Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 3: Xung lực mới cho thu hút đầu tư
Sau quá trình sắp xếp và hợp nhất các đơn vị hành chính, cả nước đã chính thức vận hành hệ thống chính quyền địa phương hai cấp. Đây không chỉ là cuộc cách mạng cải cách hành chính đơn thuần, mà còn là một bước đi chiến lược, tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Hiệu quả của việc cải cách bộ máy chính quyền sau sắp xếp, hợp nhất đã và đang tạo nên những xung lực mới, mở rộng cánh cửa thu hút doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Lợi ích dễ dàng nhận thấy nhất từ việc hợp nhất các đơn vị hành chính là sự tinh gọn của bộ máy, giảm thiểu tầng nấc quản lý và các hoạt động kiểm soát. Thay vì phải đi qua nhiều "cửa" như trước đây, nay người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận các dịch vụ hành chính một cách trực tiếp và nhanh chóng hơn. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn giảm thiểu đáng kể các thủ tục rườm rà, tạo ra một môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch hơn.Bà Đặng Thị Sinh, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản 24h (tỉnh Hưng Yên) cho biết, thực sự cảm nhận rõ sự khác biệt. Trước đây, mỗi khi làm thủ tục liên quan đến cấp phép đầu tư hay các vấn đề về đất đai, doanh nghiệp phải "gặp gỡ", tiếp xúc với nhiều sở, ban, ngành khác nhau ở cả cấp tỉnh và cấp huyện. Giờ đây, các đầu mối đã được tinh gọn, thông tin rõ ràng hơn, quy trình cũng được rút ngắn đáng kể. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian và nguồn lực, đặc biệt là khi triển khai các dự án lớn.Hơn thế nữa, việc tập trung quyền hạn và nguồn lực vào chính quyền hai cấp sẽ giúp nâng cao năng lực điều hành và phục vụ. Các quyết sách có thể được đưa ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, tránh tình trạng chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư, từ đó tạo nền tảng vững chắc để thu hút thêm vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và cả nước.
Đồng quan điểm, ông Phạm Đăng Hào, Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng Sao Đỏ Fast (Hải Phòng) chia sẻ, đây là một điểm cộng rất lớn. Khi quyền hạn và trách nhiệm được tập trung, chính quyền địa phương sẽ có đủ năng lực để đưa ra các quyết định kịp thời, linh hoạt hơn trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Ví dụ, việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quy hoạch, cấp phép xây dựng; hay thậm chí là giải phóng mặt bằng, sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Điều này tạo niềm tin cho nhà đầu tư, khiến họ yên tâm hơn khi rót vốn vào những dự án dài hạn.Chủ tịch Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) Phạm Văn Thanh cho biết với Petrolimex, chủ trương sáp nhập tỉnh, thành là cơ hội mở rộng mạng lưới bán lẻ, khi các tuyến nội tỉnh, liên vùng, liên tỉnh sẽ được triển khai mạnh. Hiện tỷ trọng bán lẻ đóng vai trò quan trọng và chiếm 60-70% lợi nhuận của Tập đoàn. Theo đó, Petrolimex tiếp tục ưu tiên phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu, trạm dừng nghỉ tại các tuyến cao tốc, trục lộ chính, địa bàn trọng điểm; thúc đẩy phương án thuê cửa hàng hoặc hợp tác kinh doanh nhằm tối ưu chi phí đầu tư. Theo Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh, ngay khi có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành, Petrolimex đã thành lập Ban Chỉ đạo, tổ chức các cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị, tham khảo ý kiến chuyên gia và các mô hình quốc tế để xây dựng phương án tổ chức mới với mục tiêu tinh gọn, hiệu quả, giảm chi phí và đảm bảo hoạt động thông suốt.Các chuyên gia kinh tế cũng đánh giá cao những hiệu ứng tích cực; đồng thời, khuyến nghị, để tối ưu hóa hiệu quả của hệ thống chính quyền địa phương hai cấp, mong rằng Nhà nước sớm có những giải pháp đồng bộ và chiến lược. Đầu tiên và quan trọng nhất có lẽ là tiếp tục đẩy mạnh việc minh bạch hóa thông tin. Mọi quy hoạch, chính sách, thủ tục hành chính cần được công khai đầy đủ, dễ tiếp cận trên các cổng thông tin điện tử, giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu và đưa ra quyết định.Thêm vào đó, cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ công. Dù tầng nấc quản lý đã giảm, nhưng nếu chất lượng cán bộ, công chức không được cải thiện, hoặc quy trình vẫn còn rườm rà, thì hiệu quả sẽ không đạt được như kỳ vọng. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về kỹ năng chuyên môn, thái độ phục vụ chuyên nghiệp là rất cần thiết. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ hơn nữa vào quản lý hành chính như Chính phủ điện tử, Dịch vụ công trực tuyến... sẽ là chìa khóa để giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp, tránh phiền hà và tăng cường tính minh bạch.Bà Thái Thị Việt Trinh, Chuyên gia Phân tích Kinh tế, Công ty cổ phần Quản lý Quỹ VinaCapital cho biết, việc tái cấu trúc bộ máy hành chính và hướng tới một hệ thống quản lý tinh gọn có tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam, đồng thời ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư của VinaCapital. Trong bối cảnh Việt Nam tập trung vào các động lực tăng trưởng nội địa giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, VinaCapital đang chọn lọc mở rộng đầu tư vào những lĩnh vực được kỳ vọng hưởng lợi lớn như hạ tầng, bất động sản, vật liệu xây dựng, logistics, năng lượng và ngân hàng. Ngoài ra, đầu tư hạ tầng tăng mạnh được cho là sẽ giúp củng cố niềm tin tiêu dùng và kích thích người dân mua sắm, qua đó hỗ trợ tăng trưởng GDP trong bối cảnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều khả năng sẽ giảm tốc trong năm nay.VinaCapital cũng đang thực hiện các dự án thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, bao gồm hợp tác với các đối tác chiến lược để xây dựng các trung tâm dữ liệu. Với nguồn nhân lực chất lượng cao, lĩnh vực công nghệ phát triển nhanh và sự ủng hộ mạnh mẽ từ Chính phủ, Việt Nam đang nổi lên như một nhân tố quan trọng trong lĩnh vực Al toàn cầu. Bà Đỗ Thị Hoa, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đào tạo Coach 3S nhận định, sự ổn định pháp lý là 'xương sống' của môi trường đầu tư. Nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nước ngoài, rất quan tâm đến việc liệu các quy định về đất đai, thuế, lao động, hay các cam kết đầu tư có được giữ vững trong dài hạn hay không. Dù bộ máy hành chính đã tinh gọn, nhưng nếu khung pháp lý vẫn còn những 'lỗ hổng' hoặc thay đổi đột ngột, nó sẽ làm suy giảm niềm tin và khiến họ ngần ngại rót vốn. Do đó, việc xây dựng và duy trì một hệ thống pháp luật ổn định, dễ dự đoán là giải pháp cốt lõi để phát huy tối đa hiệu quả từ cuộc cải cách hành chính này.Ngoài những giải pháp nêu trên, không thể thiếu cơ chế giám sát và đánh giá hiệu quả định kỳ, dựa trên các chỉ số cụ thể như thời gian giải quyết thủ tục, mức độ hài lòng của doanh nghiệp, hay số lượng dự án đầu tư được thu hút. Việc này không chỉ giúp kịp thời điều chỉnh những bất cập mà còn tạo động lực cho các địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Có thể thấy, khi doanh nghiệp và nhà đầu tư cảm nhận được sự thay đổi tích cực, niềm tin sẽ được củng cố, từ đó tạo ra xung lực mạnh mẽ để thu hút thêm nhiều nguồn vốn, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.Xem thêm:
>>Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 1: Kiến tạo không gian phát triển mới
- Từ khóa :
- vốn
- phát triển
- doanh nghiệp
- nhà đầu tư
- kinh tế
- Việt Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
OCOP thích ứng sau hợp nhất tỉnh, thành
08:56' - 11/07/2025
Sản phẩm OCOP không chỉ góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy tri thức bản địa.
-
Kinh tế tổng hợp
Mở không gian kinh tế rộng lớn khi hai thủ phủ công nghiệp hợp nhất
08:37' - 11/07/2025
Sự hợp nhất giữa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh đã hình thành nên một vùng kinh tế trọng điểm mới.
-
Bất động sản
Dư địa mở ra cho thị trường bất động sản sau hợp nhất
13:00' - 10/07/2025
Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam Dương Thuỳ Dung, đối với giá bán sơ cấp của thị trường căn hộ bán tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 82 triệu đồng/m2 thông thủy, tăng gần 7% theo quý và 29% theo năm.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
Bất động sản
Hoàn thiện dữ liệu đất đai sau hợp nhất: Đảm bảo cả chất lượng và tiến độ
15:38' - 26/06/2025
Hợp nhất các đơn vị hành chính đặt ra yêu cầu cao đối với việc cập nhật và xây dựng dữ liệu đất đai. Đây là nền tảng quan trọng, liên thông thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27
11:28'
Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến dự và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh bất ngờ tăng mạnh trong quý II/2025
10:08'
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh (cũ) trong nửa đầu năm nay đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030
09:12'
Sáng 17/7/2025, Phiên khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tổ chức tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
08:10'
Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện 110 yêu cầu đẩy nhanh sắp xếp bộ máy, xử lý thủ tục đất đai, xóa “lõm sóng”, nâng kỹ năng số và cải cách hành chính phục vụ người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 2: Thêm động lực phát triển cho các "cực tăng trưởng" mới
06:41'
34 tỉnh thành vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025 không đơn thuần là phép cộng không gian địa lý, mà là sự hợp lực tạo ra dư địa phát triển mới cho các "cực tăng trưởng" mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 1: Kiến tạo không gian phát triển mới
06:30'
Việc 34 tỉnh thành trong cả nước vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng và Nhà nước chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế Nghệ An đẩy mạnh cải cách, lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ
21:49' - 16/07/2025
Thuế tỉnh Nghệ An vừa có thư ngỏ gửi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân người nộp thuế về việc phối hợp, đồng hành trong suốt thời gian qua đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Azerbaijan tăng kết nối khởi nghiệp, mở rộng đầu tư số
21:40' - 16/07/2025
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Azerbaijan 2025 “Hội tụ nguồn lực đầu tư phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia trong kỷ nguyên kinh tế số” đã diễn ra chiều 16/7 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chi trả giảm phát thải khí nhà kính tại Huế giúp giữ rừng, cải thiện sinh kế
21:16' - 16/07/2025
Sau 3 năm triển khai thực hiện thí điểm chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA), thành phố Huế có hơn 205,5 nghìn ha rừng tự nhiên được đưa vào cơ chế ERPA, với tổng số tiền gần 136 tỷ đồng.