Lý do để lạc quan vào tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2019
Thời gian gần đây xuất hiện một số nhận định cho rằng năm 2019 sẽ là một sự khởi đầu tồi tệ cho nền kinh tế Mỹ. Nhiều nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ giảm xuống mức dưới 2% trong quý đầu tiên, một phần nguyên nhân xuất phát từ việc chính phủ đóng cửa một phần, bắt đầu từ tháng 12/2018 và kéo dài đến gần hết tháng 1/2019.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - thước đo quan trọng nhất của sản xuất hàng hóa và dịch vụ - chỉ đạt 2,6% trong quý cuối cùng năm 2018. Điều đó đã đánh dấu sự tăng trưởng chậm lại đáng kể từ giữa năm 2018 bởi việc cắt giảm thuế và chi tiêu chính phủ tăng nhanh lên tới hơn 4%.
Việc đóng cửa chính phủ cũng có một tác động khác đó là trì hoãn công bố nhiều dữ liệu của chính phủ, bao gồm cả việc công bố muộn hơn các báo cáo hàng tháng về GDP. Điều này đã làm cho các nhà dự báo và các nhà hoạch định chính sách khó khăn hơn trong việc theo dõi nền kinh tế đối với những vấn đề then chốt ở một số thời điểm quan trọng.
*Chậm mà không chậm
Tuy nhiên, các chuyên gia quan sát lại cho rằng kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại trong quý IV/2018 không nghiêm trọng như những gì các nhà dự báo lo ngại và ngay cả khi nền kinh tế mất đà vào cuối năm thì năm 2018 vẫn được xem là năm phục hồi tốt nhất sau một thập kỷ kể từ cuộc Đại suy thoái gần đây nhất. Và hầu hết các nhà kinh tế không mong đợi về một cuộc suy thoái trong năm nay.
"Tôi nghĩ rằng đây là một sự tăng trưởng chậm lại", ông Lewis Alexander, nhà kinh tế trưởng của Mỹ tại Nomura cho biết. Tuy nhiên,ông không nghĩ rằng "chúng tôi đang rơi xuống vực thẳm".
Báo cáo ngày 28/2 có thể cho phép Tổng thống Trump được quyền "khoe khoang" bởi GDP trong quý IV/2018đã tăng 3,1% so với cùng kỳ một năm trước đó.
Đó là một "điểm chuẩn" về chính trị bởi Tổng thống Trump và các cố vấn của ông đã nhiều lần cam kết sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mức 3% hoặc cao hơn, điều mà người tiền nhiệm của ông chưa bao giờ đạt được trong cả một năm (ông Trump có lúc đã hứa tăng trưởng kinh tế đạt mức 4% trở lên).
Mặc dù vậy, Kevin Hassett - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump-cho biết mức tăng trưởng 3,1% trong một năm là điều mà nhiều người nghĩ là không thể xảy ra. Tuy nhiên, ông Trump đã không giành được một chiến thắng rõ ràng.
Bằng một phương pháp khác thường được sử dụng để tính tăng trưởng GDP hàng năm chứ không chỉ so sánh tăng trưởng GDP quý IV mỗi năm - nền kinh tế đã giảm nhẹ so với mức tiêu chuẩn đặt ra là 2,9%.
Sẽ không ngạc nhiên nếu đảng Dân chủ và Cộng hòa công bố các thông tin liên quan nhằm nêu bật con số này để phục vụ các mục đích chính trị của họ một cách tốt nhất. Điều đáng nói là cho dù tăng trưởng đạt 3% có thể là vấn đề chính trị đáng quan tâm song điều này lại tạo ra rất ít sự khác biệt về mặt kinh tế. Sự khác biệt giữa tăng trưởng 2,9% và 3% là không đáng kể trong bất kỳ năm nào và trong mọi trường hợp.
Nhà Trắng kỳ vọng tốc độ tăng trưởng khoảng 3% sẽ tiếp tục trong năm 2019 và trong nhiều năm tới. Mặc dù vậy, rất ít nhà kinh tế độc lập đồng ý với kỳ vọng này. Với những tác động của việc cắt giảm thuế và chi tiêu tăng dần, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại ở mức 2,3% trong năm 2019 và nhiều nhà kinh tế khác thậm chí còn dự báo bi quan hơn.
Sự suy giảm trong quý IV/201không tốt như một số nhà dự báo đánh giá. Chi tiêu tiêu dùng, nền tảng của nền kinh tế, đã tăng ở mức 2,6% - chậm hơn so với hồi giữa năm 2018, nhưng hầu như không sụp đổ.
Xuất khẩu sụt giảm trong quý thứ ba và tăng trở lại trong quýthứtư của năm 2018 cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang "nguội lạnh" vẫn chưa thể kéo các nhà xuất khẩu Mỹ xuống. Trong khi đó, các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào thiết bị, phần mềm và nghiên cứu, một dấu hiệu cho thấy họ vẫn đang kỳ vọng vào tương lai.
Ông Joseph Song, chuyên gia kinh tế tại Bank of America Merrill Lynch,cho biết: "Có thể các doanh nghiệp bắt đầu thấy nhiều phạm vi đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D)và công nghệ và rõ ràng về lâu dài điều này sẽ là thông tin tốt".
Tuy nhiên, báo cáo hôm 28/2 đã để lại chút nghi ngờ rằng sự tăng trưởng giữa năm đã tan biến, giống như nhiều nhà kinh tế dự đoán vào thời điểm đó. Cắt giảm thuế và tăng chi tiêu liên bang góp phần vào một sự gia tăng tạm thời, nhưng lại được bù đắp bởi mức lãi suất cao hơn, căng thẳng thương mại và nền kinh tế toàn cầutăng trưởngchậm lại. Và những tác động của việc kích thích tăng trưởng sẽ "mờ dần" trong năm 2019.
Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở đã giảm trong quý thứ tư liên tiếp, vì lãi suất cao hơn và khả năng chi trả giảm đã ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng và bán hàng. Doanh số bán lẻ giảm bất ngờ trong tháng 12/2018 có thể là một dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang bắt đầu rút lui. Và tăng trưởng trong quý IV/2018 được thúc đẩy một phần bởi các công ty xây dựng dự trữ sản phẩm, có thể đảo ngược vào năm 2019.
Chuyên gia kinh tế Ben Herzon tại công ty Macroeconomic Advisers cho rằng không có nhiều "sự chậm chạp",nhưng mặt khác, những gì thúc đẩy tăng trưởng trong quý IV là không bền vững.
Việc đóng cửa chính phủ đã đến quá muộn để có thể tạo ra nhiều sự khác biệt trong quý IV/2018, nhưng nó có thể là một lực cản đáng kể cho tăng trưởng vào đầu năm 2019. Việc mất các khoản tiền tài trợ đã khiến hàng trăm ngàn công nhân liên bang phải nghỉ việc hoặc giảm giờ làm, trong khi hàng trăm nghìn người khác phải làm việc thêm mà không được trả thêm lương và làm gián đoạn hoạt động đi lại bằng đường hàng không cũng là một trong các tác động khác.
Niềm tin của người tiêu dùng giảm mạnh. Macroeconomic Advisers hôm 28/2 đã cắt giảm ước tính tăng trưởng trong quý hiện tại xuống còn 1,1%.
*Lý do để lạc quan
Kinh tế tăng trưởng yếu sẽ là "đệm đỡ" để Mỹ giải quyết nhiều thông tin xấu có liên quan khác như sự leo thang trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, hoặc trần nợ trong năm tài khóa. Ngày có càng nhiều nhà kinh tế dự báo về một cuộc suy thoái vào năm 2020, nếu không muốn nói là có thể sớm hơn.
Cũng theo chuyên gia kinh tế Alexander, tăng trưởng của nền kinh tế đã chậm lại và có rất nhiều lý do tại sao nó có thể chậm hơn nữa. Trong khi đó, Lindsey Piegza, nhà kinh tế trưởng của công ty dịch vụ tài chính Stifel,cho rằng điều này thậm chí có thể không gây sốc và nếu các doanh nghiệp và người tiêu dùng lo lắng về nền kinh tế có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn của việc giảm chi tiêu và cắt giảm việc làm.
Tuy nhiên, không phải ai cũng bi quan như vậy. Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng việc đóng cửa chính phủ đã gây ra ít thiệt hại lâu dài cho nền kinh tế, trong khi niềm tin của người tiêu dùng đã hồi phục vào tháng Haivừa qua khi các công nhân liên bang quay trở lại làm việc và thị trường chứng khoán đã tăng trưởng trở lại kể từđợtsụt giảm vào tháng 12/2018. Tăng trưởng việc làm không bị ảnh hưởng.
Có những lý do khác để nghĩ rằng nền kinh tế Mỹ có thể chứng minh khả năng phục hồi. Căng thẳng thương mại với Trung Quốc dường như đã giảm bớt phần nào trong những tuần gần đây. Fed đã ủng hộ kế hoạch tăng lãi suất. Và sự kết hợp giữa tỷ lệ thất nghiệp thấp, tiền lương tăng và giá dầu thấp sẽ giúp thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng. Chuyên gia kinh tế Michael Pearce của Capital Economics nhận định rằng: "Tất cả các nguyên tắc cơ bản là nhằm vào sự phục hồi vững chắc của người tiêu dùng"./.
- Từ khóa :
- kinh tế mỹ
- tổng thống trump
- tăng trưởng kinh tế mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ có thể tăng chậm đáng kể trong năm 2019
13:15' - 07/03/2019
Chủ tịch chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York, John Williams nhận định kinh tế Mỹ có thể sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể trong năm 2019, khi lực đẩy từ các biện pháp kích thích yếu đi dần.
-
Chứng khoán
Phố Wall đi xuống sau báo cáo về tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2018
09:11' - 01/03/2019
Thị trường chứng khoán Phố Wall đi xuống trong phiên giao dịch ngày 28/2, sau khi số liệu vừa công bố cho hay kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại trong quý IV/2018.
-
Kinh tế Thế giới
FED dự đoán kinh tế Mỹ tăng trưởng vững chắc
08:08' - 27/02/2019
Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng vững chắc dù với tốc độ chậm trong năm 2019 và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ duy trì "bình tĩnh" trong quyết định liệu có tiếp tục tăng lãi suất hay không.
-
DN cần biết
NABE: Thuế ô tô nhập khẩu có thể ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ
13:48' - 26/02/2019
Nhiều nhà kinh tế cho rằng việc áp thuế đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu có thể tác động hoặc phần nào tác động đến nền kinh tế Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ đang chuyển sang thời kỳ muộn của chu kỳ kinh tế
19:07' - 22/02/2019
Nhà kinh tế trưởng Elga Bartsch thuộc BlackRock cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ bước vào thời kỳ muộn của chu kỳ kinh tế trong nửa đầu năm nay khi thị trường lao động yếu kém.
-
Kinh tế Thế giới
FED dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm hơn so với năm 2018
11:42' - 21/02/2019
Trong biên bản cuộc họp chính sách mới nhất công bố ngày 20/2, giới chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đánh giá về cơ bản, nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì sự ổn định.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái là rất thấp
09:51' - 20/02/2019
Kinh tế Mỹ cần duy trì đà tăng trưởng của năm 2018 và nguy cơ suy thoái là rất thấp. Đây là nhận định của Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế Nhà Trắng, Kevin Hassett về tình hình kinh tế Mỹ năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc lập chiến lược thương mại – an ninh trong đàm phán
09:58' - 11/07/2025
Sau khi nhận được thư về thuế quan của Tổng thống Mỹ, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bắt đầu xem xét "gói an ninh" toàn diện để tìm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ.