Hành trình phát triển ấn tượng gần 130 năm của thương hiệu Philips
Đồng hành cùng các chính phủ và người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đẩy lùi dịch COVID-19 không thể không kể đến các doanh nghiệp và Philips là một điển hình.
Được biết đến là một tập đoàn đa ngành hàng đầu thế giới, Philips (Hà Lan) đã để lại một di sản khổng lồ gồm vô số phát minh và sản phẩm trong gần 130 năm hình thành và phát triển.
Được thành lập vào năm 1891 bởi hai cha con nhà Philips, ông Frederik Philips và người con trai Gerard Philips, Philips ban đầu chế tạo bóng đèn sợi carbon và các sản phẩm kỹ thuật điện. Không lâu sau đó, Philips nhanh chóng trở thành một trong những nhà sản xuất bóng đèn sợi carbon lớn nhất châu Âu.Ngay từ đầu, Philips hoạt động theo định hướng xuất khẩu và đã giành được các đơn hàng lớn từ Nga. Bóng đèn của hãng được dùng để thắp sáng Cung điện Mùa Đông.
Cơ đồ của Philips không thể không kể đến công lao của Anton, người em trai nhỏ hơn Gerard 16 tuổi. Vào năm 1895, sau một vài năm Philips gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, Anton về làm việc cho Philips và đã đưa ra nhiều ý tưởng kinh doanh mang tính đột phá. Với đóng góp của Anton, hoạt động kinh doanh của nhà Philips nhanh chóng mở rộng, dẫn đến sự ra đời của nhà máy sản xuất đèn sợi kim loại Philips Metal Filament Lamp Factory Inc. tại thành phố Eindhoven (Hà Lan) vào năm 1907 và nhà máy sản xuất bóng đèn Philips Lightbulb Factories Inc. vào năm 1912… Năm 1912, Philips chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, niêm yết cổ phiếu tại sàn Amsterdam Stock Exchange.Với các tiến bộ trong công nghệ chiếu sáng mới, năm 1914, Philips thành lập phòng nghiên cứu “NatLab” nổi danh toàn cầu để nghiên cứu các hiện tượng vật lý, hóa học và thúc đẩy cải tiến sản phẩm.Năm 1916, Philips được trao Chứng nhận Hoàng gia nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập. Năm 1918, Philips ra mắt bóng đèn tuýp tia X, đánh dấu thời khắc doanh nghiệp bắt đầu đa dạng hóa sản phẩm và bảo hộ các phát minh của mình một cách có hệ thống với bằng sáng chế. Philips bắt đầu sản xuất các thiết bị radio vào năm 1927. Chỉ trong 5 năm, hãng đã bán 1 triệu sản phẩm và trở thành nhà sản xuất thiết bị thu thanh lớn nhất thế giới.Tham gia thử nghiệm chế tạo máy thu hình (TV) từ năm 1925, Philips ra mắt chiếc TV đầu tiên tại Hội chợ Thường niên tại Utrecht vào năm 1938.
Những năm 1940 và 1950 là giai đoạn khoa học và công nghệ phát triển vượt bậc, Philips đã đặt nền móng cho việc chế tạo linh kiện bán dẫn và vi mạch. Vào năm 1963, Philips ra mắt đài cassette Audio Compact, thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu cho hoạt động thu thanh.Trong suốt những năm 1970 và 1980, một loạt sản phẩm và sáng kiến mới của Philips không ngừng được đưa ra, trong đó phải kể đến hệ thống truyền thông quang học, đĩa quang học LaserVision, đĩa compact...
Một trong những dấu ấn trong giai đoạn này là sự ra đời của chiếc TV thứ 100 triệu của Philips vào năm 1984.
Những năm 1990 là một thập niên Philips chuyển mình khi hãng đơn giản hóa cơ cấu, rút khỏi một số lĩnh vực.Bước sang thế kỷ 21, Philips vẫn luôn cam kết không ngừng đổi mới. Hãng giới thiệu giải pháp Ambient Experience vào năm 2002 giúp cải thiện tiến độ công việc và hoạt động chăm sóc bệnh nhân trong các bệnh viện.
Năm 2006, Philips cho ra đời máy scan 3D, cung cấp hình ảnh có chất lượng tốt chưa từng thấy, phục vụ hoạt động chụp CT.Những năm sau này, hãng hiện thực hóa cam kết cống hiến cho lĩnh vực y tế với việc cho ra mắt nhiều phát minh có giá trị, trong đó phải kể đến máy lọc không khí Philips Smart Air Purifier, nền tảng trị liệu Philips Azurion…
Tháng 1/2011, Philips nhất trí mua tài sản của Preethi, một công ty dụng cụ nhà bếp hàng đầu đặt tại Ấn Độ.Vào quý III/2011, ghi nhận lợi nhuận ròng giảm 85%, Philips thông báo cắt giảm 4.500 việc làm thuộc một phần chương trình cắt giảm chi phí 800 triệu euro (1,1 tỷ USD) nhằm thúc đẩy lợi nhuận và đạt mục tiêu tài chính. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh dần trở lại bình thường.
Vào tháng 4/2013, hãng tuyên bố hợp tác với Paradox Engineering nhằm triển khai dự án thí nghiệm các giải pháp quản lý chiếu sáng tại đường phố.Cũng trong năm 2013, hãng chính thức có tên mới như hiện nay là Royal Philips N.V (Tập đoàn Hoàng gia Philips).
Ngày 22/3 vừa qua, Philips thông báo sẽ đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu nhằm giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh nhân nhiễm virus SARS-COV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Hãng đặt mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng máy thở trong tám tuần tới và tăng gấp bốn lần trong quý III/2020. Hiện Philips sản xuất khoảng 1.000 máy thở mỗi tuần. Số liệu cập nhật cho thấy tập đoàn Philips trong năm 2019 đạt doanh về gần 19,5 tỷ euro, so với mức hơn 18,1 tỷ euro năm 2018.Lợi nhuận ròng của Philips trong năm ngoái đứng ở mức 1,173 tỷ euro, tăng so với mức 1,097 tỷ euro trong năm 2018./.
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Philips sẽ tăng cường sản xuất máy thở trong cuộc chiến chống dịch COVID-19
14:50' - 23/03/2020
Hãng sản xuất thiết bị y tế Philips của Hà Lan ngày 22/3 thông báo sẽ tăng cường sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe quan trọng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16'
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17'
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Gần 40% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay
09:59' - 11/07/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 11/7, cho thấy gần 40% số công ty lớn tại Hàn Quốc dự đoán lợi nhuận xuất khẩu sẽ giảm vào nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Doanh nghiệp thiết bị y tế thâm nhập thị trường Việt Nam
16:56' - 10/07/2025
Thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tham gia “Triển lãm thiết bị y tế Hàn – Việt được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/12-7.