Hệ thống giáo dục cần làm gì để bắt kịp cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
Sáng 10/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam”.
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, Hội thảo được tổ chức với mục đích giúp các cấp, các ngành hiểu đúng, nắm chắc bản chất, cũng như có thể tận dụng thời cơ và vượt qua được thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến cuộc Cách mạng công nghiệp này, tuy nhiên nhận thức về vấn đề này trong cán bộ, đảng viên, các nhà hoạch định chính sách… còn hạn chế.
Ngoài ra, chưa có những nghiên cứu sâu và hệ thống về bản chất, tác động cũng như thời cơ, thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Quốc Lý đề nghị các đại biểu phân tích sâu hơn về ý nghĩa, bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nghiên cứu những tác động có thể có của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới Việt Nam; làm rõ hơn những cơ hội, thời cơ, khó khăn, thách thức của cuộc Cách mạng này… đồng thời đề xuất các biện pháp, kiến nghị với cơ quan chức năng nhằm sớm có kế hoạch, chương trình hành động, có chính sách, đặc biệt là chính sách công nghiệp, chính sách đào tạo, chính sách về khoa học – công nghệ và các chính sách khác nhằm chủ động, tích cực hưởng ứng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Nêu lên những đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đại tá Lê Thế Mẫu, Viện Chiến lược quốc phòng chỉ rõ, cuộc Cách mạng này phát triển với tốc độ ở cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng, làm biến đổi nhanh chóng nền công nghiệp ở mọi quốc gia.
Bề rộng và chiều sâu của những thay đổi này tạo nên sự biến đổi trong toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Đặc biệt, cuộc Cách mạng này tạo ra nền sản xuất và dịch vụ linh hoạt; tạo ra kỷ nguyên mới trong công nghệ robot.
Dự báo vào khoảng giữa thập kỷ thứ ba của thế kỷ này, 10% dân số sẽ mặc quần áo kết nối với internet, 30% việc kiểm toán ở công ty được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Chí Dũng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Việt Nam đang ở giữa cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và tích cực ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đi tắt, đón đầu, phát triển.
Cơ hội là rất lớn nhưng những thách thức đặt ra cũng không hề nhỏ. “Thách thức từ chính nội tại quá trình phát triển và thách thức từ môi trường kinh tế xã hội quốc tế mà Việt Nam đang hội nhập”, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, để Việt Nam nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hiện đại, cần cải cách, hoàn chỉnh nền giáo dục, đào tạo, xây dựng và phát triển các nguồn vốn kinh tế, vốn xã hội đã có.
Giáo sư Đặng Quốc Bảo, Học viện Quản lý giáo dục, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, khẳng định để bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hệ thống giáo dục cần kiến tạo được một số loại tư duy gồm: Tư duy lô gic, tư duy hình tượng, tư duy biện chứng, tư duy kinh tế, tư duy chính trị...
Trước sự phát triển của công nghệ thông tin, việc học tập là yêu cầu đối với tất cả mọi người để tạo ra con người hành động, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Các đại biểu tập trung phân tích về một số nội dung như: Đặc điểm và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới phát triển kinh tế - xã hội; giải pháp đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của Cuộc cánh mạng vào phát triển nông nghiệp ở Việt Nam; vấn đề quyền con người và an ninh quốc gia đặt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư…
Các ý kiến đều khẳng định, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể mở ra những cơ hội, thời cơ thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam, nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức rất lớn.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
18:48' - 05/05/2017
Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành.
-
Kinh tế Việt Nam
WEF giúp Việt Nam chuẩn bị cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
15:40' - 24/04/2017
WEF muốn xây dựng một mối quan hệ đối tác tin cậy với Việt Nam về việc trao đổi thông tin cũng như mong muốn hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị và tiến vào kỷ nguyên Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
-
Kinh tế Việt Nam
Đón đầu xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
14:10' - 11/04/2017
Việt Nam cần một cách tiếp cận độc đáo, khác biệt và khả thi để tận dụng cơ hội từ Cách mạng công nghiệp 4.0, bứt phá phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.