Hồi chuông cảnh báo đối với nền kinh tế lớn thứ tư thế giới
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại một sự kiện ở Seoul ngày 13/9. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Giới phân tích đánh giá các điều kiện việc làm ảm đạm cộng với việc nhu cầu trong nước và đầu tư hạ tầng yếu của Hàn Quốc đang gióng lên các hồi chuông cảnh báo tại nền kinh tế lớn thứ tư Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) này.
Tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc đã tăng lên một mức cao trong tám năm là 4,2% trong tháng 8/2018 và số lượng việc làm được tạo mới chỉ tăng khiêm tốn 3.000 việc làm – mức tăng ít ỏi nhất kể từ tháng 1/2010 khi 10.000 việc làm bị cắt giảm như hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, theo dữ liệu từ chính phủ nước này.
Một số nhà phân tích dự đoán rằng tháng 9/2018 có thể chứng kiến sự sụt giảm, thậm chí nhiều hơn về số lượng lao động được tuyển dụng. Giai đoạn đình trệ kéo dài trong lĩnh vực chế tạo ô tô và đóng tàu – bắt nguồn từ một chu kỳ kinh doanh đi xuống và những nỗ lực lớn trong tái cấu trúc – đang làm dấy lên các lo ngại rằng các điều kiện thị trường ảm đạm hiện tại có thể tiếp tục.
Đầu tư hạ tầng của Hàn Quốc tiếp tục sụt giảm trong tháng 7/2018, giảm 0,6% so với tháng trước đó, nối tiếp đà giảm 7,1% ghi nhận trong tháng 6/2018 và đánh dấu đà sụt giảm tháng thứ năm liên tiếp. Chi tiêu tư nhân cũng đang đối mặt với nguy cơ yếu đi trước các bất ổn về kinh tế.
Một điểm sáng trong nền kinh tế “xứ sở kim chi” luôn là xuất khẩu mạnh. Xuất khẩu của Hàn Quốc tăng 8,7% trong tháng 8/2018, trội hơn hẳn mức tăng 6,2% ghi nhận trong tháng trước đó, giữa bối cảnh các lo ngại về căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ - hai đối tác thương mại lớn của Seoul – có thể gây thiệt hại cho xuất khẩu của nước này.
Xuất khẩu của Hàn Quốc được dẫn dắt chủ yếu bởi mức tăng trong xuất khẩu chất bán dẫn và các sản phẩm dầu mỏ. Kim ngạch xuất khẩu chip tăng 31,5% lên một mức cao kỷ lục 11,5 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hóa dầu cũng tăng lên mức cao mới là 4,35 tỷ USD.
Các nhà phân tích nhận định rằng nền kinh tế Hàn Quốc dường như mất đà. Chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Kinh tế LG Lee Geun-tae đánh giá đà tăng trưởng 3% trong năm ngoái có được chủ yếu nhờ ngành chế tạo chip điện tử, nhưng năm nay đóng góp của ngành này vào tăng trưởng kinh tế đã yếu đi và nền kinh tế có thể bước vào một lộ trình đi xuống dài hạn.
Các dữ liệu tiêu cực cũng đang tác động đến tâm lý người tiêu dùng Hàn Quốc khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong tháng 8/2018 sụt xuống một mức thấp trong 17 tháng chủ yếu do thị trường việc làm ảm đạm, đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này đi xuống và là số liệu thấp nhất kể từ tháng 3/2017.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng điều đáng bận tâm là những lo ngại nền kinh tế bước vào một kiểu “chu kỳ khốc liệt” với các điều kiện việc làm yếu, dẫn đến sự sụt giảm trong chi tiêu tư nhân, từ đó làm giảm sinh khí của nền kinh tế tổng thể.
Hồi tháng 7/2018, Chính phủ Hàn Quốc đã hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước này từ mức 3% xuống mức 2,9% trong năm 2018 đồng thời hạ mục tiêu tạo việc làm từ mức 320.000 xuống mức 180.000 việc làm giữa bối cảnh nền kinh tế Hàn Quốc năm 2017 tăng trưởng 3,1%. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc từ 3% xuống 2,9%.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc tăng 0,6% trong quý II/2018, so với mức tăng 1% ghi nhận trong quý I/2018, theo dữ liệu sơ bộ của BoK. Rất có thể nền kinh tế Hàn Quốc sẽ không đạt những mục tiêu tăng trưởng nếu rơi vào các bối cảnh ảm đạm.
Gần đây, các ngân hàng đầu tư nước ngoài lớn đã trở nên bi quan hơn về triển vọng tăng trưởng năm 2018 của Hàn Quốc do các nhân tố tiêu cực tại cả trong nước và nước ngoài. Goldman Sachs cuối tháng trước đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này từ mức 2,8% đưa ra một tháng trước đó xuống 2,7%.
Ngân hàng đầu tư toàn cầu này cũng đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2019 của Hàn Quốc từ mức 2,9% xuống mức 2,7%. Không chỉ có Goldman Sachs điều chỉnh giảm dự báo, ngay cả ngân hàng UBS lớn nhất Thụy Sỹ cũng hạ dự đoán tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong năm 2018 và 2019 trong một báo cáo công bố cuối tháng trước.
Nhà nghiên cứu cấp cao Ju Won tại Viện Nghiên cứu Hyundai cho biết nền kinh tế Hàn Quốc trong năm ngoái đã bước vào một lộ trình đi xuống. Thực tế, nền kinh tế Hàn Quốc đối mặt nguy cơ đi xuống bắt nguồn từ nhân tố bên ngoài như bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và bất ổn tài chính xuất phát từ những nền kinh tế mới nổi.
Seoul cho biết nhu cầu toàn cầu mạnh trong các lĩnh vực chế tạo và công nghiệp nặng cũng như giá dầu gia tăng sẽ tác động tích cực đến xuất khẩu của Hàn Quốc trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, khả năng tranh cãi thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh và biến động gia tăng trên thị trường tài chính do chính sách điều chỉnh lãi suất của Mỹ có thể tạo ra những bất ổn dẫn đến nguy cơ đi xuống.
Nhằm đảo ngược tình huống xấu nhất, Seoul đang để mắt đến phương án kích thích tài chính. Chính phủ Hàn Quốc trước đây đề xuất ngân sách ở mức cao kỷ lục 471 nghìn tỷ won (422 tỷ USD) trong năm tới, tập trung vào hoạt động tạo thêm nhiều việc làm và thúc đẩy đổi mới.
Đặc biệt, một khoản ngân sách kỷ lục 24 nghìn tỷ won sẽ được dành vào việc thúc đẩy hoạt động tạo việc làm. Chính phủ Hàn Quốc cho rằng chi tiêu ngân sách “khủng” có thể giúp tiêu dùng cá nhân và có khả năng giảm thiểu nguy cơ sụt giảm tăng trưởng kinh tế trong năm tới.
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Kim Dong-yeon đã nhấn mạnh sự linh hoạt trong việc triển khai các chính sách của chính quyền Tổng thống Moon Jae-in như tăng trưởng được dẫn dắt bởi thu nhập và tăng lương tối thiểu – vốn bị các nhà chỉ trích cho rằng là những nguyên nhân chính dẫn đến dữ liệu việc làm ảm đạm.
Chuyên gia phân tích Park Sang-hyun tại Leading Investment & Securities dự đoán số liệu trong tháng 9 và 10/2018 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nền kinh tế Hàn Quốc có thực sự trong xu hướng đi xuống hay không.
Chuyên gia này cho rằng một số số liệu liên quan đến lĩnh vực chế tạo, kinh doanh và tâm lý người tiêu dùng đang cho thấy các dấu hiệu của sự hồi phục. Hiện vẫn còn quá sớm để nhận định rằng nền kinh tế sẽ trở lại đúng lộ trình, song rất có thể lĩnh vực chế tạo sẽ tránh được đà sụt giảm thêm nữa./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Hàn Quốc giảm thuế xăng dầu sau một thập kỷ
14:00' - 15/10/2018
Trong khi giá dầu tại Hàn Quốc đang tiếp tục leo thang theo xu hướng tăng chung của giá dầu quốc tế, chính phủ nước này tuyên bố sẽ lần đầu giảm thuế xăng dầu sau 10 năm.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu ô tô của Hàn Quốc giảm ở nhiều thị trường lớn
22:05' - 07/10/2018
Xuất khẩu ô tô của Hàn Quốc trong thời gian từ tháng 1-7/2018 đã giảm 6,8% và sự sụt giảm này được ghi nhận ở nhiều thị trường ô tô lớn của Hàn Quốc, ngoại trừ châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Anh tăng cường quan hệ đối tác thương mại
12:11' - 07/10/2018
Ngày 7/10, Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) thông báo vừa đạt thỏa thuận với Anh nhằm tăng cường quan hệ đối tác thương mại bền vững lâu nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Anh nhất trí thúc đẩy FTA hậu Brexit
18:27' - 05/10/2018
Bộ Tài chính Hàn Quốc thông báo nước này và Anh đã nhất trí hợp tác về việc thúc đẩy một thỏa thuận thương mại tự do song phương (FTA) hậu Brexit
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore
21:17' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam ở Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Điện hạt nhân: Động lực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh của Trung Quốc
16:28' - 01/12/2024
Điện hạt nhân là ngành công nghiệp chiến lược công nghệ cao ít carbon, sạch. Việc phát triển năng lượng hạt nhân đã trở thành lựa chọn chung của nhiều nước nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
PMI sản xuất tháng 11/2024 của Trung Quốc lập mức cao mới
14:27' - 01/12/2024
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11/2024 vẫn bùng nổ tháng thứ hai liên tiếp, lập mức cao mới trong 7 tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Dự án phát điện quang nhiệt kiểu tháp quy mô lớn nhất Trung Quốc hòa lưới
14:22' - 01/12/2024
Dự án phát điện quang nhiệt tháp quy mô lớn nhất của Trung Quốc tại thành phố Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc đã phát điện toàn bộ công suất và chính thức hòa lưới điện.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng tổ máy điện hạt nhân
11:11' - 01/12/2024
Số tổ máy điện hạt nhân đã vào vận hành và số tổ máy điện hạt nhân đang xây dựng của Trung Quốc đang đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố chọn Giám đốc FBI
11:10' - 01/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 30/11 cho biết ông muốn chọn cựu quan chức An ninh Quốc gia Kash Patel làm Giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI) trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao một số doanh nghiệp Trung Quốc tạm dừng bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Nga?
10:22' - 01/12/2024
Một số doanh nghiệp Trung Quốc phải tạm dừng bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Nga do sự mất giá mạnh của đồng ruble Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo sự kiện quốc tế tuần từ ngày 2-8/12
08:55' - 01/12/2024
Trong tuần tới từ ngày 2-8/12, có nhiều sự kiện quốc tế đáng chú ý sẽ diễn ra như: Hội nghị bộ trưởng OPEC+, Fed công bố Sách Beige về tình trạng kinh tế Mỹ, Hội nghị quốc tế về năng lượng và AI...
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:37' - 01/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ ký sắc lệnh áp thuế cao với hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada, Trung Quốc; đàm phán thuế của EU với xe điện Trung Quốc tiến triển hạn chế...là các sự kiện nổi bật tuần qua.