Hoàn thiện chính sách quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh
Ngày 7/4, tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội thảo “Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp: Kết quả 5 năm triển khai và định hướng sửa đổi, bổ sung” nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) ông Đặng Quyết Tiến cho biết, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2015.
Sau hơn 5 năm thực hiện, Luật đã tạo hành lang pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước đã được xây dựng đồng bộ phù hợp với yêu cầu đổi mới, hội nhập.
Các cơ chế, chính sách đã tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Từ đó, đảm bảo tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp cùng việc tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, giai đoạn vừa qua, một số chủ trương, quan điểm chỉ đạo và hệ thống pháp luật có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp có thay đổi.
Do đó, quá trình triển khai thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn cũng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế bất cập liên quan đến một số vấn đề.
Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp chỉ rõ những tồn tại như: việc xác định vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố định; thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp; phương thức chuyển nhượng vốn đầu tư, phân phối lợi nhuận sau thuế.
Bên cạnh đó là các vấn đề về bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp; các phương thức chuyển giao, cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp; việc quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn; quyền hạn, trách nhiệm, phương thức quản lý người đại diện và nhóm người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu và công tác giám sát; quản lý của doanh nghiệp nhà nước đối với công ty con do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ...
Vì vậy ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, cần trao đổi, phân tích và đề xuất các nội dung chính, đột phá cần phải sửa đổi, bổ sung trong Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp cho phù hợp.
Tạ hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng, Luật cần phải làm rõ vai trò của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, sau khi đầu tư, các cơ quan đại diện chủ sở hữu là chủ sở hữu phần vốn góp, cổ phần tại doanh nghiệp và có quyền, nghĩa vụ tương tự các nhà đầu tư, các cổ đông của doanh nghiệp. Các cơ quan đại diện chủ sở hữu không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp do ban điều hành thực hiện; tách chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước với quản lý điều hành doanh nghiệp.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, phải đổi mới phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo nguyên tắc ở đâu có vốn nhà nước ở đó có sự quản lý, giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước thông qua người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời, xác định nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tránh can thiệp hành chính, nhân sự.
Bên cạnh đó, thay đổi đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư vốn nhà nước phải thực hiện theo các nguyên tắc thị trường. Theo đó, đánh giá phải dựa trên giá trị gia tăng của vốn đầu tư và cổ tức, lợi nhuận được chia hàng năm – hiệu quả đầu tư vốn của cổ đông nhà nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế: Cần tiếp tục hoàn thiện phù hợp thực tiễn
16:59' - 22/03/2021
Dự thảo quy định nhiều nội dung: đồng tiền khai, nộp thuế bằng ngoại tệ và tỷ giá quy đổi; khai, tính thuế và phân bổ nghĩa vụ thuế; xử lý bù trừ số thuế nộp thừa....
-
Tài chính & Ngân hàng
Một số điểm mới của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định Luật Quản lý thuế
19:08' - 01/12/2020
Tổng cục Thuế đã tổ chức buổi họp báo chuyên đề giới thiệu về một số điểm mới đáng chú ý của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
EU hỗ trợ nhân đạo 54,5 triệu euro cho châu Phi
07:59'
Hỗ trợ của EU sẽ được sử dụng để cung cấp thực phẩm, y tế, tăng cường khả năng ứng phó với tình huống khẩn cấp và thiên tai cũng như cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho những người phải di dời.
-
Tài chính
Thâm hụt ngân sách của Mỹ cao nhất từ trước tới nay
10:07' - 13/04/2021
Thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ trong 6 tháng đầu của tài khóa 2021 (bắt đầu từ ngày 1/10/2020) đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Tài chính
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel nhận định về vấn đề đánh thuế tài sản
05:30' - 13/04/2021
Đánh thuế tài sản không là một giải pháp tốt để thanh toán các khoản nợ do đại dịch COVID-19 và việc đánh thuế này có thể sẽ kéo dài vĩnh viễn một khi được áp dụng.
-
Tài chính
Tổng tài sản của Bảo Việt tăng bao nhiêu so với năm 2019?
16:48' - 12/04/2021
Tập đoàn Bảo Việt vừa cho biết kết quả kinh doanh năm 2020 (sau soát xét) ghi nhận kết quả khả quan với tổng tài sản đạt 18.600 tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm 2019.
-
Tài chính
Xếp lương khi chuyển ngạch cán sự mới
09:05' - 12/04/2021
Quyết định nâng lương trước hạn được tính như thế nào? Có bị truy thu lại tiền lương thực lãnh không? Cách tính lương theo việc chuyển ngạch lương cán sự mới được quy định thế nào?
-
Tài chính
Đấu giá quyền khai thác cơ sở hạ tầng, Brazil thu về hơn 600 triệu USD
05:30' - 11/04/2021
Brazil đã kết thúc cuộc đấu giá quyền khai thác nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng bao gồm 22 sân bay, 5 cảng và 1 tuyến đường sắt, với tổng số tiền thu về là 620 triệu USD.
-
Tài chính
EU đề xuất kéo dài thời gian tạm dừng áp thuế trả đũa với Mỹ
18:42' - 10/04/2021
EU đã đề xuất tạm dừng việc áp thuế trả đũa đối với hàng tỉ USD hàng nhập khẩu với Mỹ trong 6 tháng.
-
Tài chính
Mỹ sẽ chi tiêu nhiều hơn vào giáo dục và y tế trong năm 2022
12:03' - 10/04/2021
Ngày 9/4, Tổng thống Mỹ đã công bố đề xuất ngân sách chi tiêu năm 2022 trị giá hơn 1.500 tỷ USD, trong đó hơn một nửa dành cho an sinh xã hội, giáo dục và y tế.
-
Tài chính
Pháp tính toán cắt giảm thâm hụt ngân sách còn 2,8% GDP vào năm 2027
06:30' - 10/04/2021
Theo Bộ Tài chính Pháp, Paris hiện có kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách từ mức cao kỷ lục 9,2% GDP trong năm ngoái xuống còn 2,8% GDP vào năm 2027.