Hoạt động sản xuất của con người đang tác động mạnh tới động vật hoang dã
Số lượng động vật có xương sống (bao gồm các loài có vú, chim, cá, bò sát và lưỡng cư) trên thế giới đã giảm tới 58% trong thời gian 1970-2012, chủ yếu do hoạt động của con người tác động mạnh tới môi trường tự nhiên.
Nếu đà suy giảm hiện nay tiếp diễn, con số này sẽ là 67% vào năm 2020. Đây là cảnh báo được Quỹ Bảo vệ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) đưa ra trong “Báo cáo Hành tinh Sống 2016" do WWF phối hợp với tổ chức Xã hội động vật học của London thực hiện và công bố ngày 27/10.
Cảnh báo trên dựa vào vào kết quả giám sát dài hạn đối với hơn 3.700 loài động vật có xương sống khác nhau, từ loài ếch có kích cỡ bằng hạt đậu, tới loài cá voi dài 30 mét.
Báo cáo ghi nhận với đà giảm trung bình 2%/năm, số lượng động vật có xương sống hoang dã trên toàn cầu đang suy giảm nhanh hơn so với 2 năm trước, thời điểm WWF đưa ra mức giảm 52% tới năm 2010.
Tổng Giám đốc WWF Marco Lambertini nhấn mạnh các loài động vật hoang dã đang "biến mất" với một tốc độ chưa từng thấy.
Theo báo cáo, dân số thế giới gia tăng chính là mối đe dọa đối với cuộc sống hoang dã, bởi con người buộc phải gia tăng hoạt động xâm lấn tự nhiên như chiếm đất để xây dựng nông trại và đô thị.
Thêm vào đó, các yếu tố ô nhiễm, hoạt động săn bắn và biến đổi khí hậu cũng góp phần làm số lượng động vật giảm sút.
Báo cáo này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những tác động tiêu cực của con người đối với môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, cơ hội bảo tồn các loài động vật hoang dã vẫn đang ở phía trước bởi tuy có giảm về số lượng, song các loài vẫn chưa bị tuyệt chủng và trên thực tế, một số loài đang phục hồi về số lượng.
Đặc biệt, sau khi có hiệu lực, Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu có thể hỗ trợ bảo vệ các khu rừng nhiệt đới, làm chậm tốc độ sa mạc hóa, kiềm chế tình trạng axít hóa trong đại dương..., qua đó tác động tích cực tới môi trường thiên nhiên hoang dã.
Thêm vào đó, năm 2015, Liên hợp quốc đã công bố các mục tiêu phát triển bền vững cho đến năm 2030, trong đó có mục tiêu giảm đói nghèo kèm theo các chính sách bảo vệ môi trường.
Trong một diễn biến có liên quan, 24 nước trên thế giới ngày 28/10 đã nhất trí xây dựng công viên hải dương lớn nhất thế giới tại Nam Băng Dương, bao phủ 1,55 triệu km vuông bề mặt biển, có tên Ross Sea.
Theo đó, các cá nhân và tổ chức sẽ không được phép đánh bắt cá trong khu vực này trong vòng 35 năm. Ross Sea được coi là một trong những vùng biển có ý nghĩa sinh thái quan trọng nhất thế giới, là nơi trú ngụ của hơn 10.000 loài động vật và gồm phần lớn số chim cánh cụt, cá voi, chim biển, mực lớn..., của thế giới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng do bị săn bắn để... lấy thịt
07:55' - 31/10/2016
Có tới 301 loài động vật có vú bị giảm số lượng do bị con người săn bắn để làm thức ăn. Đây là một mối đe dọa lớn khiến cho chúng có nguy cơ tuyệt chủng.
-
Kinh tế & Xã hội
Công bố kết quả thử nghiệm vaccine ngừa Zika trên động vật
15:09' - 23/09/2016
Các nhà nghiên cứu Mỹ ngày 22/9 thông báo hai loại vaccine phòng chống virus Zika do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) điều chế đã cho kết quả khả quan khi thử nghiệm trên khỉ đuôi ngắn.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải cứu 40 động vật hoang dã đang được vận chuyển về Hà Nội
20:22' - 14/06/2016
40 động vật hoang dã bao gồm: 1 cá thể culi lớn nặng 1,5kg, 4 cá thể rùa đất spengle và 35 cá thể ếch xanh đã được lực lượng chức năng Hà Nội giải cứu kịp thời.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải cứu 8 động vật hoang dã quý hiếm
15:55' - 10/06/2016
Từ ngày 3 đến ngày 7/6, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã hỗ trợ lực lượng chức năng giải cứu 8 động vật hoang dã quí hiếm, gồm 5 con vích, 3 khỉ đuôi dài và 1 con culi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Số nạn nhân thiệt mạng lên tới hơn 8.300 người
13:14'
Tính đến 11h ngày 8/2 (theo giờ Việt Nam), số nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa động đất kinh hoàng xảy ra sáng sớm 6/2 tại miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền Bắc Syria đã lên tới 8.364 người.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Hơn 20 nước và tổ chức tham gia nỗ lực cứu hộ
13:13'
Đến nay, Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng gần 20 quốc gia đã cam kết hoặc triển khai lực lượng tới tham gia công tác cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
-
Kinh tế & Xã hội
Bảng lương cơ sở cho công chức áp dụng từ 01/7/2023
11:22'
Từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành (1,49 triệu đồng/tháng).
-
Kinh tế & Xã hội
Hoa mận nở trắng, hút khách đến Sơn La
11:21'
Sơn La đang bước vào mùa hoa mận nở rộ. Trên khắp các nẻo đường, từ hai bên tuyến Quốc lộ 6 đến những con đường sâu trong các bản, sườn núi đều được phủ trắng hoa mận, hấp dẫn du khách đến tham quan.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp Hồ Chí Minh xử lý nghiêm tình trạng “cò” khám bệnh
10:34'
Sở Y tế Tp Hồ Chí Minh đã yêu cầu các đơn vị rà soát, củng cố hoạt động của đội bảo vệ, tăng cường phối hợp với lực lượng Công an địa phương xử lý nghiêm tình trạng “cò” khám bệnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 8/2/2023
10:06'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/2, các trận đấu đáng chú ý trong nước và quốc tế đêm nay và rạng sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất.
-
Kinh tế & Xã hội
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
08:12'
Vụ tai nạn khiến 1 người bị thương nặng và 3 xe bị hư hỏng. Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, trời có mưa.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Tỉnh Hama của Syria kết thúc công tác cứu hộ
07:48'
Mức độ thiệt hại đang được đánh giá, trong khi dân thường được sơ tán tới 5 nơi ở tạm đã được chuẩn bị sẵn.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Hỏa hoạn tại cảng quốc tế Iskenderun kéo dài
07:44'
Thành phố cảng Iskenderun, tỉnh Haitay, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của trận động đất độ lớn 7,8 xảy ra trước đó.