Hệ luỵ từ việc tăng tốc xây dựng các đường ống dẫn dầu khí
Tốc độ xây dựng các đường ống dẫn dầu mỏ và khí đốt mới trên toàn cầu tăng gấp 3 lần kể từ năm 1996, với vốn đầu tư lên tới hàng tỷ USD vào hệ thống cơ sở hạ tầng.
Giới chuyên gia cảnh báo với những yếu tố góp phần gia tăng lượng khai thác và tiêu thụ nguồn nhiên liệu hóa thạch này, những hy vọng hạn chế tình trạng Trái Đất ấm lên có thể tiêu tan.
Đây là kết quả cuộc khảo sát lần đầu tiên được tiến hành trên khắp thế giới liên quan đến lĩnh vực này, được công bố ngày 24/4.
Cuộc khảo sát trên do hãng Global Fossil Infrastructure Tracker tiến hành và sử dụng dữ liệu mở nhằm phác thảo hàng trăm dự án mới xây dựng các đường ống vận chuyển dầu mỏ và khí đốt trên thế giới.
Kết quả cho thấy hơn 180.000 km đường ống dẫn dầu mỏ và khí đốt dự kiến được xây dựng trên toàn thế giới, trong đó khoảng 30% nằm ở khu vực Bắc Mỹ.
Tính theo tổng số dự án, lục địa này chiếm khoảng 51,5%. Riêng tại Mỹ và Canada, tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng hiện tại và tương lai đạt gần 1.000 tỷ USD.
Qua phân tích, Global Fossil Infrastructure Tracker xác định "bong bóng" đầu tư có nguy cơ vỡ khi giá năng lượng tái tạo giảm đột ngột và những quy định nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu bắt đầu có hiệu lực.
Báo cáo trên là lời cảnh báo giới đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt khi luật pháp, dư luận, giá nhiên liệu thay đổi cũng như áp lực gia tăng đòi hỏi các chính phủ trợ cấp nhiên liệu đều tác động không nhỏ đến quyết định đầu tư.
Trước đó, ngày 23/4, nhóm Global Witness công bố báo cáo cho thấy nhiều “ông lớn” trong ngành khai thác dầu mỏ và khí đốt dự kiến đầu tư tổng cộng khoảng 4.900 tỷ USD vào các hoạt động thăm dò.
Theo Global Witness, điều này “đối nghịch" với mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu.
Tháng 10 vừa qua, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) công bố một báo cáo, trong đó nhấn mạnh chỉ có thể đạt mục tiêu kìm hãm mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong phạm vi 1,5 - 2 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu khi giảm mạnh lượng sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Các tập đoàn lớn khai thác dầu mỏ và khí đốt hiện có kế hoạch đầu tư hàng nghìn tỷ USD vào thăm dò và phát triển các mỏ nhiên liệu mới trong những thập kỷ tới.
Các khoản đầu tư vào lĩnh vực này dự kiến tăng 85% trong 10 năm tới, theo đó đến năm 2029 lên tới mức 1.000 tỷ USD/năm.
Tập đoàn ExxonMobil có kế hoạch đầu tư 149 tỷ USD vào thăm dò các mỏ dầu mới. Tập đoàn Shell dự kiến chi 106 tỷ USD tìm kiếm các mỏ dầu mới và 43 tỷ USD vào các mỏ khí đốt mới.
Trong khi đó, mức đầu tư tới năm 2029 của "đại gia" Chevron cho lĩnh vực này là khoảng 78 tỷ USD.
Sản lượng dầu mỏ toàn cầu được dự báo tăng 12% vào năm 2030 – thời điểm mà Liên hợp quốc cho rằng cần phải giảm gần 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mới có thể kìm hãm mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới mức 1,5 độ C./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Sẽ có thêm hàng triệu người đối mặt với lũ lụt do Trái Đất ấm lên
18:12' - 11/01/2018
Sẽ có thêm hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ và một số khu vực ở châu Á, châu Phi và Trung Âu đối mặt với nguy cơ lũ lụt từ sông do mưa nhiều xuất phát từ tình trạng ấm lên toàn cầu.
-
Kinh tế tổng hợp
2017 - năm thứ 3 liên tiếp Trái Đất lập kỷ lục nóng lên
19:18' - 01/01/2018
Theo nhật báo le Monde, năm 2017 là năm thứ 3 liên tiếp Trái Đất lập kỷ lục nóng lên.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.