WEF giúp Việt Nam chuẩn bị cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Trong dịp tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WFF) lần thứ 47 tại Davos, Thụy Sĩ tháng 1/2017, Việt Nam đã trở thành đối tác đầu tiên với WEF trong khuôn khổ một thỏa thuận Hợp tác công tư (PPP). Đây là mô hình hợp tác mới mà WEF dự định triển khai với các nước và Việt Nam đã được chọn là ứng viên đầu tiên để xây dựng một hình mẫu hợp tác mới.
Phóng viên TTXVN tại Geneva, Thụy Sĩ mớí đây đã có cuộc trao đổi với Giám đốc điều hành của WEF Philip Rosler về thỏa thuận này. Ông Rosler Là người Đức gốc Việt và từng giữ chức Phó Thủ tướng Đức, ông có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy thỏa thuận trên với Việt Nam.
Ông Rosler cho biết mục đích của thỏa thuận là WEF muốn xây dựng một mối quan hệ đối tác tin cậy với Việt Nam về việc trao đổi thông tin cũng như mong muốn hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị và tiến vào kỷ nguyên Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
Những hoạt động hợp tác cụ thể có thể là cung cấp các khóa đào tạo để hiểu về Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, những thách thức và cơ hội đặt ra đối với Việt Nam.
Được biết, số người có thể tham gia các khóa huấn luyện, đào tạo, các hội nghị, hội thảo và thực tập tại WEF, các tổ chức đối tác có thể lên tới 2.000 người/năm. Với một thiện chí hợp tác rất lớn, phía WEF cho biết tổ chức này sẽ tài trợ tất cả các hoạt động hợp tác giữa WEF với Việt Nam.
Ông Rosler tỏ ra rất lạc quan về triển vọng hợp tác giữa WEF và Việt Nam trong tương lai, trong bối cảnh quan hệ đối tác WEF-Việt Nam được xây dựng trên nền tảng nhiều năm hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, đi đầu là khoảng 20 tập đoàn đối tác của WEF đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược phát triển nông sản chất lượng cao.
Nay họ muốn nâng hợp tác này lên một tầm cao mới. Cơ chế hợp tác mới mà WEF mong muốn thiết lập với Việt Nam bao hàm một sự hợp tác toàn diện, từ công nghiệp, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, thương mại, thông tin, dịch vụ, vấn đề biến đổi khí hậu, đến các vấn đề về di dân, an ninh kinh tế..vv...
Cơ chế hợp tác này được xác định là không giới hạn và những gì mà WEF đang tham gia trên toàn cầu sẽ mở cho Việt Nam quyền tiếp cận, sử dụng các nguồn lực, mối quan hệ mà WEF có để phục vụ cho phát triển đất nước.
Về bước đi, WEF muốn tiếp cận mô hình hợp tác đối với Việt Nam ở 2 khía cạnh: một là về định hình chiến lược, đưa giới nghiên cứu học thuật để giúp Việt Nam định hình chiến lược quản lý, hoạch định chính sách thích ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4; hai là, thúc đẩy và hỗ trợ Việt Nam triển khai trên thực tế quan hệ hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã, đang và sẽ là đối tác của WEF.
Tại Diễn đàn WEF ASEAN dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới tại Campuchia, phía WEF sẽ có các buổi làm việc với Việt Nam, và một trong những nội dung trao đổi giữa hai bên sẽ xoay quanh thỏa thuận PPP kể trên. Dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ tham dự Diễn đàn tại Campuchia.
Với tầm ảnh hưởng toàn cầu và lại là tổ chức phi chính trị, sức hút của WFF, một tổ chức đơn thuần về chuyên môn, được thể hiện rõ qua Diễn đàn kinh tế thế giới Davos được tổ chức hàng năm. Với trung bình khoảng 3.000 quan khách tới vùng núi xa xôi thuộc dãy Alpes phía Bắc Thụy Sĩ tham dự, Diễn đàn Davos là diễn đàn kinh tế quy mô lớn nhất được tổ chức tại châu Âu.
WEF có một mạng lưới các đối tác là hàng nghìn doanh nghiệp, tập đoàn, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới trên tất cả các lĩnh vực. Nếu Việt Nam trở thành đối tác chiến lược của WEF sẽ được quyền tiếp cận và khai thác tất cả những nguồn lực mà WEF sở hữu để phục vụ hoạch định chính sách phát triển kinh tế.
Việt Nam là đối tác đầu tiên mà WEF muốn ký PPP và mô hình này nếu thành công sẽ được nhân rộng. Như vậy, nếu Việt Nam tham gia tích cực, chủ động vào xây dựng mối hợp tác chiến lược này, vị thế và vai trò của Việt Nam sẽ được nâng lên và Việt Nam sẽ trực tiếp tham gia xây dựng nên luật chơi toàn cầu.
Theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế quốc tế, thỏa thuận hợp tác công tư giữa WEF và VN với "chi phí đóng góp bằng không" là cơ hội rất lớn để VN tranh thủ đưa hàng ngàn lượt cán bộ sang nghiên cứu, thực tập và cùng làm việc, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia của WEF để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển lên tầm cao mới, mạnh mẽ và bền vững.
Đồng thời, Việt Nam là đối tác đầu tiên nên càng phải nhanh chóng tận dụng sân chơi kinh tế lớn này để quảng bá hình ảnh, đóng góp và thể hiện trách nhiệm trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, đồng thời cùng WEF xây dựng luật chơi cho các đối tác sau của WEF./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đón đầu xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
14:10' - 11/04/2017
Việt Nam cần một cách tiếp cận độc đáo, khác biệt và khả thi để tận dụng cơ hội từ Cách mạng công nghiệp 4.0, bứt phá phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra Diễn đàn Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4
18:19' - 09/04/2017
Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, hiện tại Việt Nam đang trong một thời kỳ rất giàu tiềm năng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cần những bàn tay, khối óc tinh thần cách mạng công nghiệp 4.0
16:24' - 08/04/2017
Sáng 8/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Cách mạng công nghiệp 4.0: Việt Nam có thể bắt kịp công nghệ tiên tiến trên thế giới
19:55' - 07/04/2017
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, năng suất và mức sống gia tăng. Việt Nam có nhiều lợi thế đón đầu Công nghiệp 4.0
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
16:38' - 30/03/2017
Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư có thể mang lại lợi ích to lớn cho khu vực, thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực tài chính, tiếp cận chăm sóc y tế với giá cả hợp lý.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.