Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài cuối: Hong Kong (Trung Quốc): Bước chuyển mình ngoạn mục!
Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ngày nay được biết đến là một trong những là trung tâm tài chính, vận tải biển và thương mại quốc tế, đồng thời là một trong những nền kinh tế năng động trên thế giới. Tuy nhiên, cách đây hơn 150 năm, Hong Kong chỉ là một làng chài nhỏ bé, sự chuyển mình ngoạn mục của Hong Kong là một câu chuyện đầy cảm hứng nhờ chính sách kinh tế mở và sự thích nghi linh hoạt trước những biến động lịch sử.
Sau 156 năm thuộc sự quản lý của Vương quốc Anh, ngày 1/7/1997, Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc. Sau 28 năm trở về Trung Quốc, Hong Kong tiếp tục được đánh giá là nền kinh tế tự do nhất thế giới, đứng thứ ba trong số các trung tâm tài chính quốc tế và sức cạnh tranh quốc tế; xếp hạng của các trường đại học trong “Bảng xếp hạng đại học thế giới” tăng lên theo từng năm.
Hong Kong có một số lợi thế cạnh tranh như thuế thấp, thủ tục đơn giản, thông luật và ưu đãi về lợi tức. Hong Kong là cửa ngõ kết nối Trung Quốc với thế giới, trong khi Trung Quốc là nền kinh tế và thị trường lớn của thế giới nên các nhà đầu tư toàn cầu muốn thông qua Hong Kong tìm hiểu thông tin và cơ hội hợp tác tại thị trường này. Ngược lại, các doanh nghiệp của Trung Quốc cũng thông qua cửa ngõ Hong Kong để vươn ra thế giới.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hong Kong năm 2024 là 407,11 tỷ USD và nền kinh tế tăng trưởng 3,1% trong quý I/2025. Trong Dự toán ngân sách năm 2025-2026, chính quyền Hong Kong đã vạch ra một loạt kế hoạch để tạo động lực mới cho nền kinh tế.
Cụ thể, Hong Kong sẽ tiếp tục tận dụng vị thế chiến lược “3 trung tâm và 1 cao điểm” (trung tâm tài chính, trung tâm vận tải và trung tâm thương mại quốc tế và cao điểm thu hút nhân tài). Chính quyền Hong Kong đang đẩy mạnh khai thác thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Đông, đồng thời khám phá tiềm năng thị trường ở Trung Á, Nam Á và Bắc Phi.
Từ tháng 7/2022 đến nay, Hong Kong đã thu hút được gần 1.400 công ty trong và ngoài nước đến đặt trụ sở hoặc mở rộng kinh doanh, thu hút hơn 80 công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến và hơn 210.000 nhân tài đến Hong Kong.
Ngành tài chính tiếp tục là xương sống và thước đo của nền kinh tế Hong Kong. Từ đầu năm 2025 đến nay, số lượng hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hong Kong đã tăng lên khoảng 200 hồ sơ, phản ánh niềm tin tích cực của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán Hong Kong trong nửa cuối năm. Trong sáu tháng đầu năm 2025 đã có 42 thương vụ IPO tại Hong Kong, huy động được hơn 107 tỷ HKD (13,63 tỷ USD), đưa Hong Kong lên vị trí dẫn đầu thế giới về tổng số tiền huy động từ IPO.
Báo cáo “Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu”, do Tập đoàn Z/Yen của Anh và Viện Nghiên cứu phát triển tổng hợp Trung Quốc tại Thâm Quyến biên soạn công bố ngày 20/3 cho thấy Hong Kong tiếp tục đứng thứ ba thế giới và tiếp tục đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo báo cáo, thứ hạng của Hong Kong về vốn nhân lực, cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển ngành tài chính đã tăng lên vị trí thứ hai trên thế giới, trong khi thứ hạng về môi trường kinh doanh và danh tiếng và tính toàn diện cũng tăng lên thứ ba trên thế giới.
Ngoài ra, Hong Kong được xếp hạng tốt trong nhiều lĩnh vực tài chính, bao gồm đứng đầu thế giới về quản lý đầu tư, bảo hiểm và tài chính và thứ ba trên thế giới về ngân hàng. Báo cáo cũng đánh giá mức độ fintech tại các trung tâm tài chính, với thứ hạng của Hong Kong tăng 5 bậc lên vị trí thứ tư trên thế giới.
Theo Niên giám năng lực cạnh tranh thế giới 2025 được Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD) có trụ sở tại Thụy Sĩ công bố ngày 17/6 Hong Kong đã tăng hai bậc để trở thành nền kinh tế cạnh tranh thứ 3 thế giới. IMD nhận xét rằng, sự tiến bộ trong cả 4 yếu tố về năng lực cạnh tranh phản ánh cách tiếp cận rộng rãi của Hong Kong trong việc thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.
Ông Lý Gia Siêu, Trưởng Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong cho biết: “Niên giám Cạnh tranh Thế giới cho thấy điểm số của Hong Kong về tổng thể và ở nhiều lĩnh vực đã được cải thiện. Thực tế này cho thấy, định hướng chính sách của Chính quyền đang đi đúng hướng và nhiều chính sách khác nhau đã mang lại kết quả khả quan”.
Nhằm giúp Hong Kong phát triển tốt hơn và thu hút thêm nhiều nguồn lực, chính quyền trung ương Trung Quốc đã xây dựng kế hoạch phát triển để Hong Kong hội nhập vào Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông- Hong Kong-Macau. Theo kế hoạch ban đầu, Hong Kong sẽ củng cố vị thế là trung tâm tài chính và thương mại, Thâm Quyến sẽ gia tăng vị thế là trung tâm công nghệ, trong khi Macau sẽ tập trung vào du lịch và giao thương với những nước nói tiếng Bồ Đào Nha.
Một Khu vực Vịnh lớn sôi động và phát triển như vậy không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu về tài nguyên và thị trường để nâng cấp các ngành có lợi thế truyền thống của Hong Kong mà còn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác nhau để phát triển các ngành công nghệ đổi mới của Hong Kong. Do đó những năm qua, chính quyền Hong Kong hết sức coi trọng việc thúc đẩy xây dựng Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macau, đặc biệt là trong việc tăng cường kết nối các quy tắc và cơ chế trong khu vực.
Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của chính quyền trung ương Trung Quốc, Hong Kong vẫn đang tiếp tục phát huy tối đa lợi thế của chính sách “một nước, hai chế độ”, tích cực hội nhập vào sự phát triển chung của đất nước, tăng cường trao đổi và hợp tác quốc tế, đồng thời hoàn thành vai trò là “siêu kết nối” và “siêu giá trị gia tăng”, tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu là trung tâm tài chính quốc tế và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư và công ty toàn cầu.
Tuy nhiên, Hong Kong cũng đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các trung tâm tài chính khác như Singapore, Thâm Quyến, Thượng Hải…, nên Hong Kong cần cải cách mạnh mẽ để duy trì vị thế, tập trung vào đa dạng hóa kinh tế, thu hút nhân tài và đẩy mạnh chuyển đổi số.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, Hong Kong cần tiếp tục đổi mới và phát triển để củng cố sức cạnh tranh của trung tâm tài chính quốc tế, tiếp tục làm sâu sắc thêm kết nối tài chính tại Khu vực Vịnh lớn, mở rộng phạm vi của “Kết nối quản lý tài sản xuyên biên giới”; không ngừng cải thiện các dịch vụ tài chính, để củng cố vị thế trung tâm tài chính quốc tế và phát huy đầy đủ lợi thế để đóng góp vào sự phát triển chất lượng cao của Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macau.
Xem thêm:
>>Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 1: Kiến tạo không gian phát triển mới
>>Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 3: Xung lực mới cho thu hút đầu tư
- Từ khóa :
- đơn vị hành chính
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 3: Xung lực mới cho thu hút đầu tư
07:33'
Việc tập trung nguồn lực vào chính quyền 2 cấp giúp nâng cao năng lực điều hành và phục vụ. Các quyết sách có thể đưa ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, tránh tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 2: Thêm động lực phát triển cho các "cực tăng trưởng" mới
06:41'
34 tỉnh thành vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025 không đơn thuần là phép cộng không gian địa lý, mà là sự hợp lực tạo ra dư địa phát triển mới cho các "cực tăng trưởng" mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 1: Kiến tạo không gian phát triển mới
06:30'
Việc 34 tỉnh thành trong cả nước vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng và Nhà nước chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump cập nhật tiến độ đàm phán thương mại với các đối tác
10:08'
Ngày 16/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nước này đang tiến rất gần đến một thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và có khả năng đạt được thỏa thuận với châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan Mỹ có thể khiến kinh tế Italy thiệt hại nặng
09:16'
Việc Mỹ áp dụng mức thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu có nguy cơ khiến Italy thiệt hại 37,5 tỷ euro (43,5 tỷ USD), và việc đồng USD mất giá cũng cần được tính đến trong bối cảnh này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế mới với hơn 150 quốc gia
08:15'
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ gửi thư thông báo áp thuế đến hơn 150 quốc gia, gây sức ép buộc các đối tác thương mại phải đàm phán lại để tránh mức thuế cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ làm giảm 0,25 điểm phần trăm tăng trưởng GDP của Đức
07:00'
IMK cảnh báo mức thuế 30% mà Tổng thống Mỹ đề xuất với hàng nhập khẩu từ EU có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế của Đức khoảng 0,25 điểm phần trăm trong cả năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Những quốc gia nào dễ bị ảnh hưởng nhất nếu Tổng thống Mỹ áp mức thuế 100%?
14:49' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 100% lên đối tác thương mại của Nga nếu quốc gia này không đạt được thỏa thuận giải quyết xung đột tại Ukraine trong vòng 50 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tăng cao trong tháng 6
07:37' - 16/07/2025
Ngày 15/7, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 vừa qua tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU không thông qua được gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
07:36' - 16/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã không thể thông qua một gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, sau khi Slovakia đã ngăn cản đề xuất này do những quan ngại về an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Trump cân nhắc bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính Bessent làm Chủ tịch Fed
07:31' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent là một trong những phương án có thể thay thế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc siết chặt hạn chế xuất khẩu một số công nghệ pin
07:31' - 16/07/2025
Ngày 15/7, Trung Quốc đã siết chặt hạn chế xuất khẩu một số công nghệ vật liệu pin trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ.