Hiệp định EVFTA tác động như nào tới các doanh nghiệp phân phối?
Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), việc này sẽ thúc đẩy các luồng vốn chất lượng cao của EU và các đối tác khác vào Việt Nam cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng của thương mại trong nước.
Tuy nhiên, EVFTA cũng có những tác động tiêu cực, tạo ra những thách thức lớn đối với doanh nghiệp phân phối trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp phân phối có quy mô nhỏ và vừa nếu bộ phận doanh nghiệp này không thay đổi để thích ứng.
Thông qua Hiệp định này, thị trường trong nước có cơ hội tiếp cận và hấp thụ nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại trong các hoạt động thương mại từ các nước EU, cơ sở hạ tầng thương mại, nhất là hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ sẽ được hiện đại hóa.
Cùng với đó, các doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực.
Thực tế thời gian qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là động lực quan trọng để Việt Nam đạt các kết quả đáng ghi nhận về thương mại và tăng trưởng kinh tế nói chung.
Khu vực FDI đóng góp khoảng 18% GDP của Việt Nam, gần một phần tư tổng đầu tư toàn xã hội, hai phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài không những chỉ đem lại vốn đầu tư mà cả các công nghệ tiên phong, năng lực quản lý và kiến thức thị trường cho Việt Nam, góp phần nâng tầm cho các ngành kinh tế và tăng trưởng năng suất.
Trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ vừa qua, hoạt động thương mại trong nước hàng năm tạo ra giá trị khoảng 14-15% GDP, hỗ trợ tích cực cho công tác giải quyết việc làm khi thu hút khoảng 6 - 7 triệu lao động (chiếm hơn 12% tổng lao động toàn xã hội), góp phần xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
Dưới tác động của việc thực thi các cam kết hội nhập, hoạt động lưu thông hàng hóa trong nước liên tục gia tăng về quy mô và tốc độ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đạt 4,49 triệu tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2019 đạt 12,75%/năm.
Đặc biệt, doanh nghiệp được tiếp cận với công nghệ tiên phong từ các nền kinh tế thành viên của các hiệp định thông qua hoạt động đầu tư, trao đổi thương mại, các chủ thể trên thị trường trong nước có nhiều cơ hội để đổi mới hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp.
Đáng lưu ý, các hình thức bán hàng và phương thức kinh doanh thương mại và dịch vụ trên thị trường trong nước đã phát triển đa dạng, phong phú hơn và thương mại điện tử cũng ngày càng trở thành một kênh phân phối quan trọng.
Tuy nhiên, thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường phân phối của Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức và chịu nhiều tác động từ quá trình mở cửa theo cam kết của EVFTA.
Đó là sự gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước, hệ thống chính sách, pháp luật có thể không theo kịp biến động của thị trường, cơ sở hạ tầng và pháp luật quản lý đối với thương mại điện tử có sự chênh lệch với các nước.
Hơn nữa, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong lưu thông hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa, khó khăn trong việc cân đối giữa phát triển kinh tế, thương mại, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp phân phối trong nước với năng lực hạn chế hơn so với các doanh nghiệp phân phối lớn đến từ các nước thuộc EU vốn đã có tiềm lực rất mạnh, do đó có thể dẫn đến khả năng các doanh nghiệp phân phối trong nước dễ bị thâu tóm, chiếm lĩnh thị phần bởi các doanh nghiệp nước ngoài.
Không những thế, thời gian để triển khai và thực thi các cam kết tại các FTA thế hệ mới nói chung và EVFTA nói riêng đang là lực cản lớn đối với Việt Nam.
Bởi, với các FTA thông thường, tổng thời gian thực thi tất cả các cam kết kéo dài 10 năm. Với EVFTA, Việt Nam sẽ phải thực hiện các cam kết chỉ trong 5 - 7 năm, trong đó nhiều điều khoản sẽ phải thực hiện ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, nhiều thỏa thuận sẽ phải thực hiện sau 2 - 3 năm.
Trong khi, trình độ phát triển của Việt Nam vẫn đang mở mức trung bình và thấp, do đó việc thực thi các cam kết EVFTA cũng đồng nghĩa với việc phải mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ đến từ các nước đối tác thuộc EVFTA, lúc đó sẽ không còn khái niệm “sân nhà”.
Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsel, tại khu vực châu Á, trong thời gian gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao.
Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi như thu nhập bình quân đầu người đang tăng, kinh tế vĩ mô đang đà phát triển và việc ký kết thêm EVFTA... đã, đang và sẽ mang lại những điểm sáng nhất định cho kinh tế nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng, là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập vào các chuỗi cung ứng trong nước, khu vực và toàn cầu.
Để hạn chế những tác động tiêu cực và tận dụng các cơ hội mới do EVFTA mang lại, Vụ Thị trường trong nước khuyến cáo các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước cần nghiên cứu kỹ những nội dung, các quy tắc nội khối để có sự chuẩn bị sẵn sàng trong việc tận dụng những cơ hội có được từ EVFTA.
Các doanh nghiệp cần chuẩn bị và nâng cao khả năng xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước...
Mặt khác, các doanh nghiệp thúc đẩy liên kết và hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để tận dụng công nghệ, quản lý và cả thị trường để tăng cường khả năng tham gia vào chuỗi giá trị, liên kết, hợp tác với các nhà sản xuất, tạo mối quan hệ thân thiện, tín nhiệm và tin cậy đối với khách hàng qua việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi cung ứng trong nước/khu vực/toàn cầu để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Đặc biệt, các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển, quảng bá thương hiệu qua mạng, trên các kênh internet, điện thoại di dộng, mạng xã hội; hoàn thiện chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam để tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên trong các FTA.../.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Hiệp định EVFTA: Nông sản Việt hưởng lợi gì tại thị trường châu Âu?
08:02' - 09/06/2020
Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ giúp tăng kim ngạch thương mại của Việt Nam sang châu Âu hơn 15 tỷ euro và hơn 8 tỷ euro từ châu Âu sang Việt Nam mỗi năm.
-
Thời sự
Hiệp định EVFTA: Hài hoà lợi ích giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước
18:50' - 08/06/2020
Với 100% số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã chính thức được Quốc hội thông qua sáng 8/6.
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA mở ra cơ hội tiếp cận thị trường tiềm năng rất lớn
15:18' - 08/06/2020
Hiệp định EVFTA sẽ không chỉ đem lại lợi ích cho nền kinh tế và doanh nghiệp, mà còn đóng góp cho việc nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần phát triển kinh tế mang tính bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).