Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 2: Thêm động lực phát triển cho các "cực tăng trưởng" mới
Từ ngày 1/7/2025, cả nước bước vào thời điểm lịch sử, 34 tỉnh thành trong cả nước vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chưa từng có trong tiền lệ. Quyết sách này không phải đơn thuần là phép cộng không gian địa lý, mà là sự hợp lực tạo ra dư địa phát triển mới cũng như tạo hiệu ứng lan tỏa, phát triển ở tầm cao hơn cho các "cực tăng trưởng" mới. Phóng viên TTXVN ghi nhận ý kiến của lãnh đạo một số tỉnh, thành phố về ý nghĩa lịch sử của quyết sách này cũng như kỳ vọng, định hướng phát triển sau thực hiện sắp xếp.
* Ông Nguyễn Văn Được, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh: Hợp lực để tạo ra động lực mới, dư địa mới
* Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng: Hội tụ nâng tầm giá trị
Sau 28 năm tạm thời chia tách để phát triển, nay Quảng Nam và Đà Nẵng đã trở thành một đơn vị hành chính mới: thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, mang tầm vóc, vị thế mới. Lần hợp nhất này không chỉ là phép cộng cơ học về địa lý, dân số hay ngân sách, mà là sự hội tụ nâng tầm của giá trị chính trị, kinh tế, lịch sử, bản sắc văn hóa, tinh thần cách mạng, truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường và khát vọng vươn lên của con người và vùng đất xứ Quảng…
Sau khi hợp nhất, thành phố Đà Nẵng hiện nay có tiềm lực sức mạnh lớn hơn, điều kiện phát triển tốt hơn. Thành phố sẽ tiếp tục quyết tâm thực hiện thành công các mô hình, định hướng mới như: Khu thương mại tự do, Trung tâm tài chính quốc tế, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo… Thành phố quyết liệt triển khai các giải pháp phát triển, phấn đấu tăng trưởng cả năm 2025 đạt trên 10%. Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội…Về quy hoạch phát triển, thành phố Đà Nẵng sẽ được định hướng phát triển theo hướng Đông – Tây, đặc biệt tập trung phát triển các vùng phía Tây, vùng ven biển và vùng Khu kinh tế Chu Lai gắn với sân bay và cảng biển. Thành phố Đà Nẵng dự kiến xin ý kiến Quốc hội, Chính phủ đồng ý để thành phố xây dựng đường sắt đô thị tốc độ 160 km/h để kết nối hai sân bay Đà Nẵng và Chu Lai. Nếu được chấp thuận sẽ quyết tâm hoàn thiện giai đoạn 1 của dự án, nối từ sân bay Đà Nẵng đến Hội An ngay trong nhiệm kỳ tới. Thành phố Đà Nẵng cũng sẽ phát triển các trục đô thị mới, định hướng phát triển dọc theo sông Trường Giang, dọc bờ biển để tăng tỷ lệ đô thị hóa trên 60%. Tại khu vực phía Tây, thành phố định hướng tập trung phát triển hạ tầng theo 3 lĩnh vực chính là: giao thông, y tế và giáo dục, đồng thời nâng cao khả năng kết nối viễn thông của khu vực…* Ông Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai: Đưa Lào Cai trở thành vùng kinh tế động lực nơi biên giới
Từ ngày 1/7, tỉnh Lào Cai mới đã được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ địa giới hành chính hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Với tổng diện tích tự nhiên 13.256,92 km², dân số 1.778.785 người, gồm 99 đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Lào Cai mới có đầy đủ đặc trưng của vùng cao, vùng thấp, đô thị, nông thôn và nhiều tiểu vùng phát triển có lợi thế riêng biệt.
Việc hợp nhất không chỉ đơn thuần là sắp xếp lại địa giới hành chính, mà là bước chuyển quan trọng trong tư duy phát triển. Đây là tiền đề để kết nối đồng bộ không gian phát triển, xây dựng hạ tầng hiện đại, thúc đẩy liên kết vùng, cơ cấu lại các ngành kinh tế, phân bổ nguồn lực hợp lý và kiến tạo hệ thống quản trị phát triển hiệu quả. Quan trọng hơn, đây còn là thời cơ quý báu để tỉnh Lào Cai tái định hình tư duy phát triển, xây dựng tầm nhìn chiến lược mang tính dài hạn, bền vững và phù hợp với yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Trên nền tảng đó, mục tiêu chiến lược được xác lập là xây dựng Lào Cai trở thành vùng kinh tế động lực nơi biên giới, có cấu trúc đa trung tâm, phát triển đồng bộ, gắn kết chặt chẽ giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và logistics, từ đó hình thành các chuỗi giá trị liên vùng và xuyên biên giới. Với tầm nhìn xa hơn, Lào Cai sẽ là trung tâm kết nối quốc tế hiện đại, có năng lực cạnh tranh cao, đóng vai trò cửa ngõ quan trọng của Việt Nam trong giao thương và hợp tác với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc và khu vực ASEAN.Để cụ thể hóa, tỉnh đã định hình lại không gian phát triển kinh tế - xã hội với tư duy chiến lược rõ ràng và đồng bộ theo hướng: Một trục động lực, hai cực phát triển, ba vùng kinh tế, bốn trụ cột phát triển - một cấu trúc liên hoàn, hỗ trợ nhau tạo nên sức mạnh tổng thể.Xem thêm:
>>Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 1: Kiến tạo không gian phát triển mới
>>Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 3: Xung lực mới cho thu hút đầu tư
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng thông qua mức hỗ trợ cán bộ, người lao động ảnh hưởng do sắp xếp
17:27' - 16/07/2025
Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã thông qua mức hỗ trợ cán bộ, người lao động ảnh hưởng do sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.
-
Kinh tế tổng hợp
Cần Thơ quy hoạch, phát triển đô thị sau sắp xếp
15:39' - 08/07/2025
Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Văn Hòa có buổi làm việc với Sở Xây dựng và một số sở, ngành về hoạt động sau khi sắp xếp Sở Xây dựng và nhiệm vụ chuyên môn trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52' - 07/07/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Đời sống
Quy hoạch mã vùng điện thoại cố định sau sắp xếp tỉnh, thành phố
14:42' - 04/07/2025
Nghị quyết số 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27
11:28'
Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến dự và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh bất ngờ tăng mạnh trong quý II/2025
10:08'
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh (cũ) trong nửa đầu năm nay đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030
09:12'
Sáng 17/7/2025, Phiên khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tổ chức tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
08:10'
Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện 110 yêu cầu đẩy nhanh sắp xếp bộ máy, xử lý thủ tục đất đai, xóa “lõm sóng”, nâng kỹ năng số và cải cách hành chính phục vụ người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 3: Xung lực mới cho thu hút đầu tư
07:33'
Việc tập trung nguồn lực vào chính quyền 2 cấp giúp nâng cao năng lực điều hành và phục vụ. Các quyết sách có thể đưa ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, tránh tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 1: Kiến tạo không gian phát triển mới
06:30'
Việc 34 tỉnh thành trong cả nước vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng và Nhà nước chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế Nghệ An đẩy mạnh cải cách, lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ
21:49' - 16/07/2025
Thuế tỉnh Nghệ An vừa có thư ngỏ gửi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân người nộp thuế về việc phối hợp, đồng hành trong suốt thời gian qua đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Azerbaijan tăng kết nối khởi nghiệp, mở rộng đầu tư số
21:40' - 16/07/2025
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Azerbaijan 2025 “Hội tụ nguồn lực đầu tư phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia trong kỷ nguyên kinh tế số” đã diễn ra chiều 16/7 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chi trả giảm phát thải khí nhà kính tại Huế giúp giữ rừng, cải thiện sinh kế
21:16' - 16/07/2025
Sau 3 năm triển khai thực hiện thí điểm chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA), thành phố Huế có hơn 205,5 nghìn ha rừng tự nhiên được đưa vào cơ chế ERPA, với tổng số tiền gần 136 tỷ đồng.