Lê Tú, Trưởng phòng truyền thông GearVN, ngoài việc máy tính xách tay tăng giá, nhiều linh kiện máy tính, đặc biệt là card đồ họa sử dụng "đào" tiền điện tử cũng đã tăng cả chục triệu đồng. Tại hệ thống của GearVN đã ghi nhận tình trạng thiếu hàng cục bộ của ngành hàng máy tính xách tay, bao gồm cả máy tính xách tay gaming lẫn văn phòng.Khan hàng nhất là phân khúc máy tính xách tay cao cấp từ 30 triệu đồng trở lên, lượng hàng về nhỏ giọt không đáp ứng được nhu cầu quá cao của thị trường.
Bên cạnh đó, "cơn sốt" đào tiền Bitcoin cũng góp phần dẫn đến tình trạng khan hiếm chip và card đồ họa diễn ra toàn cầu... "Dự kiến từ nay đến hết tháng 5/2021 lượng máy tính xách tay được nhập khẩu về Việt Nam không nhiều nên thời gian tới nhiều mẫu máy tính xách tay sẽ bị khan hàng. Theo dự báo sớm nhất phải đến quý IV năm nay nguồn hàng máy tính xách tay nhập khẩu cho thị trường Việt Nam mới có thể ổn định trở lại", đại diện siêu thị Phong Vũ thông tin. Nguồn cung thiếu hụt nên các siêu thị chuyên kinh doanh máy tính đều khuyến cáo người dùng nếu thực sự có nhu cầu nên mua sớm. Bởi nguồn cung đang không đủ cầu nên thời gian tới rất có thể giá bán máy tính xách tay trên thị trường sẽ tiếp tục tăng mạnh khi nguồn hàng trong kho ít dần đi./.Tin liên quan
-
Công nghệ
Ai Cập hợp tác với Samsung sản xuất máy tính bảng
08:14' - 06/03/2021
Ai Cập đã ký một thỏa thuận với hãng điện tử Samsung của Hàn Quốc để nội địa hóa việc sản xuất các thiết bị máy tính bảng, vốn cần thiết cho sự nghiệp giáo dục của quốc gia Bắc Phi này.
-
Công nghệ
Tòa án Mỹ yêu cầu nhà sản xuất chíp máy tính Intel bồi thường 2,2 tỷ USD
13:46' - 03/03/2021
Ngày 2/3, một tòa án liên bang tại Texas (Mỹ) đã ra phán quyết yêu cầu hãng sản xuất chip máy tính Intel bồi thường 2,2 tỷ USD cho công ty sở hữu trí tuệ VLSI Technology do vi phạm bằng sáng chế.
-
Thị trường
Samsung là nhà cung cấp máy tính bảng số 1 tại một số thị trường
14:11' - 16/02/2021
Samsung Electronics là nhà cung cấp máy tính bảng số 1 tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) trong quý IV/2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 làm gia tăng xu hướng làm việc, học tập tại nhà.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục đà giảm do OPEC+ sắp tăng mạnh sản lượng
15:41'
Giá dầu tại thị trường châu Á sụt giảm trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 7/7, sau khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, bất ngờ thông báo sẽ nâng sản lượng
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm sâu sau khi OPEC+ tăng sản lượng vượt kỳ vọng
10:13'
Giá dầu đã giảm hơn 1% trong phiên giao dịch sáng 7/7 sau khi OPEC+ quyết định tăng sản lượng trong tháng 8/2025 nhiều hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung.
-
Hàng hoá
Sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2025
09:29'
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức kỷ lục 2,925 tỷ tấn trong năm 2025.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng phục hồi, sắc xanh chiếm ưu thế
09:16'
Thị trường năng lượng đã quay đầu phục hồi tích cực trong tuần giao dịch vừa qua nhờ tâm lý lạc quan về triển vọng kinh tế vĩ mô sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: 6 tháng, gạo xuất khẩu tăng về lượng, giảm giá trị
11:56' - 06/07/2025
Giá nhiều loại lúa tuần qua ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ. Trong khi xuất khẩu vẫn trầm lắng khiến cho giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ.
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.