Hiệp ước Schengen có thể sụp đổ nếu Thổ Nhĩ Kỳ không "chặn" được dòng người di cư
Tại cuộc họp Bộ trưởng Nội vụ và Nhập cư các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm 25/2 ở Brussels (Bỉ), các bộ trưởng đã nhất trí áp dụng kiểm soát chặt chẽ biên giới bên ngoài đối với tất cả những người nhập cảnh vào EU.
Công dân châu Âu cũng sẽ được kiểm tra đồng bộ và điều này sẽ khiến thời gian chờ đợi tại sân bay dài hơn. Đây là biện pháp mà Pháp và Bỉ đặc biệt yêu cầu nhằm ngăn chặn các chiến binh trở về từ Syria.
Từ lâu, châu Âu đã áp dụng hệ thống “biên giới thông minh”, cho phép sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm cải thiện việc kiểm soát. Đặc biệt, kể từ sau vụ khủng bố ở Paris hồi tháng 11/2015, việc kiểm soát biên giới được tăng cường và các quốc gia thành viên đã đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) chuẩn bị văn bản pháp lý cho phép tiến hành kiểm soát toàn bộ công dân.
Theo Bộ trưởng về Nhập cư và Tị nạn Bỉ, Theo Francken, với việc áp dụng kiểm soát, thời gian chờ đợi tại sân bay sẽ tăng lên nhiều. Các quốc gia không muốn mất nhiều thời gian kiểm soát tại sân bay có thể áp dụng việc kiểm soát mang tính mục tiêu hơn là kiểm soát theo hệ thống.
Bộ trưởng Francken cho biết thỏa thuận với Nghị viện châu Âu (EP) có thể đạt được trước cuối năm nay. Sau thời hạn chuyển giao sáu tháng, việc kiểm soát có thể được bắt đầu từ giữa năm 2017.
Ngoài ra, tại cuộc họp này, các Bộ trưởng EU tiếp tục gặp gỡ với phía Thổ Nhĩ Kỳ để đánh giá về những nỗ lực của Ankara nhằm hạn chế làn sóng người nhập cư tràn vào châu Âu, trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ kỳ vào ngày 7/3 ở Brussels.
Trước thềm hội nghị này, EU đã bày tỏ quan ngại rằng hiệp ước Schengen cho phép đi lại tự do trong khối có thể sẽ sụp đổ nếu Thổ Nhĩ Kỳ không có biện pháp cắt giảm số người di cư vào châu Âu thông qua “cửa ngõ” Hy Lạp.
Trong một diễn biến có liên quan, giới chức Đức ngày 25/2 thông báo hiện có trên 130.000 người tị nạn “biến mất” và các trường hợp này chưa bao giờ tới các cơ sở tiếp nhận tị nạn được phân bổ.
Theo số liệu của Bộ Nội vụ liên bang Đức, khoảng 13% số người đã đăng ký tị nạn trong năm 2015 không tới các cơ sở tị nạn được phân bổ.
Như vậy, trong số 1,1 triệu người tị nạn đăng ký lần đầu tiên qua hệ thống đăng ký tị nạn Easy, có trên 130.000 người không ở các cơ sở tị nạn mà họ được phân. Giới chức Đức cho rằng có thể các trường hợp này đã tiếp tục hành trình tới một nước khác để xin tị nạn.
Số liệu này đặt ra những thách thức cho giới chức Đức trong việc đăng ký, quản lý và phân bổ người tị nạn.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hiệp ước Schengen đổ vỡ, EU sẽ thiệt hại 1.400 tỷ euro
05:17' - 23/02/2016
Nếu Khu vực tự do đi lại châu Âu (Schengen) bị phá vỡ, Liên minh châu Âu (EU) sẽ chịu thiệt hại lên đến 1,4 nghìn tỷ euro trong 10 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Hiệp ước Schengen tan vỡ sẽ làm châu Âu mất 120 tỷ USD
05:00' - 04/02/2016
Chính phủ Pháp cho biết, việc quay trở lại kiểm soát biên giới vĩnh viễn tại châu Âu sẽ làm các nước thuộc khu vực Schengen mất khoảng 110 tỷ euro (120 tỷ USD) trong thập kỷ tới.
-
Kinh tế Thế giới
Italy cam kết bảo vệ Hiệp ước Schengen
18:43' - 31/01/2016
Thủ tướng Italy Matteo Renzi ngày 30/1 lên tiếng cáo buộc những người muốn phá hỏng thỏa ước Schengen là đang muốn phá hủy châu Âu và cam kết Italy sẽ không để điều đó xảy ra.
-
Kinh tế Thế giới
EC cảnh báo nguy cơ khối Schengen tan rã
08:01' - 20/01/2016
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk cảnh báo châu Âu còn “chưa đầy hai tháng” để kiểm soát cuộc khủng hoảng người di cư, nếu không khối Schegen sẽ sụp đổ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59'
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55'
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.