Hỗ trợ các SME phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tiếp sức bằng chính sách
Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, công nghiệp quốc gia không thể tồn tại và phát triển được nếu không có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, bởi đây là khâu quyết định giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng và khả năng cạnh tranh sản phẩm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hạn chế lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là tính liên kết kém nên khó tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài. Bên cạnh việc hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗ lực và kết nối của các doanh nghiệp mới có thể vực dậy nền công nghiệp hỗ trợ trong nước, bước nhanh hơn trong tiến trình trở thành nhà cung ứng của những Tập đoàn.
* Liên kết kém Theo đại diện Tổng công ty TNHH MTV Công nghiệp Sài Gòn, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đòi hỏi chất lượng ổn định và xuất xứ rõ ràng, nên nguồn nguyên liệu đa số phải nhập khẩu, do trong nước chưa đáp ứng được hoặc nếu có thì chất lượng thường không ổn định, và giá thành cao nên dẫn đến giảm tính cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước.Trong khi đó, Việt Nam đang thiếu một doanh nghiệp đầu đàn có chiến lược và sản phẩm chủ lực để dẫn dắt các doanh nghiệp khác trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tập quán kinh doanh dựa trên liên kết giữa doanh nghiệp chưa thật sự được hình thành để hoạt động hỗ trợ liên kết, tạo mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi”.
Bên cạnh đó, theo ông Đặng Ngọc Quý, Giám đốc Công ty TNNH Kỹ nghệ Nam Sơn, ngay cả các doanh nghiệp trong nước cũng có tư tưởng dè chừng trước các thương hiệu Việt Nam. Điểm mấu chốt là do các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu liên kết, thiếu sự tin tưởng và không có tính chuyên nghiệp. Chẳng hạn như trong các cụm CNHT hay khu công nghiệp có những nhóm sản xuất liên quan nhau như nhuộm, xi mạ… thay vì có thể làm liên kết hình thành những “team” sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh thì các doanh nghiệp trong nước lại muốn làm đơn độc một mình “cho khỏe” vì không tin tưởng nhau. Theo ông Kiều Huỳnh Sơn, Tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất máy và sản phẩm thép Việt, kênh thông tin và kết nối các doanh nghiệp còn yếu kém nên doanh nghiệp tự tìm kiếm thị trường theo cách riêng của mình. Các cụm công nghiệp được hình thành thiếu quy hoạch tổng thể, chủ yếu chỉ giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất hơn là việc tạo nên chuỗi giá trị thông qua việc liên kết doanh nghiệp. Ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cũng nhìn nhận, trong thực tế việc kết nối giữa các doanh nghiệp CNHT còn rất hạn chế. Trong đó, đặc biệt là vai trò của các hiệp hội ngành nghề cũng còn mờ nhạt, chưa trở thành vai trò kết nối giữa các doanh nghiệp trong ngành hàng khác nhau. Các chính sách ưu đãi hỗ trợ của nhà nước hiện nay cũng đang hướng đến việc kêu gọi một số tập đoàn công nghiệp mang tính chất đầu tàu dẫn dắt ngành công nghiệp Việt Nam. * Tiếp sức cho công nghiệp hỗ trợ Theo các chuyên gia, trong phát triển CNHT, cần xác định thị trường ở đâu và phải sản xuất gì là quan trọng hàng đầu. Ngoài việc tạo dung lượng thị trường và kết nối được các doanh nghiệp với thị trường đó, Nhà nước cần xây dựng chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp có thể sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.Về thị trường, ông Trương Thanh Hoài cho biết, thời gian qua Chính phủ cũng có những định hướng phát triển cho 6 ngành CNHT gồm ô tô, dệt may, da giày, điện tử, máy nông nghiệp, đóng tàu, tập trung vào những ngành có dung lượng thị trường đủ lớn. Chẳng hạn như ngành ô tô, Chính phủ đã ban hành chính sách như nâng cao thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số sản phẩm ô tô có dung tích lớn (trên 3.0l) và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các dòng xe có dung tích nhỏ (dưới 3.0l), tiêu hao năng lượng ít, có giá phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam, phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng trong nước.
Với định hướng và chiến lược đặc biệt này, dung lượng thị trường nội địa gần đây đạt 200.000 xe/năm và năm nay hi vọng có thể tăng trưởng 20-30%, cơ hội đối với ngành CNHT ngành ô tô đã bắt đầu mở ra. Vấn đề là cần kết nối các doanh nghiệp ô tô trong nước hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực cơ khí và CNHT.Tương tự như thế, nhằm tạo dung lượng thị trường, Bộ Công Thương cũng tiếp tục kết nối với các tập đoàn Samsung, LG nhưng để kết nối vào chuỗi sản xuất của họ, quan trọng nhất là sự nỗ lực và cố gắng của các doanh nghiệp. Bởi để trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng hiện hữu của các doanh nghiệp này vô cùng khắt khe. Khi đã có dung lượng thị trường Nhà nước sẽ có các chính sách và các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp về mặt công nghệ sản xuất, trình độ quản lý sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực… để sản xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bà Lê Vũ Duy Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển CNHT Tp. Hồ Chí Minh (Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh), đối với lĩnh vực CNHT quan trọng nhất là gắn kết được các doanh nghiệp CNHT với các tập đoàn trong và ngoài nước để họ thành một chuỗi sản xuất và từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Liên quan đến vấn đề kết nối, trung tâm đã xây dựng phòng trưng bày sản phẩm CNHT và xây dựng cơ sở dữ liệu để có thể đáp ứng nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp.Dựa trên hoạt động nền tảng này trung tâm sẽ có những hoạt động chuyên sâu hơn. Hiện nay, chính quyền thành phố cũng đang có chương trình nhà xưởng cao tầng tại KCN Hiệp Phước. Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất (Hepza) đang là cơ quan đầu mối để chủ trì cũng đang phối hợp với trung tâm, khi nhà xưởng cao tầng đưa vào sử dụng. Trung tâm sẽ kết nối để doanh nghiệp có thể tiếp cận quỹ đất này.
Theo Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), Bộ Công Thương cũng đã trình Chính phủ Chương trình hỗ trợ phát triển CNHT quốc gia bao gồm tất cả các nội dung về đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các chuyên gia nước ngoài. Bộ Công Thương dự kiến sẽ xây dựng các trung tâm phát triển CNHT theo điều 9 của Nghị định 111/2015/NĐ-CP tại một số thành phố trọng điểm. Hiện nay Tp. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước đã thành lập trung tâm phát triển CNHT.Tuy nhiên, mô hình của trung tâm phát triển CNHT Tp. Hồ Chí Minh hiện còn thiên về hướng hỗ trợ tư vấn đầu tư nhiều hơn còn về sản xuất thì chưa được phát huy. Do đó ngoài việc tư vấn doanh nghiệp, trung tâm cần có chuyển giao máy móc thiết bị để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và sản xuất thử nghiệm những sản phẩm trước khi doanh nghiệp đưa ra sản xuất hàng loạt, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ về năng lực còn rất hạn chế. Và trung tâm phát triển CNHT Tp. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phát triển theo hướng này để hỗ trợ cho các tỉnh lân cận trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam./.
- Từ khóa :
- công nghiệp hỗ trợ
- SME
- doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tin liên quan
-
DN cần biết
Năng lực và công nghệ của ngành công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế
18:55' - 17/06/2016
Đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm trên 80% số doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng của Việt Nam.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mất cơ hội vì thủ tục vay vốn kéo dài
15:38' - 31/05/2016
Hiện vẫn còn nhiều bất cập trong hệ thống chính sách hỗ trợ về vốn để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều doanh nghiệp bị mất cơ hội kinh doanh.
-
DN cần biết
Tp. Hồ Chí Minh ra mắt Trung tâm trưng bày sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
17:43' - 06/05/2016
Chiều 6/5, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm Trưng bày sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.