Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 1: Kiến tạo không gian phát triển mới
Đây không chỉ là việc hợp nhất địa giới hay tổ chức bộ máy hành chính mà là cuộc cách mạng tái cấu trúc toàn diện về lãnh thổ, thể chế, văn hóa, kinh tế cũng như không gian phát triển, tạo ra các cực tăng trưởng mới có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu khi đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra, quyết định “sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả.TTXVN thực hiện loạt bài về hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp địa giới hành chính, thực hiện chính quyền 2 cấp, kiến tạo không gian phát triển mới ghi nhận nỗ lực, hành động của Chính phủ, các bộ ngành; ý kiến của lãnh đạo tỉnh, thành tại một số cực tăng trưởng; giải pháp khuyến nghị từ góc nhìn chuyên gia, doanh nghiệp... Loạt bài cũng có câu chuyện về bước chuyển mình ngoạn mục của Hong Kong (Trung Quốc) nhờ chính sách kinh tế mở và sự thích nghi linh hoạt trước những biến động lịch sử.Bài 1: Kiến tạo không gian phát triển mớiViệc cả nước vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là sự kiện chưa từng có trong tiền lệ, đây có thể xem là cuộc cải cách lớn nhất về tổ chức hành chính từ khi thành lập nước đến nay. Cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh; kết thúc hoạt động 696 đơn vị hành chính cấp huyện, sắp xếp 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, giảm còn 3.321 xã.Để phục vụ cho việc sắp xếp, Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức Chính phủ đã được sửa. Chính phủ đã ban hành một loạt gồm 40 các Nghị định, riêng về phân cấp, phân quyền là 28 Nghị định.* Cuộc cải cách chưa có tiền lệ
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: "Chúng ta cũng tạo ra một không gian kinh tế đủ lớn, kết nối thế mạnh giữa các vùng miền kinh tế để chuẩn bị cho kỷ nguyên vươn mình. Đến hiện tại, hầu hết các tỉnh hợp nhất có quy mô trên 2-3 triệu người và quy mô kinh tế đều rất lớn, có sự kết hợp cả miền núi, đồng bằng, miền biển…"
Đặc biệt, có những không gian kinh tế vượt trội và có thể so sánh với khu vực. Ví dụ như Thành phố Hồ Chí Minh, khi Bình Dương hợp nhất vào sẽ là một trung tâm công nghiệp lớn cùng với Vũng Tàu cũng là một trung tâm công nghiệp và du lịch. Sắp tới chúng ta có khu thương mại tự do như Đà Nẵng, trở thành một vùng kinh tế sức mạnh, đầy tiềm lực.Thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang, hợp nhất lấy tên là thành phố Cần Thơ là tiền đề thuận lợi để thực hiện liên kết phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; mở rộng không gian phát triển, định vị rõ vai trò trung tâm kinh tế vùng, đủ tầm để dẫn dắt cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long….Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh không chỉ đơn thuần là hợp nhất địa giới hay tổ chức bộ máy hành chính mà là cuộc tái cấu trúc toàn diện về lãnh thổ, thể chế, văn hóa, kinh tế cũng như không gian phát triển.Hơn nữa, cuộc cải tổ này gắn với việc xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp là mô hình tổ chức chính quyền mới, được cho là phù hợp với xu thế quốc tế, mang tính hiện đại và hướng đến hiệu quả quản trị cao hơn. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc lại đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới; góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, tinh giản biên chế; tiết kiệm chi cho ngân sách, góp phần vào cải cách chính sách tiền lương…* Kết nối tạo hiệu ứng lan tỏa cho mô hình mới
Để chuẩn bị cho việc vận hành, sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính, một khối lượng công việc đồ sộ đã được Chính phủ và các bộ ngành, địa phương chuẩn bị gấp rút, khẩn trương cả về hạ tầng kinh tế, bộ máy hành chính, nhân lực, hoàn thiện thể chế, dịch vụ công… đồng thời với thực hiện phân cấp, phân quyền… Khi vận hành theo mô hình mới từ ngày 1/7, các lĩnh vực liên quan đến người dân, doanh nghiệp như hải quan, thuế, ngân hàng, nhà đất… tại 34 tỉnh, thành đều được vận hành thông suốt. Đây chính là những yếu tố tạo đà cho kinh tế phát triển.
Sắp xếp địa giới hành chính, hợp nhất tỉnh thành để tạo ra không gian kinh tế mới, nhưng nếu không tạo ra sự kết nối thì cũng không đạt được mục tiêu đề ra. Từ ý nghĩa rất quan trọng của kết nối hạ tầng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, "Chính phủ cũng đã chỉ đạo các địa phương rà soát các công trình trọng điểm, đặc biệt là những công trình kết nối”. Ví dụ, Bình Định hợp nhất với Gia Lai thì Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dài khoảng 125 km. Như vậy, khoảng cách giữa Bình Định, Gia Lai được rút ngắn rất đáng kể, hỗ trợ cho Tây Nguyên và tạo điều kiện cho Tây Nguyên phát triển.
Tương tự như vậy, nhiều tuyến đường khác cũng sẽ được khởi công. Đến ngày 19/8, sẽ có 80 công trình đồng loạt được khởi công trong cả nước. Về mặt kinh tế sẽ tạo ra sự kết nối quốc gia, kết nối vùng và kết nối trong nội tỉnh tùy theo quy mô ví dụ như hệ thống đường cao tốc, ven biển, đường sắt tốc độ cao…. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19/8 tới và hoàn thành trong năm 2026…Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia sẽ giúp hỗ trợ, phục vụ cho người dân tốt hơn; đồng thời hoạt động của chính quyền cũng được công khai, minh bạch để dân giám sát, hạn chế việc nhũng nhiễu, tiêu cực.Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thì hơn lúc nào hết đội ngũ cán bộ, công chức sẽ là nhân tố then chốt quyết định sự thành công mô hình mới này. “Việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không còn là một sự lựa chọn, mà là một yêu cầu rất cấp bách để thực hiện việc chuyển đổi từ quản lý hành chính sang quản trị, phục vụ nhân dân”, Bộ trưởng nhấn mạnh.Cùng quan điểm, nhiều ý kiến cho rằng, khi sắp xếp lại bộ máy chính quyền 2 cấp sẽ rất cần những con người có chất lượng cao, những con người có tâm, có tầm để làm những công việc phù hợp. Do đó, chúng ta cần củng cố nguồn nhân lực chất lượng cao trên tất cả các đơn vị. Có như vậy, bộ máy chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động sẽ tốt hơn.TS. Lê Quang Minh (Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội) nhìn nhận, việc nhanh chóng hoàn thiện và phát hành rộng rãi "Cẩm nang công tác của cấp xã" sẽ là công cụ làm việc thiết thực, giúp đội ngũ cán bộ cơ sở có ngay một tài liệu tham chiếu chuẩn xác về các quy trình, nghiệp vụ mới.Việc tiếp tục hoàn thiện thể chế và pháp luật là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, có tính chất nền tảng để đảm bảo bộ máy mới vận hành thông suốt, đúng pháp luật. Chính phủ và các bộ, ngành cần tiếp tục phát huy tinh thần làm việc khẩn trương, đồng thời ban hành ngay các văn bản hướng dẫn trong giai đoạn chuyển tiếp, trọng tâm là các quy định về việc công nhận giá trị pháp lý của các loại giấy tờ cũ và xây dựng quy trình chuyển đổi đơn giản, không gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp cùng với đó là các luật liên quan nhằm thể chế hóa một cách đầy đủ và bền vững mô hình chính quyền hai cấp.“Quá trình này phải gắn liền với việc phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, thực chất cho chính quyền địa phương, thực thi hiệu quả theo nguyên tắc "địa phương làm, địa phương quyết, địa phương chịu trách nhiệm"”, TS. Lê Quang Minh nhấn mạnh.Hiệu ứng lan tỏa từ mô hình mới đã dần hiện hữu qua sự kết nối hạ tầng mạnh mẽ, sự mở rộng không gian kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng địa phương và cả quốc gia. Tuy nhiên, cải cách hành chính không thể thành công nếu không song hành với đổi mới thể chế, hoàn thiện pháp luật và đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tâm, đủ tầm.Việc sắp xếp lại “giang sơn” hôm nay, đang được triển khai đúng hướng, bài bản và quyết liệt - sẽ không chỉ làm tinh gọn bộ máy mà còn làm lớn không gian phát triển và nâng tầm vóc quốc gia trong kỷ nguyên mới.Xem thêm:
>>Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 3: Xung lực mới cho thu hút đầu tư
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
TP.HCM mở rộng “mạch máu” giao thông đến vùng mới sáp nhập
16:30' - 16/07/2025
Theo Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũ (gồm các khu vực mới sáp nhập như Dĩ An, Lái Thiêu, Tân Đông Hiệp…) có tổng cộng 24 tuyến xe buýt đang hoạt động.
-
Kinh tế tổng hợp
Kỳ họp đầu tiên của Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh sau sáp nhập
18:22' - 01/07/2025
HĐND Tp. Hồ Chí Minh (mới), khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ nhất, thảo luận và thông qua một số nội dung liên quan đến xây dựng tổ chức bộ máy chính quyền trong giai đoạn mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước dự lễ công bố các Nghị quyết, quyết định về sáp nhập đơn vị hành chính
11:00' - 30/06/2025
Sáng 30/6, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự lễ công bố các Nghị quyết, quyết định về sáp nhập đơn vị hành chính tại các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Mô hình chính quyền hai cấp sẽ phục vụ người dân tốt hơn
08:03' - 30/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã trả lời báo chí về thế mạnh của chính quyền địa phương hai cấp cũng như những lợi thế khi mô hình này đi vào hoạt động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27
11:28'
Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến dự và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh bất ngờ tăng mạnh trong quý II/2025
10:08'
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh (cũ) trong nửa đầu năm nay đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030
09:12'
Sáng 17/7/2025, Phiên khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tổ chức tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
08:10'
Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện 110 yêu cầu đẩy nhanh sắp xếp bộ máy, xử lý thủ tục đất đai, xóa “lõm sóng”, nâng kỹ năng số và cải cách hành chính phục vụ người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 3: Xung lực mới cho thu hút đầu tư
07:33'
Việc tập trung nguồn lực vào chính quyền 2 cấp giúp nâng cao năng lực điều hành và phục vụ. Các quyết sách có thể đưa ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, tránh tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 2: Thêm động lực phát triển cho các "cực tăng trưởng" mới
06:41'
34 tỉnh thành vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025 không đơn thuần là phép cộng không gian địa lý, mà là sự hợp lực tạo ra dư địa phát triển mới cho các "cực tăng trưởng" mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế Nghệ An đẩy mạnh cải cách, lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ
21:49' - 16/07/2025
Thuế tỉnh Nghệ An vừa có thư ngỏ gửi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân người nộp thuế về việc phối hợp, đồng hành trong suốt thời gian qua đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Azerbaijan tăng kết nối khởi nghiệp, mở rộng đầu tư số
21:40' - 16/07/2025
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Azerbaijan 2025 “Hội tụ nguồn lực đầu tư phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia trong kỷ nguyên kinh tế số” đã diễn ra chiều 16/7 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chi trả giảm phát thải khí nhà kính tại Huế giúp giữ rừng, cải thiện sinh kế
21:16' - 16/07/2025
Sau 3 năm triển khai thực hiện thí điểm chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA), thành phố Huế có hơn 205,5 nghìn ha rừng tự nhiên được đưa vào cơ chế ERPA, với tổng số tiền gần 136 tỷ đồng.