Hiệp hội dệt may của 9 nước xây dựng điều khoản mua hàng trách nhiệm
Hiệp hội dệt may của 9 quốc gia ở châu Á, Trung Đông và Bắc Phi đang có những bước đi quyết liệt nhằm xóa bỏ sự bất bình đẳng trong quan hệ với nhiều nhãn hàng và nhà bán lẻ thời trang châu Âu và Mỹ.
Theo đó, 13 hiệp hội đại diện cho các công ty dệt may của Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Việt Nam, Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Maroc - các quốc gia tạo ra gần 70% lượng hàng may mặc xuất khẩu toàn cầu, đang tiến tới hoàn tất một dự thảo văn bản về các điều khoản mua hàng trách nhiệm.
Văn bản này được xem là cơ sở để thương thuyết nhằm đảm bảo hoạt động mua-bán đều có lợi cho hai phía.
Vào thời điểm này năm ngoái, rất nhiều công ty may mặc trên khắp thế giới đã rơi vào tình trạng điêu đứng khi nhiều nhãn hàng và nhà bán lẻ dồn dập hoãn, hủy, từ chối không trả tiền hay giảm giá các hợp đồng đã ký kết do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Theo một báo cáo của Hiệp hội các nhà xuất khẩu và sản xuất dệt may Bangladesh (BGMEA), chỉ riêng trong tháng 3 và 4/2020, tổng số đơn hàng bị hoãn, hủy của các doanh nghiệp nước này lên tới 3,7 tỷ USD.
Khách hàng của họ là hơn 1.900 nhãn hàng và nhà bán lẻ châu Âu và Bắc Mỹ. Theo báo cáo nhan đề “Hàng tỷ USD không trả” của Trung tâm về quyền của người lao động toàn cầu (CGWR), trong những tháng đầu của đại dịch COVID-19, nhiều nhãn hàng đã hoãn, hủy và từ chối thanh toán số đơn hàng có tổng trị giá lên đến 40 tỷ USD.
Ngoài ra, thống kê của liên minh phong trào PayUp, còn cho thấy tính tháng 4/2021, nhiều nhà bán lẻ và nhãn hàng thời trang vẫn còn nợ các nhà sản xuất 18 tỷ USD trong số 40 tỷ USD nói trên.
Thừa nhận những khó khăn mà các nhãn hàng và nhà bán lẻ gặp phải khi hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, trong đó có việc đóng cửa các cửa hàng bán lẻ, báo giới và các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động vẫn phải lên tiếng về những hành xử được xem là thiếu trách nhiệm của những người mua hàng.
Rất nhiều nhãn hàng và nhà bán lẻ đã đơn phương thay đổi những điều khoản hợp đồng vốn ký kết cách đó nhiều tháng và không cho các nhà cung ứng có cơ hội được thương thảo.
Một số nhà bán lẻ thậm chí còn vận dụng điều khoản quy định về các trường hợp bất khả kháng để tuyên bố với nhà sản xuất có thể “hủy bất kỳ đơn đặt hàng nào, ở bất kỳ giai đoạn nào”, áp dụng với “các đơn đặt hàng đang trong quá trình sản xuất và trong quá trình vận chuyển”, đồng thời “không chịu trách nhiệm về chi phí của hàng hóa”.
Trên thực tế, tình trạng tình trạng chèn ép của các nhãn hàng và nhà bán lẻ trong vai trò người mua hàng đối với các nhà sản xuất đã diễn ra trong nhiều năm gần đây và đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng này.
Các nhãn hàng đưa ra rất nhiều yêu cầu với nhà sản xuất như giao hàng nhanh, hàng phải đảm bảo 100% chất lượng, tìm mọi cách để phạt và giảm tiền công của nhà sản xuất.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thừa nhận cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 đã tác động nặng nề đến ngành dệt may ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Doanh số bán lẻ ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt giảm mạnh đã ảnh hưởng đến người lao động và các doanh nghiệp trong toàn bộ các chuỗi cung ứng.
Báo cáo của ILO nhấn mạnh nhập khẩu từ các nước là khách hàng lớn của các nước xuất khẩu hàng dệt may ở châu Á đã giảm đến 70% trong nửa đầu năm 2020 do nhu cầu của người tiêu dùng giảm mạnh, các biện pháp phong tỏa mà chính phủ áp dụng và sự gián đoạn trong nhập khẩu nguyên liệu thô phục vụ sản xuất hàng dệt may./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Indonesia áp thuế chống phá giá một số hàng dệt may Trung Quốc
16:26' - 17/02/2021
Từ ngày 17/2, Indonesia chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có mặt hàng thảm trải sàn.
-
Kinh tế Việt Nam
100 doanh nghiệp dệt may Việt Nam - Ấn Độ họp trực tuyến tìm cơ hội hợp tác
08:15' - 31/12/2020
Việt Nam và Ấn Độ có nhiều tiềm năng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực dệt may.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Tết sớm của những người lính truyền tải điện 3
18:22' - 22/01/2025
Đón Tết sớm cùng công nhân đã trở thành nét văn hóa đẹp của những người lính truyền tải điện.
-
Doanh nghiệp
Indonesia phạt Google 12 triệu USD vì hành vi độc quyền
17:52' - 22/01/2025
Ủy ban Giám sát cạnh tranh kinh doanh của Indonesia đã phát hiện Google có hành vi độc quyền trên kho dịch vụ Google Play Store và yêu cầu công ty này phải nộp phạt khoảng 12 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
Chủ sở hữu TikTok dự định chi 12 tỷ USD mua chip AI
17:24' - 22/01/2025
Tập đoàn ByteDance của Trung Quốc, công ty mẹ của TikTok, đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) với kế hoạch chi hơn 12 tỷ USD cho lĩnh vực này trong năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Công ty dầu khí Anh mua lại mảng kinh doanh của Harbour Energy tại Việt Nam
16:31' - 22/01/2025
Ngày 22/1, công ty dầu khí EnQuest của Anh cho biết sẽ mua lại mảng kinh doanh của Harbour Energy tại Việt Nam nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế.
-
Doanh nghiệp
Hãng hàng không lớn bậc nhất Brazil tìm cách thoát cảnh phá sản
14:58' - 22/01/2025
Gol - một trong những hãng hàng không lớn nhất Brazil đang đàm phán với các hãng hàng không quốc tế lớn nhằm thoát khỏi tình trạng phá sản theo Chương 11 của Luật Phá sản tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Khánh thành hệ thống lắp pin vốn đầu tư 20 triệu USD
08:41' - 22/01/2025
Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Exquisite Power Việt Nam (vốn đầu tư của Trung Quốc) đã khánh thành Dự án hệ thống lắp PIN LI-ION và PIN Ni-MH với tổng vốn đầu tư trên 20 triệu USD tại Hải Phòng.
-
Doanh nghiệp
Samsung và LG cân nhắc chuyển sản xuất thiết bị gia dụng từ Mexico sang Mỹ
07:46' - 22/01/2025
Hai “gã khổng lồ” điện tử Hàn Quốc là Samsung Electronics và LG Electronics đang xem xét chuyển một phần hoạt động sản xuất thiết bị gia dụng từ các nhà máy ở Mexico sang các nhà máy ở Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Tết sớm trên những cung đường truyền tải điện
10:46' - 21/01/2025
Theo thông lệ hàng năm, lãnh đạo EVNNPT lại lựa chọn những cung đoạn có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống điện để thăm hỏi, động viên và tổ chức đón Tết sớm trên công trường cho người lao động.
-
Doanh nghiệp
Cần Thơ tạo điều kiện để doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, phát triển các dự án
08:58' - 21/01/2025
Chính quyền thành phố Cần Thơ luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản nghiên cứu, đầu tư, phát triển các dự án trên địa bàn thành phố.