Hồi kết cho đình công tại các cảng của Mỹ?
Hiệp hội nhân viên bốc xếp quốc tế (ILA) và Liên minh Hàng hải Mỹ (USMX) ra thông báo cho biết đã "đạt được thỏa thuận sơ bộ về tiền lương và nhất trí gia hạn Hợp đồng lao động chính đến ngày 15/1/2025, nhằm đưa hai bên quay lại bàn đàm phán để thương lượng tất cả các vấn đề còn tồn đọng khác”.
Cơ quan quản lý cảng Virginia - cảng lớn thứ hai bị ảnh hưởng bởi đình công - cho biết do thỏa thuận chính giữa USMX và ILA hết hạn và hai bên không đạt được thỏa thuận mới, nên công nhân cảng Virginia và các cảng khác dọc Bờ Đông và Vịnh Mexico đã tiến hành đình công.
Trọng tâm tranh cãi là vấn đề tiền lương. Tuy nhiên, còn một vấn đề khác, ít được đề cập tới hơn, nhưng đó là một phần lý do dẫn đến đình công: Cuộc chiến chống lại tự động hóa. Người lao động lo ngại những tiến bộ công nghệ có thể đe dọa đến sự tồn tại và giá trị của các công việc mà họ đang thực hiện - một mối quan tâm đã tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau kể từ khi Cách mạng Công nghiệp lần đầu tiên đưa máy móc vào sản xuất. Trong một thông báo đưa ra ngày 2/10, ILA nhấn mạnh: “Hiệp hội kiên quyết phản đối bất kỳ hình thức tự động hóa nào - toàn bộ hoặc bán phần - thay thế công việc hoặc chức năng làm việc của người lao động. Chúng tôi sẽ không chấp nhận việc mất việc làm và sinh kế của các thành viên do tự động hóa”. Theo báo cáo từ Văn phòng Trách nhiệm Giải trình của Chính phủ Mỹ, tính đến tháng 3/2023, tất cả 10 cảng container lớn nhất của Mỹ đều đã áp dụng một số công nghệ tự động hóa, để xử lý và vận chuyển hàng hóa. Trong những trường hợp này, tự động hóa có thể được sử dụng để xếp dỡ và di chuyển các container nặng hoặc tối ưu hóa các công nghệ hiện có nhằm theo dõi chuyển động của container. Về lý thuyết, tự động hóa cải thiện sự an toàn của người lao động, giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng và tăng hiệu quả. Mặc dù vậy, một số chuyên gia lao động và công đoàn tin rằng người lao động có lý do chính đáng để lo lắng về việc công việc của họ sẽ bị thay đổi hoặc bị xóa bỏ sau những tiến bộ công nghệ này. Giáo sư chuyên về quan hệ lao động và việc làm tại Đại học llinois Urbana-Champaign (Mỹ), Robert Bruno, cho rằng người lao động có thể lo ngại về cách tự động hóa có thể khiến công việc của họ trở nên thừa thãi, dẫn đến việc họ có thể bị mất việc làm, hoặc sẽ tác động đáng kể đến những gì họ coi là quyền sở hữu của họ đối với công việc này và tính toàn vẹn của công việc đó. Trong cuộc đàm phán với ILA vào tuần trước, USMX cho biết họ đã đề nghị tăng lương nhưng muốn giữ nguyên văn bản của thỏa thuận hiện tại, liên quan đến tự động hóa. Liệu cuộc đình công có thể quay trở lại?Thỏa thuận hôm 4/10 đã ngăn chặn những hệ lụy khủng khiếp mà một cuộc đình công quy mô lớn diễn ra tại các cảng biển phía Đông và Vịnh Mexico của Mỹ có thể gây ra. Nhưng điều đó không có nghĩa là một cuộc đình công mới trong tương lai sẽ không xảy ra. Văn bản cuối cùng của thỏa thuận, sau khi hoàn thành, sẽ cần phải được các thành viên cấp cơ sở của ILA phê chuẩn, trước khi có hiệu lực. Nếu các thành viên bỏ phiếu chống lại thỏa thuận, cuộc đình công có thể lại bắt đầu. Và việc từ chối một thỏa thuận lao động như vậy không phải là chưa từng xuất hiện.
Chỉ trong tháng trước, Hiệp hội quốc tế thợ máy và nhân viên hàng không (IAM) và Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing (BA) đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ mới về việc tăng lương, mà các nhà lãnh đạo liên đoàn khuyến nghị 33.000 thành viên của họ chấp nhận. Các nhà lãnh đạo IAM thậm chí còn mô tả đây là thỏa thuận tốt nhất mà họ từng đàm phán với công ty. Nhưng các thành viên liên đoàn đã bỏ phiếu gần như nhất trí từ chối thỏa thuận và vẫn đình công kể từ ngày 13/9.- Từ khóa :
- Mỹ
- đình công
- kinh tế Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ảnh hưởng dây chuyền từ cuộc đình công tại các cảng biển Mỹ
14:29' - 04/10/2024
Cuộc đình công tại các cảng của Mỹ “kéo dài hơn một hoặc hai tuần sẽ dẫn đến giá cả tăng và tình trạng thiếu hụt đáng kể các đầu vào sản xuất và hàng hóa bán lẻ”.
-
Doanh nghiệp
Công nhân cảng ở Mỹ tạm dừng đình công sau thỏa thuận sơ bộ
11:36' - 04/10/2024
Cuộc đình công - liên quan đến 45.000 công nhân - đã làm tê liệt 36 cảng từ Maine đến Texas, nơi xử lý một loạt hàng hóa từ thực phẩm đến thiết bị điện tử.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngành vận tải Mỹ bị ảnh hưởng do công nhân bốc xếp đình công
14:32' - 03/10/2024
Ngày 2/10, cuộc đình công của hàng chục nghìn công nhân bốc xếp tại Mỹ đã bước sang ngày thứ hai, giành được sự ủng hộ từ các nghiệp đoàn lao động khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.