Hoa Kỳ ra thông báo về áp thuế chống bán phá giá với tôm nước ấm đông lạnh Việt Nam
Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, theo Công báo liên bang (Federal Register), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra thông báo về áp thuế chống bán phá giá với tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam.
Theo đó, căn cứ vào Mục 516A(e)(1), 751(a)(1) và 777(i)(1) của Đạo luật Thuế quan 1930, về việc Quyết định của Tòa án không phù hợp với kết quả cuối cùng của đợt Rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá lần thứ 9 đối với một số sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam (gọi tắt là POR9) và đã ra thông báo về Kết quả cuối cùng đã sửa đổi của POR9.
Ngày 29/6/2017, Toà án Thương mại Quốc tế (CIT) đã đưa ra phán quyết cuối cùng, theo đó chấp nhận kết quả điều tra lại của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) liên quan tới đợt POR9 cho giai đoạn từ ngày 1/2/2013 đến ngày 31/1/2014. DOC thông báo rằng phán quyết cuối cùng trong vụ việc này không phù hợp với kết quả cuối cùng của POR9, và DOC đang sửa đổi các kết quả cuối cùng liên quan đến giá trị thay thế về lao động được áp dụng trong đợt rà soát hành chính này.Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày 9/7/2017.
Cũng theo Cục Quản lý Cạnh tranh, ngày 15/9/2015, DOC đã công bố bản Kết luận cuối cùng.Trong bản kết luận này, DOC cho biết đã dựa vào dữ liệu của Cục Thống kê Bangladesh (BBS) để tính mức sử dụng lao động của các bị đơn.
Sau đó, CIT đã trả lại kết quả này yêu cầu DOC giải thích thêm hoặc xem xét lại.
Trong văn bản Tính toán lại theo yêu cầu, DOC đã xem xét lại quyết định của mình và nhận thấy rằng dữ liệu của Bangladesh không phải là thông tin sẵn có tốt nhất có thể sử dụng để đánh giá mức sử dụng lao động các bị đơn.Do đó, DOC đã đánh giá mức lương thay thế dựa trên hồ sơ và xác định rằng dữ liệu tiền lương ở Ấn Độ là thông tin có sẵn tốt nhất để tính toán mức độ sử dụng lao động.
Đặc biệt, tại kết luận cuối cùng, DOC đã tính biên độ phá giá bình quân gia quyền là 0,00% và 1,16 % đối với 2 công ty của Việt Nam.Dựa trên sự thay đổi về giá trị lao động thay thế, DOC tiếp tục tính biên độ phá giá bình quân gia quyền là 0,00% và 1,42% đối với 2 công ty này.
Do hiện đã có quyết định cuối cùng của Tòa án nên DOC đang sửa đổi kết quả căn cứ vào bản tính toán lại theo yêu cầu biên độ phá giá bình quân gia quyền đối với 2 công ty Việt Nam liên quan là 1,42 % và 0,00%. Hơn nữa, nhằm tính toán lại tỷ lệ mẫu đối với các công ty bị đơn không bắt buộc và được nhận mức thuế riêng và là các bên liên quan của vụ kiện này, DOC đã điều chỉnh biên độ phá giá cuối cùng của Tập đoàn Minh Phú từ 1,39% xuống còn 1,53%.Tuy nhiên, không có ảnh hưởng gì đến biên độ phá giá cuối cùng của Tập đoàn Minh Phú là 1,39% trong kết quả cuối cùng.
Trong bản tính toán lại theo yêu cầu, DOC tính lại tỷ lệ mẫu dẫn đến biên độ bán phá giá bình quân gia quyền là 1,05% đối với các công ty bị đơn không bắt buộc mà có đủ điều kiện để hưởng mức thuế riêng và liên quan tới vụ kiện này. Trường hợp phán quyết của CIT không bị kháng cáo, hoặc nếu có kháng cáo, được giữ nguyên bởi quyết định cuối cùng và có tính “chung thẩm” của Toà án, DOC sẽ hướng dẫn Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ tính thuế chống bán phá giá cuối cùng đối với các chuyến hàng liên quan chưa được thanh khoản. Kết quả dựa trên việc tính mức thuế cuối cùng của từng nhà nhập khẩu trong bản tính toán lại theo yêu cầu đối với 2 công ty trên và mức thuế mẫu tính lại là 1,05% đối với những bị đơn không bắt buộc mà được nhận mức thuế riêng trong kết quả cuối cùng và có liên quan tới vụ kiện này. Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, do đã có những đợt rà soát hành chính tiếp theo đối với 2 công ty có liên quan, tỉ lệ đặt cọc tiền mặt đối với hai công ty này sẽ vẫn là mức thuế được xác định trong đợt rà soát hành chính đã hoàn thành gần nhất; trong đó họ nhận được mức thuế đặt cọc là 4,78 %. Hiện có 4 công ty là các bị đơn bắt buộc có đủ điều kiện để hưởng mức thuế riêng và liên quan tới vụ kiện nhưng không có đợt rà soát hành chính tiếp theo nào được hoàn thành liên quan tới các công ty đó. Vì vậy, tỉ lệ nộp đặt cọc tiền mặt áp dụng cho các nhà xuất khẩu này là 1,05%, như được tính lại trong tính toán lại theo yêu cầu. Ngoài ra, 28 công ty bị đơn không bắt buộc còn lại đủ điều kiện để hưởng mức thuế riêng và liên quan tới vụ kiện này và đã có những đợt rà soát hành chính tiếp theo được hoàn thành đối với các công ty này. Do đó, tỉ lệ nộp đặt cọc tiền mặt cho các nhà xuất khẩu này sẽ vẫn là mức thuế được xác định trong đợt rà soát hành chính đã hoàn thành gần đây nhất; trong đó họ nhận được mức thuế để nộp đặt cọc./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần thuế chống bán phá giá với tôm Việt Nam
18:05' - 16/08/2017
Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra thông báo về việc hủy bỏ một phần của đợt rà soát hành chính Lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
-
DN cần biết
Nhận kiến nghị rà soát thuế chống bán phá giá sản phẩm thép không gỉ cán nguội hết tháng 7
20:55' - 19/07/2017
Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) sẽ tiếp tục nhận ý kiến phản hồi của các doanh nghiệp liên quan đến các sản phẩm thép không gỉ cán nguội đến hết ngày 31/7/2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều tra rà soát thuế chống bán phá giá đối với tháp gió nhập từ Việt Nam
20:34' - 04/06/2017
DOC cho rằng do mức biên độ của công ty bị đơn bắt buộc trong vụ việc điều tra này là 0% nên DOC đã loại các sản phẩm do công ty này sản xuất và xuất khẩu ra khỏi lệnh áp thuế chống bán phá giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.