Hiệp hội ngân hàng Việt Nam kiến nghị miễn, giảm nhiều loại phí
Hiệp hội Ngân hàng cho biết, tình hình dịch COVID-19 hiện đang diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại Việt Nam, trong đó có hoạt động kinh doanh thẻ.
Đối với mảng phát hành, doanh số sử dụng thẻ của nhóm các ngân hàng lớn đã liên tiếp giảm từ đầu năm đến nay. Tính đến tháng 3/2020, doanh số sử dụng thẻ trong nước đã giảm 21% và doanh số sử dụng thẻ tại nước ngoài giảm 28% so với cùng kỳ năm 2019.
Đối với mảng thanh toán, doanh số thanh toán thẻ giảm mạnh qua các tháng, đặc biệt trong tuần đầu của tháng 4/2020. Doanh số thanh toán bình quân giảm 78% so với cùng kỳ và giảm 93% so với tháng 3/2020.
Theo Hiệp hội Ngân hàng, tại một số đơn vị chấp nhận thẻ như hàng không, giáo dục, du lịch lữ hành, khách sạn, doanh số thanh toán trung bình của thẻ trong nước và nước ngoài trong tháng 3/2020 giảm 80% so với tháng trước và dự kiến tiếp tục giảm mạnh trong tháng 4/2020 và các tháng tới.
Trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đến hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng thành viên Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị với Visa và MasterCard, trước mắt cần có giải pháp, chính sách hỗ trợ giảm phí cho các ngân hàng Việt Nam (ít nhất áp dụng cho 12 tháng); về lâu dài, cần xem xét có chính sách phí phù hợp để hỗ trợ thị trường thẻ Việt Nam phát triển và hiệu quả hơn.
Về các giải pháp trước mắt, đối với phí xử lý giao dịch, Hiệp hội đề nghị Visa và MasterCard xem xét trong vòng 12 tháng tới giảm tối thiểu 50% phí xử lý giao dịch đối với cả ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành.
Ngoài ra, dưới tác động của dịch COVID-19, doanh số thanh toán đang sụt giảm mạnh, dẫn đến việc ngân hàng thanh toán thu không đủ bù chi – không có doanh thu từ phí thanh toán trong khi đó vẫn phải tiếp tục chịu chi phí đầu tư, bảo dưỡng và vận hành hệ thống thanh toán thẻ và trả phí trao đổi rất cao cho ngân hàng phát hành cùng các phí khác cho tổ chức thẻ quốc tế.
Vì vậy, Hiệp hội để nghị Visa và MasterCard giảm mức phí trao đổi cho các nhóm ngành nghề căn cứ theo mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh.
Cụ thể, đối với nhóm đơn vị chấp nhận thẻ chịu tác động nhiều từ dịch bệnh, không phải là các đơn vị kinh doanh dịch vụ (nhóm ngành thiết bị y tế, bệnh viện, trường học, nhóm ngân sách, chi tiêu công, viễn thông), Hiệp hội đề nghị miễn phí trao đổi.
Đối với nhóm đơn vị chấp nhận thẻ chịu tác động nhiều từ dịch bệnh, thuộc các đơn vị kinh doanh dịch vụ và các nhóm ngành khác, đề nghị giảm 50% phí trao đổi.
Với phí trao đổi tại thị trường châu Âu, đối với các giao dịch tại khu vực EU và UK, Hiệp hội đề nghị giảm 70% phí xử ký giao dịch và các tổ chức thẻ quốc tế thu của các ngân hàng phát hành thẻ Visa, MasterCard tại Việt Nam để bù đắp thiệt hại do ảnh hưởng của chính sách giảm phí trao đổi tại khu vực này.
Bên cạnh các giải pháp ngắn hạn, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị các tổ chức thẻ quốc tế Visa và MasterCard cần rà soát và điều chỉnh chính sách phí dài hạn nhằm hỗ trợ thị trường thẻ Việt Nam.
Cụ thể, đối với phí trả cổng thanh toán, đề nghị giảm 50% phí xử lý giao dịch (tương đương còn 0,015 USD/giao dịch) và miễn phí đối với các loại phí đăng ký và sử dụng dịch vụ cổng cho đơn vị chấp nhận thẻ, ngân hàng thanh toán và phí bảo trì hàng tháng.
Cũng theo Hiệp hội, hiện Visa và MasterCard đang áp dụng cơ chế thu phí phức tạp, thu quá nhiều loại phí đối với một loại giao dịch.
Theo thống kê trung bình, các ngân hàng thanh toán đang phải trải cho Visa, MasterCard từ 3-4 loại phí trên mỗi giao dịch. Trong khi đó, mức thu phí của các tổ chức thẻ quốc tế đối với các giao dịch trong nước đang quá cao so với mức thu phí của các tổ chức chuyển mạch thẻ.
Vì vậy, Hiệp hội đề nghị Tổ chức thẻ quốc tế Visa và MasterCard đơn giản hóa cơ chế thu phí để hạn chế tình trạng thu phí chồng phí, đồng thời, hỗ trợ các ngân hàng trong việc dễ dàng theo dõi tình hình thu phí của các tổ chức thẻ quốc tế.
Bên cạnh đó, có chính sách phí ưu đãi đối với các giao dịch trong nước, giảm bớt mức phí để phù hợp với mức phí của tổ chức chuyển mạch thẻ.
Đối với thuế nhà thầu, Hiệp hội đề nghị Tổ chức thẻ quốc tế Visa và MasterCard, cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tại nước sở tại và làm việc trực tiếp với cơ quan thuế Việt Nam để hoàn lại thuế nhà thầu đã đóng trong 3 năm gần nhất cho các ngân hàng tại Việt Nam.
Trong trường hợp Tổ chức thẻ quốc tế Visa và MasterCard không thực hiện nội dung trên, đề nghị hoàn lại toàn bộ thuế nhà thầu cho các ngân hàng tại Viêt Nam do các ngân hàng đã đóng thay cho các tổ chức thẻ quốc tế các khoản phí dịch vụ mà các tổ chức thẻ quốc tế đã thu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung mặt hàng phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
11:23' - 23/04/2020
Bộ Tài chính đã nghiên cứu kiến nghị của doanh nghiệp chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% vào nội dung sửa đổi Luật Thuế GTGT.
-
DN cần biết
Thủ tướng chỉ đạo sửa Nghị định 20: Hồi tố, bù trừ nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp
19:26' - 20/04/2020
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có ký kiến về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp nhận hơn 14.500 hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất
21:03' - 17/04/2020
Chiều tối ngày 17/4, sau hơn 1 tuần từ khi Nghị định số 41/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất được thông qua, theo Tổng cục Thuế, đã có hơn 14.500 hồ sơ nộp giấy đề nghị gia hạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Gửi tiết kiệm online có được rút trước hạn?
13:34'
Gửi tiết kiệm online đang ngày càng phổ biến và trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn liệu gửi tiết kiệm online có được rút trước hạn?
-
Ngân hàng
Hiệu quả chính sách tín dụng với người nghèo tại Long An
10:13' - 28/01/2023
Sau hơn 20 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Long An đã triển khai cho vay 15 chương trình tín dụng chính sách với tổng doanh số cho vay 13.516 tỷ đồng, với gần 953.000 lượt hộ vay vốn.
-
Ngân hàng
Lãi suất tăng gây khó khăn cho các ngân hàng châu Âu
20:35' - 27/01/2023
Năm 2022 các ngân hàng trung ương trên thế giới kết thúc một thập kỷ lãi suất chạm đáy khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và sau đó là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thắt chặt chính sách tiền tệ.
-
Ngân hàng
Giá USD hôm nay 27/1
08:58' - 27/01/2023
Tại ngân hàng thương mại, sáng nay, giá đồng USD ổn định và đồng Nhân dân tệ (NDT) diễn biến trái chiều so với phiên hôm qua.
-
Ngân hàng
IMF kêu gọi BoJ sẵn sàng tăng lãi suất
08:02' - 27/01/2023
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 26/1 cho biết, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) nên để lợi suất trái phiếu chính phủ linh hoạt và sẵn sàng tăng lãi suất ngắn hạn nếu rủi ro lạm phát tăng "đáng kể".
-
Ngân hàng
Ngân hàng tung "lì xì" hấp dẫn, hút tiền gửi sau Tết
15:26' - 26/01/2023
Các ngân hàng đồng loạt triển khai chương trình tặng quà "lì xì" may mắn cho khách hàng giao dịch, gửi tiền ngày đầu xuân.
-
Ngân hàng
Canada để ngỏ khả năng tạm dừng thắt chặt chính sách tiền tệ
07:56' - 26/01/2023
Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) thông báo tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,25 điểm %, lên mức4,5% và ghi dấu lần nâng lãi suất thứ 8 liên tiếp.
-
Ngân hàng
Lạm phát tại Australia chạm mức cao nhất kể từ năm 1990
14:03' - 25/01/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Cục Thống kê Australia cho biết lạm phát của nước này đã lên tới 7,8% trong năm 2022, mức cao nhất kể từ năm 1990.
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Canada có thể tiếp tục nâng lãi suất trong tháng này
13:30' - 25/01/2023
Giới quan sát thị trường nhận định rằng Ngân hàng trung ương Canada (BoC) sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng này, trước khi tạm dừng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ lịch sử của mình.