Hội nghị APPF-26 họp bàn về các vấn đề hợp tác, phát triển trong khu vực
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26), phát biểu đề dẫn tại phiên họp sáng 20/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, biến đổi khí hậu, nước biển dâng không còn là nguy cơ tiềm ẩn mà thực sự đã hiện hữu. Ngay tại Hà Nội, mùa hè năm 2017 nhiệt độ đạt mức cao kỷ lục trong vòng hơn 40 năm qua.
Nếu mực nước biển dâng cao 1 m, sẽ có khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất 12 triệu tấn gạo/năm (xuất khẩu 6 triệu tấn), khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP. Nhiều nơi trên thế giới đã và đang chứng kiến những bất thường về thời tiết, thiên tai, thảm họa nhiều hơn. Nhiều mô hình dự báo nhiệt độ khu vực châu Á-Thái Bình Dương đến năm 2030 sẽ tăng 0,5-2 độ C.
Để nỗ lực hạn chế và khắc phục hậu quả, phòng ngừa các tác nhân có hại do biến đổi khí hậu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, mỗi quốc gia cần tạo dựng hành lang pháp lý, các thiết chế, chính sách và ưu tiên nguồn lực để ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với các Điều ước quốc tế, Công ước, Nghị định thư và Thỏa thuận về biến đổi khí hậu.Các quốc gia thành viên cần phải làm cho toàn xã hội và từng người dân đều hiểu và bắt đầu từ những việc tưởng chừng rất nhỏ đến những việc đòi hỏi công nghệ và nguồn lực lớn, cần có các giải pháp huy động nguồn tài chính, tăng cường đối tác công tư và rất cần vai trò của các chế định tài chính quốc tế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã đề ra tầm nhìn chiến lược mới, phản ánh khát vọng chung của toàn nhân loại được sống trong một thế giới hòa bình, an toàn, công bằng, hài hòa với thiên nhiên. Mọi người dân đều tham gia và được thụ hưởng thành quả của phát triển. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn các quốc gia cần có sự chung tay, chia sẻ trong quá trình phát triển; hỗ trợ nhau về tài chính, tri thức, kinh nghiệm. Các Chính phủ cần thúc đẩy hợp tác, khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, hình thành các cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các bên.Các nước cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định rõ quyền, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; ưu tiên nguồn lực cho phát triển bền vững; lồng ghép các vấn đề phát triển bền vững vào các chương trình chi tiêu công; tăng cường đầu tư tư nhân, hợp tác công tư cho phát triển bền vững. Các quốc gia cần xác định các ưu tiên thực hiện các chương trình trong các lĩnh vực như: Chương trình nghị sự việc làm bền vững đã được Hội nghị tổ chức lao động quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 16 thông qua Chương trình 90-90-90 xóa bỏ đại dịch AIDS.
Nhấn mạnh, hợp tác giữa các nghị viện là rất quan trọng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tin tưởng, Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Nghị viện và nhân dân các quốc gia thành viên.Diễn đàn có vai trò, tiếng nói ngày càng quan trọng trên các diễn đàn quốc tế, đóng góp tích cực vào kiến tạo, gìn giữ hòa bình, hợp tác, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới vì thế giới không còn chiến tranh và đói nghèo. Mỗi người dân đều có cuộc sống ấm no hạnh phúc, được phát triển, phát huy giá trị của mình vì một hành tinh mãi màu xanh.
Tại phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận vào các chủ đề: “Tăng cường hành động chung nhằm ứng phó với Biến đổi khí hậu”, chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề này trong hoạt động lập pháp và hoạch định chính sách. Chủ đề về “Các nguồn lực cho phát triển bền vững”, các đại biểu thông qua chức năng quyết định ngân sách, phân bổ ngân sách, nghị viện giữ vai trò quyết định thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Nghị viện phải tạo thuận lợi cho quy trình hoạch định, thực hiện và đánh giá mức đóng góp tài chính của mỗi quốc gia nhằm thúc đẩy những bước tiến trong mức độ đóng góp tài chính quốc tế hiện nay đối với mục tiêu ứng phó toàn cầu đối với biến đổi khí hậu trong bối cảnh phát triển bền vững. Chủ đề về “Đẩy mạnh hợp tác văn hóa, du lịch trong khu vực” , các nghị sỹ trao đổi, thảo luận những kinh nghiệm tốt trong hành động của nghị viện để nâng cao hiệu quả hợp tác về văn hóa và du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới và khu vực trở thành một thể kết nối toàn cầu, đa dạng về văn hóa, xã hội và có nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển ngành du lịch./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị APPF-26: Tiếp tục thảo luận các vấn đề hợp tác phát triển trong khu vực
07:25' - 20/01/2018
Ngày 20/11, Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF-26) với chủ đề “Quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình, sáng tạo và phát triển bền vững” sẽ thảo luận về hợp tác phát triển trong khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp các Trưởng đoàn tham dự Hội nghị APPF-26
19:23' - 19/01/2018
Chiều 19/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật các Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng đoàn các Nghị viện thành viên đang thăm Việt Nam, dự Hội nghị APPF-26.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị APPF-26: Đưa Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế
18:57' - 19/01/2018
Từ 18-21/1, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm ảnh “Đất nước, con người Việt Nam” nhằm chào mừng Hội nghị APPF-26
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị APPF-26: Hướng đến sự phát triển thịnh vượng, bền vững của khu vực và toàn cầu
16:33' - 19/01/2018
Nhằm đảm bảo cung ứng lương thực lâu dài và bền vững, các thành viên APPF đã hợp tác trong quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có quản lý bền vững nguồn nước xuyên biên giới, đất, rừng…
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị APPF-26: Nghị viện đóng vai trò tích cực xây dựng môi trường hòa bình
14:23' - 19/01/2018
Sáng 9/1, tại Hà Nội, các đại biểu Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26) đã thảo luận về thúc đẩy ngoại giao nghị viện vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
08:40'
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
08:10'
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU
08:03'
Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.