Hội nghị mùa Xuân IMF-WB: Cảnh báo nguy cơ kinh tế châu Á giảm tốc
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 12/4 nhận định triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương vẫn "tương đối ổn định", song cảnh báo rằng nguy cơ giảm tốc độ tăng trưởng trong khu vực đã gia tăng, viện dẫn việc giảm sút các hoạt động giao thương, giá dầu dầu tăng cao và sự biến động của thị trường tài chính toàn cầu.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Washington bên lề Hội nghị mùa Xuân của IMF và Ngân hàng thế giới (WB) ngày 12/4, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IMF, ông Changyong Rhee nêu rõ tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương rõ ràng sẽ chịu ảnh hưởng nếu xảy ra tình trạng giảm sút các hoạt động giao thương kéo dài.
Theo ông, chính sách kinh tế khó đoán định có thể tạo ra mối đe dọa mới với tốc độ tăng trưởng. Qua đó, IMF đề xuất các nền kinh tế châu Á cần đưa ra các chính sách kinh tế thận trọng và nhanh chóng để định hướng nền kinh tế vượt qua các cơn "gió xoáy".
Ông cho rằng các chính sách kinh tế vĩ mô cần tập trung vào việc đảm bảo sự tăng trưởng ổn định cũng như tính bền vững và tăng khả năng phục hồi.
Cùng với đó, các chính sách tài chính phải hướng tới việc giải quyết những yếu tố dễ bị tổn thương và thiết lập các biện pháp giảm xóc để phòng ngừa rủi ro.
Ngoài ra, ông nhấn mạnh châu Á cũng cần tập trung vào những chính sách nhằm duy trì đà tăng trưởng "dài hơi" trước sự giảm sút của năng suất và tình trạng lão hoá dân số nhanh chóng.
Các biện pháp bao gồm cải cách thị trường lao động và thị trường hàng hóa, tăng chi tiêu công để giải quyết vấn đề bất bình đẳng gia tăng, cùng với những nỗ lực mở rộng nền kinh tế của các nước trong khu vực nhằm thúc đẩy giao thương, có thể giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của chủ nghĩa bảo hộ gia tăng toàn cầu và tăng khả năng phục hồi của các nền kinh tế châu Á.
Liên quan đến một hiệp định thương mại mà Mỹ và Trung đang hướng tới, ông Changyong Rhee cảnh báo thỏa thuận này một khi được hình thành sẽ giúp hàng hóa Mỹ lấn át hàng hóa xuất khẩu của các nước châu Á tại thị trường Trung Quốc, và rõ ràng điều này sẽ tác động tiêu cực đến những nước xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc lâu nay, trong đó có Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Mông Cổ.
Theo ông Rhee, hiệp định thương mại Mỹ - Trung sau khi ra đời sẽ đặt dấu chấm hết cho những quy tắc điều phối hoạt động giao thương quốc tế hiện hành.
Cùng với đó, việc hàng hóa Mỹ được ưu đãi tiếp cận thị trường Trung Quốc theo thỏa thuận này có thể làm phát sinh những quan ngại to lớn hơn về tương lai của hệ thống thương mại đa phương.
Hiện Mỹ và Trung Quốc đang nỗ lực đàm phán về một hiệp định thương mại giữa hai nước nhằm chấm dứt tranh chấp thương mại kéo dài nhiều tháng qua.
Mặc dù hai bên đánh giá tích cực về triến triển đàm phán, song chưa rõ thời điểm hai bên có thể hoàn tất một thoả thuận song phương./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ADB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt 6,8% trong năm nay
10:28' - 03/04/2019
Theo dự báo của ADB, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 6,8% trong năm 2019 và 6,7% trong năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Lý do để lạc quan vào tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2019
06:30' - 09/03/2019
Theo trang mạng New York Times ngày 28/2, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng chậm lại vào cuối năm 2018 và có thể sẽ tiếp tục đà này trong thời gian tới.
-
Ý kiến và Bình luận
ECB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone
08:38' - 08/03/2019
ECB dự báo nền kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 1,1% trong năm nay, giảm 0,6% so với mức dự báo trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới
19:59' - 06/03/2019
OECD cho biết, sự khó đoán về chính sách cùng với căng thẳng thương mại, và lòng tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm sút là những yếu tố góp phần khiến kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47'
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46'
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.