Hội nghị COP26: Vai trò của thương mại trong chuyển đổi năng lượng xanh
Báo cáo Thương mại và Phát triển 2021 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã kêu gọi cách tiếp cận nhằm thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu.
UNCTAD cho rằng việc tăng tài trợ để thích ứng với biến đổi khí hậu cần phải được đưa ra thảo luận tại COP26. Theo đó, các thể chế đa phương cần đảm bảo rằng họ có thể hỗ trợ các nước đang phát triển quản lý sức ép từ biến đổi khí hậu để tránh ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển.Những nhận định của UNCTADCác ước tính chỉ ra rằng chi phí để thích ứng với tình hình khí hậu hàng năm ở các nước đang phát triển có thể lên tới 300 tỷ USD vào năm 2030 và có thể lên tới 500 tỷ USD đến năm 2050, nếu các mục tiêu giảm thiểu bị vi phạm. Tuy nhiên, nguồn tài trợ hiện tại chưa bằng 1/4 con số ước tính cần vào năm 2030.Báo cáo cảnh báo việc dựa vào tài chính tư nhân sẽ không đủ trên quy mô lớn hoặc để hỗ trợ các quốc gia cần nhất. Tổng thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan cho rằng việc thực hiện cam kết 100 tỷ USD mỗi năm cho Quỹ Khí hậu Xanh là điều bắt buộc tại Glasgow và thế giới cần các chiến lược phối hợp đa phương toàn cầu để ứng phó với thách thức do biến đổi khí hậu. Báo cáo của UNCTAD khuyến nghị các cải cách nên tập trung vào việc duy trì và tăng cường Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) cho thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, xóa nợ và tái cơ cấu nợ cho các nước đang phát triển cũng cần được đưa vào chương trình nghị sự về khí hậu.Bên cạnh đó, các ngân hàng phát triển đa phương cần rót thêm vốn để tài trợ cho việc thích ứng với khí hậu thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản vay cực kỳ ưu đãi (những khoản này có thể được tài trợ bởi trái phiếu xanh hoặc thông qua việc chuyển đổi mục đích trợ cấp nhiên liệu hóa thạch).Báo cáo của UNCTAD nêu lên quan ngại rằng nhiều sáng kiến cải cách hệ thống thương mại quốc tế đã tiếp tục xem nhẹ sự chia rẽ sâu sắc và sự bất cân xứng trong cấu trúc nền kinh tế toàn cầu. Các quy tắc thương mại quốc tế được thiết kế chưa tốt sẽ cản trở quá trình chuyển đổi xanh, trong khi chính sách thương mại quốc gia có thể đóng vai trò bổ sung tốt nhất trong việc đạt được các mục tiêu về thích ứng với khí hậu.Đặc biệt đáng lưu ý, UNCTAD cảnh báo rằng việc thúc đẩy tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ liên quan đến môi trường sẽ mang lại lợi ích chủ yếu cho các nhà xuất khẩu ở các nước phát triển và hạn chế không gian tài chính ở các nước đang phát triển. Báo cáo ước tính rằng các nước đang phát triển và kém phát triển nhất sẽ mất 15 tỷ USD doanh thu thuế quan mỗi năm nếu theo đuổi cách tiếp cận này.Bên cạnh đó, UNCTAD cũng khuyến cáo cần thận trọng đối với Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) có thể gây thiệt hại ở nhiều nước đang phát triển vì cơ chế này làm suy yếu năng lực xuất khẩu của các nước và khiến việc chuyển đổi cơ cấu trở nên khó khăn hơn. UNCTAD cho rằng các công nghệ xanh quan trọng nên được phân loại là hàng hóa công cộng và có khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người.Ngoài ra, UNCTAD cũng khuyến nghị cộng đồng quốc tế có thể hỗ trợ các sáng kiến nhằm chuyển đổi các quy tắc quản lý quyền sở hữu trí tuệ, mở rộng tính linh hoạt trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) cho các nước đang phát triển đối với hàng hóa và dịch vụ liên quan đến khí hậu, chẳng hạn như thông qua một Tuyên bố Bộ trưởng WTO về TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ là một hiệp định pháp lý quốc tế giữa tất cả các quốc gia thành viên của WTO) và biến đổi khí hậu.Điều này có thể tạo cơ sở cho các cơ chế đổi mới nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận những công nghệ xanh quan trọng được bảo hộ bằng sáng chế, để hỗ trợ các nỗ lực thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Phó Tổng Giám đốc WTO bà Angela Ellard đã nhấn mạnh vai trò của thương mại trong việc giúp chống lại biến đổi khí hậu trong bài phát biểu tại sự kiện Các nhà lãnh đạo toàn cầu hành động vì khí hậu do Phòng Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh tổ chức.Vai trò của WTOTheo bà Ellard, mặc dù WTO không phải là nơi thiết lập chính sách khí hậu toàn cầu và cách thức đạt được các mục tiêu, nhưng thể chế này đóng vai trò quan trọng bởi các quy tắc của WTO chi phối thuế, thuế quan, trợ cấp, các biện pháp quản lý và các công cụ khác có liên quan đến việc thực hiện các chính sách thích ứng ới biến đổi khí hậu. Thương mại quốc tế - và WTO với tư cách là cơ quan bảo vệ các quy tắc thương mại đa phương - có thể giúp đạt được các mục tiêu về khí hậu trên ba khía cạnh.Thứ nhất, thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và thích ứng với biến đổi khí hậu. Để chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải carbon thấp, các quốc gia cần khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến với giá cả phải chăng. Việc hạ thấp rào cản đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ môi trường như thuế và tư vấn môi trường giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao và ứng dụng các công nghệ giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thứ hai, cần có sự phối hợp và cộng tác giữa thương mại và biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong vấn đề định giá carbon. WTO và các tổ chức quốc tế khác nên phối hợp để hỗ trợ các chính phủ tiến hành một cách hiệu quả các hành động thương mại và khí hậu. Các quốc gia đang triển khai với tốc độ khác nhau trong định hướng cắt giảm carbon trong nền kinh tế, dẫn đến sự chênh lệch đáng kể trong cách tiếp cận chính sách.Trong khi định giá carbon là một công cụ có giá trị, trên toàn cầu hiện nay có gần 70 chương trình định giá carbon khác nhau và chúng chiếm chưa đến 22% tổng lượng khí thải. Giải pháp tối ưu sẽ là giá carbon toàn cầu phù hợp với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.Trong trường hợp không có cơ chế như vậy, các tổ chức quốc tế, chẳng hạn như WTO, Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức quốc tế khác phải phối hợp cùng nhau và hướng đến cách tiếp cận chung để định giá carbon, đảm bảo rằng các biện pháp không được áp dụng theo cách phân biệt đối xử và nhu cầu của các nước đang phát triển được quan tâm trong quá trình chuyển đổi.Thứ ba, WTO cung cấp một diễn đàn duy nhất để các nước thành viên giải thích những nỗ lực của họ nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu đồng thời giải quyết những hiểu lầm tiềm ẩn. Cơ sở dữ liệu môi trường cho thấy các chính phủ đã áp dụng một loạt biện pháp thương mại liên quan đến khí hậu. WTO đã thiết lập một số cơ chế minh bạch như yêu cầu thông báo và đánh giá chính sách thương mại định kỳ để cung cấp thông tin về các biện pháp thương mại liên quan đến khí hậu.Sáng kiến Hỗ trợ Thương mại của WTO có thể giúp huy động đầu tư cho cơ sở hạ tầng quan trọng cần thiết cho quá trình chuyển đổi xanh của các nước đang phát triển. 1/4 số tiền giải ngân Chương trình Hỗ trợ thương mại trị giá 65 tỷ USD được phân bổ cho các dự án có mục tiêu khí hậu.Và 40% trong số đó dành cho sản xuất, phân phối và tiết kiệm năng lượng tái tạo, trong khi hơn 1/4 hướng tới cơ sở hạ tầng thân thiện với khí hậu và thích ứng với khí hậu. Do đó, các nước cần tăng cường thành tố xanh trong viện trợ cho thương mại bằng cách phát triển các chương trình hợp lực với các chương trình tài trợ khí hậu. Với các chính sách đúng đắn, thương mại có thể là một động cơ mạnh mẽ của quá trình chuyển đổi sang net zero (có nghĩa là không thêm vào tổng lượng khí nhà kính thải ra khí quyển). Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 và Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 của WTO mang lại cơ hội để thực hiện một bước nhảy vọt nhằm biến thương mại trở thành động lực để hành động vì khí hậu./.- Từ khóa :
- UNCTAD
- WTO
- biến đổi khí hậu
- Cop26
- trung hòa carbon
- liên hợp quốc
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Hội nghị G20: Những tín hiệu quan trọng về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
19:30' - 02/11/2021
Sau hai ngày hội nghị thượng đỉnh G20, các nhà lãnh đạo đã đạt được thỏa hiệp có khả năng tạo ra động lực cho COP26, bất chấp những rạn nứt hiện tại vốn càng trầm trọng hơn bởi đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Biden thừa nhận sai lầm khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
08:26' - 02/11/2021
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bình luận về quyết định trước đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump về việc rút nước này khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
-
Tài chính
Italy tăng gấp 3 lần đóng góp tài chính để chống biến đổi khí hậu
20:31' - 01/11/2021
Ngày 31/10, Thủ tướng Italy Mario Draghi tuyên bố rằng nước này sẽ tăng gấp ba lần mức đóng góp tài chính để chống biến đổi khí hậu lên 1,4 tỷ USD mỗi năm trong 5 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng Giám đốc IMF hối thúc các nước "tham vọng hơn" trong chính sách khí hậu
11:28' - 01/11/2021
Tổng Giám đốc IMF nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô".
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.