Hội nghị AMM-52: Hội nghị Bộ trưởng Mekong – Nhật Bản lần thứ 12
Hội nghị do Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đồng chủ trì, với sự tham dự của bộ trưởng Ngoại giao các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Tại hội nghị, các bộ trưởng đánh giá hợp tác Mekong – Nhật Bản đã có những tiến triển, đóng góp hiệu quả vào phát triển và thịnh vượng ở khu vực.
Hội nghị đã tập trung trao đổi việc triển khai Chiến lược Tokyo 2018, tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm giao lưu Mekong – Nhật Bản, và định hướng hợp tác cho thời gian tới.
Các nước Mekong đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản trong thúc đẩy kết nối khu vực, tạo được các hoạt động có bản sắc riêng thông qua triển khai các sáng kiến “Đối tác vì hạ tầng chất lượng cao”, “Thập kỷ hướng tới Mekong xanh”.
Các bộ trưởng nhất trí cần tăng cường hơn nữa hợp tác kết nối, nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển kinh tế phù hợp với bảo vệ môi trường, giảm thiểu thiên tai, gia tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong; tăng cường hợp tác với Ủy hội sông Mekong nhằm hiện thực hóa Mekong xanh và “Sáng kiến hợp tác Mekong – Nhật Bản về các mục tiêu phát triển bền vững hướng tới 2030”.
Các bộ trưởng cũng hoan nghênh Nhật Bản và Mỹ có sáng kiến thiết lập “Đối tác năng lượng khu vực Mekong” (JUMPP) nhằm hỗ trợ các nước Mekong phát triển và bảo đảm an ninh năng lượng một cách bền vững.
Bên cạnh đó, các bộ trưởng cũng thảo luận về một số vấn đề quốc tế và khu vực như tình hình bán đảo Triều Tiên và Biển Đông.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố đồng chủ tịch và nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Mekong – Nhật Bản lần thứ 13 tại Nhật Bản trong năm 2020.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định cam kết của Việt Nam phối hợp cùng Nhật Bản và các nước Mekong triển khai thành công Chiến lược Tokyo 2018.
Nhằm thiết lập tầm nhìn về một Mekong xanh, kết nối sống động, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm, Phó Thủ tướng đề xuất một số nội dung mà hợp tác Mekong – Nhật Bản cần chú trọng trong thời gian tới gồm: hỗ trợ các nước Mekong giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường; quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước sông Mekong; phát triển nông nghiệp thông minh; xây dựng năng lực để thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc; cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng để tăng khả năng cạnh tranh, tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư, và môi trường kinh doanh; hỗ trợ các nước Mekong phát triển nguồn nhân lực về công nghiệp, nông nghiệp và kỹ thuật số./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 26
16:27' - 02/08/2019
Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, chiều 2/8, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 26 đã chính thức khai mạc tại Bangkok dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác
07:56' - 02/08/2019
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Đối tác tham dự Hội nghị Bộ trưởng giữa ASEAN với Australia,Ấn Độ, EU, Hàn Quốc và Canada.
-
DN cần biết
ASEAN sẽ ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau đối với ô tô và phụ tùng
11:34' - 19/07/2019
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN dự kiến sẽ ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) đối với ô tô và phụ tùng, cũng như thỏa thuận nâng cấp Nghị định thư về các cơ chế giải quyết tranh chấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21'
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27'
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08'
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23'
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18'
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11'
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07'
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01'
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49'
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.