Hoạt động xuất khẩu lúa mỳ tại các cảng ở Biển Đen dần nối lại
Công ty tư vấn nông nghiệp IKAR cho biết xuất khẩu đang được thực hiện từ tất cả 5 cảng ở Biển Đen.
Cũng theo công ty này, giá lúa mỳ Nga đang không ổn định, trong đó lúa mỳ hàm lượng 12,5% protein từ các cảng ở Biển Đen có giá 415 USD/tấn ngày 11/3.
Soveon, một công ty tư vấn khác cho biết các cảng ở Biển Đen của Nga đã vận chuyển 400.000 tấn lúa mỳ trong tuần trước và các tàu vẫn đang ra vào các cảng ở đây. Trong khi đó, giao thông tại Biển Azov vẫn bị hạn chế, tuy nhiên một số tàu đang bắt đầu đi qua eo biển Kerch vào Biển Đen. Theo Sovecon, tại thị trường trong nước, các trang trại của Nga bắt đầu từ chối các hợp đồng ký kết trước đó trong bối cảnh nhu cầu cao từ các nhà xuất khẩu và người mua trong nước. Quyết định của Nga mới đây tạm ngừng xuất khẩu lúa mỳ đến một số nước thuộc Liên Xô cũ vẫn chưa được thông qua, tuy nhiên các bên tham gia thị trường đã thông báo những hạn chế không chính thức đối với việc cung ứng bằng đường sắt lúa mỳ từ Siberia sang Kazakhstan.Xuất khẩu lúa mỳ của Nga giảm 45,4% kể từ khi bắt đầu mùa kinh doanh chính 2021-2022 vào ngày 1/7 do thu hoạch giảm và thuế được ấn định ở mức 86,2 USD/tấn cho thời gian từ ngày 16-22/3.
Trước đó, giá lúa mỳ giao dịch tại Chicago (Mỹ) đã tăng gần 3% trong phiên 2/3, lên mức cao nhất kể từ năm 2008 do những lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung kéo dài sau khi Nga triển khai chiến dịch đặc biệt liên quan tới Ukraine - nước xuất khẩu ngũ cốc lớn trên thế giới.Giá ngô giảm sau khi leo lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2021 và đậu tương giảm lần đầu tiên sau 3 phiên.
Trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), giá lúa mỳ tăng 2,8% lên 10,1125 USD/bushel, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 3/2008 là 10,23 USD/bushel. Giá ngô giảm 0,4% xuống 7,2275 USD/bushel, sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2021, còn giá đậu tương tăng 0,6% lên 16,7975 USD/bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg). Các nhà nhập khẩu lúa mỳ, ngô và dầu hướng dương trên thế giới có thể sẽ tìm kiếm nguồn cung thay thế do căng thẳng giữa các nhà cung cấp chính là Nga và Ukraine đã hạn chế nguồn cung. Các thương nhân cho biết những người mua ngô làm thức ăn chăn nuôi đã nhanh chóng đặt trước nguồn cung từ Liên minh châu Âu để thay thế cho nguồn hàng từ Ukraine. Tuy nhiên, khu vực châu Âu cũng đang gặp khó khăn khi mất nguồn cung từ Ukraine và có thể sớm phải tìm nguồn cung cấp khác. Nga và Ukraine chiếm tổng cộng khoảng 29% xuất khẩu lúa mỳ trên thế giới, 19% ngô xuất khẩu và 80% dầu hướng dương xuất khẩu. Ba hãng vận chuyển hàng hóa bằng container lớn nhất thế giới hôm ngày 1/3 đã ngừng vận chuyển hàng hóa đến và đi từ Nga, một cú sốc khác giáng vào hoạt động thương mại nước này.Các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng Nga-Ukraine có thể gây cản trở hoạt động gieo trồng các loại cây như ngô vào mùa Xuân này của nông dân Nga và Ukraine./.
- Từ khóa :
- căng thẳng nga ukraine
- nga
- lúa mỳ
- giá lúa mỳ
- biển đen
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng Nga-Ukraine khiến kinh tế Pháp đối mặt cú sốc mới
07:30' - 15/03/2022
Khi vừa thoát ra khỏi cuộc suy thoái tồi tệ nhất do đại dịch COVID-19 gây ra kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Pháp lại đang chuẩn bị phải đối mặt với một cú sốc lớn mới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ trưởng Tài chính Nga lên tiếng về nguy cơ vỡ nợ
07:09' - 15/03/2022
Dự kiến, Chính phủ Nga sẽ phải thanh toán số trái phiếu trị giá 117 triệu USD vào ngày 16/3 tới.
-
Thị trường
Nga đang dần khôi phục xuất khẩu lúa mì từ các cảng ở Biển Đen
06:08' - 15/03/2022
Nga đang dần khôi phục xuất khẩu lúa mì từ các cảng ở Biển Đen trong khi giao thông ở Biển Azov vẫn bị giới hạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại do sự cố đường ống tại biển Caspi
07:57'
Giá dầu thế giới tăng trong phiên 17/2 trong bối cảnh cuộc tấn công vào trạm bơm của đường ống dẫn dầu ở biển Caspi đã làm chậm dòng chảy từ Kazakhstan.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu chờ đợi thỏa thuận hòa bình cho Ukraine
15:55' - 17/02/2025
Giá dầu thế giới gần như “đi ngang” trong phiên giao dịch chiều 17/2, khi các nhà đầu tư đang tập trung theo dõi diễn biến của một thỏa thuận hòa bình tiềm năng giữa Nga-Ukraine.
-
Hàng hoá
Bến Tre ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP
14:58' - 17/02/2025
Bến Tre sẽ tăng cường thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, gắn kết chủ thể OCOP với các điểm, tour, tuyến du lịch tham quan, mua sắm tại tỉnh.
-
Hàng hoá
Cà phê trong cơn "bão giá"
12:44' - 17/02/2025
Giá cà phê kỳ hạn đã tăng hơn 30% kể từ đầu năm 2025, dao động gần mức cao nhất mọi thời đại. "Cơn bão giá" này đang bắt đầu lan tỏa đến túi tiền của người tiêu dùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm phiên thứ tư liên tiếp do kỳ vọng vào thỏa thuận hòa bình cho Ukraine
12:25' - 17/02/2025
Ông Hiroyuki Kikukawa dự đoán dầu WTI sẽ giao dịch trong khoảng 66-76 USD/thùng trong một thời gian vì giá dầu giảm sâu hơn có thể hạn chế sản xuất dầu của Mỹ.
-
Hàng hoá
Thị trường phân bón: Giao dịch sôi động với giá tăng mạnh
11:51' - 17/02/2025
Với hoạt động xuất khẩu sôi động và giá tăng mạnh trên hầu hết các thị trường thế giới, giá phân ure - chủng loại phân bón dẫn dắt thị trường trong nước tiếp tục đi lên theo xu hướng thế giới.
-
Hàng hoá
Dự kiến có trên 7,5 triệu tấn gạo phục vụ cho xuất khẩu
11:01' - 17/02/2025
Cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào các tháng có sản lượng thu hoạch lớn là tháng 2, 3, 4, 7, 8 và tháng 9 trong năm 2025 để ứng phó với diến biến thị trường.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu chưa có tín hiệu hồi phục
17:17' - 16/02/2025
Giá lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự biến động không nhiều. Nguồn cung dồi dào cả trong nước và các nước trong khu vực khiến giá gạo xuất khẩu chưa có tín hiệu hồi phục.
-
Hàng hoá
Nhập khẩu gạo của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục
16:56' - 16/02/2025
Khối lượng gạo nhập khẩu gạo từ tháng 4 đến tháng 12/2024 lên mức cao nhất kể từ khi Bộ Nông nghiệp Nhật Bản bắt đầu thu thập dữ liệu từ năm tài chính 2019, tương đương khoảng 6,5 triệu bát cơm.