Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về AI: Hướng tới một tương lai đổi mới và toàn diện
Hội nghị do Hàn Quốc và Anh đồng tổ chức (trực tuyến và trực tiếp) diễn ra trong hai ngày 21 và 22/5/2024 đã thông qua Tuyên bố Seoul về việc thúc đẩy AI an toàn, sáng tạo và toàn diện để giải quyết các thách thức và cơ hội liên quan đến công nghệ đang phát triển nhanh chóng này.
Thế giới quyết tâm đảm bảo an toàn AI
Thành công vượt bậc của ChatGPT ngay sau khi ra mắt vào năm 2022 đã châm ngòi cho một cuộc chạy đua trong lĩnh vực AI. Các công ty công nghệ trên toàn thế giới đổ hàng tỷ USD để phát triển các mô hình của riêng họ. Mô hình AI tạo sinh có thể tạo văn bản, ảnh, âm thanh và thậm chí cả video từ các yêu cầu đơn giản. Những người ủng hộ cho rằng đây là một bước đột phá sẽ cải thiện cuộc sống và kinh doanh trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những người chỉ trích cảnh báo rằng chúng có thể bị lạm dụng trong nhiều tình huống khác nhau dẫn đến việc tạo ra những tin tức giả mạo.
Trong bối cảnh các mối lo ngại ngày càng gia tăng về việc AI có thể gây ra những mối nguy hiểm cho nhân loại, nhiều người cho rằng phải có các tiêu chuẩn quốc tế để chi phối việc phát triển và sử dụng AI, đồng thời kêu gọi hành động tại các hội nghị thượng đỉnh.
Bởi vậy sáng kiến tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về an toàn AI đã được đưa ra để bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ AI và các đại biểu đã nhất trí tổ chức các hội nghị thượng đỉnh trong tương lai theo chu kỳ 6 tháng một lần.
Tại hội nghị thượng đỉnh về an toàn AI lần thứ nhất (tháng 11/2023 tại Bletchley, Anh), các nhà lãnh đạo từ gần 30 quốc gia, người đứng đầu các tổ chức khu vực và quốc tế, giám đốc điều hành các tập đoàn công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực AI đã thảo luận về tiềm năng, thách thức của công nghệ này cũng như làm thế nào để kiểm soát nó một cách hiệu quả. Hội nghị lần thứ nhất được xem là một cột mốc quan trọng khi các chính phủ, các ngành công nghiệp và giới học thuật đã nhất trí cùng nhau tìm cách đối phó với các rủi ro tiềm ẩn của AI.
Tại hội nghị này, đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế đã cùng nhau ký Tuyên bố Bletchley - hướng dẫn toàn cầu đầu tiên về an toàn AI - trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải cùng hợp tác để tìm ra một hướng tiếp cận chung đối với vấn đề giám sát các công cụ trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, ở thời điểm đó các cuộc thảo luận vẫn chỉ ở giai đoạn đầu và mỗi quốc gia có những quan điểm khác nhau, khiến việc xác định chi tiết các rủi ro trở nên khó khăn.
Chính vì vậy, Hội nghị thượng đỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) lần thứ hai do Hàn Quốc và Anh đồng tổ chức (ngày 21 và 22/5/2024) theo hình thức trực tuyến và trực tiếp, được xem là bước cụ thể hóa các nội dung trong Tuyên bố Bletchley. Theo kế hoạch, hội nghị lần thứ 3 sẽ được tổ chức trực tiếp tại Pháp vào cuối năm nay.
Tuyên bố Seoul về việc thúc đẩy AI an toàn, sáng tạo và toàn diện
Sự kiện quan trọng nhất của Hội nghị thượng đỉnh về AI lần thứ hai do Hàn Quốc và Anh đồng tổ chức là Phiên họp trực tuyến của các nhà lãnh đạo do Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Anh Rishi Sunak đồng chủ trì (ngày 21/5/2024) với sự tham gia của có sự tham dự của lãnh đạo các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Canada, Italy, Australia, Singapore và Liên minh châu Âu (EU) cùng với đại diện của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Cuộc họp cũng quy tụ các lãnh đạo ngành công nghệ, bao gồm Elon Musk - Giám đốc điều hành Tesla, SpaceX và công ty khởi nghiệp xAI, Chủ tịch Tập đoàn Samsung Electronics Lee Jae-yong, cũng như đại diện từ các công ty toàn cầu, bao gồm nhà sáng lập ChatGPT OpenAI, Google, Microsoft, Meta và Naver - nhà điều hành cổng thông tin hàng đầu Hàn Quốc.
Ngoài phiên họp trực tuyến của các nhà lãnh đạo, trong khuôn khổ của hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) lần này còn có một phiên họp của các bộ trưởng trực tiếp phụ trách lĩnh vực công nghệ tổ chức tại Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc để thảo luận về các hành động nhằm tăng cường an toàn AI và đạt được tính bền vững và khả năng phục hồi.
Hội nghị thượng đỉnh về AI lần này tập trung vào việc trình bày các nguyên tắc quản trị AI toàn cầu nhằm thúc đẩy sự đổi mới, an toàn và tính toàn diện; đồng thời thảo luận về cách các chính phủ có thể giúp thúc đẩy đổi mới, trong đó có việc nghiên cứu AI tại các trường đại học, xem xét các cách để đảm bảo công nghệ này được mở rộng cho tất cả mọi người và hỗ trợ giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu và nghèo đói.
Sau phiên họp trực tuyến của các nhà lãnh đạo, các đại biểu đã nhất trí thông qua "Tuyên bố Seoul" công nhận các mục tiêu liên quan đến nhau về an toàn, đổi mới và tính toàn diện của AI. Tuyên bố nhằm mục đích giải quyết nhiều cơ hội và thách thức do việc thiết kế, phát triển, triển khai và sử dụng AI đặt ra.
Đây là một tiến bộ đáng kể so với năm trước, với Tuyên bố Seoul nêu bật những nỗ lực ngày càng tăng của cộng đồng toàn cầu nhằm xác định các rủi ro của AI. Tuyên bố Seoul nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng tương tác giữa các khung quản trị AI, phù hợp với cách tiếp cận dựa trên rủi ro, để tối đa hóa lợi ích và giải quyết hàng loạt rủi ro liên quan đến AI.
Một kết quả nổi bật khác tại hội nghị thượng đỉnh an toàn AI lần này là việc có hơn 16 công ty trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu thế giới, gồm OpenAI (nhà phát triển ChatGPT), Google DeepMind, Anthropic, Microsoft, Amazon, IBM, Meta, Mistral AI (Pháp) và Zhipu.ai (Trung Quốc)… đã đưa ra cam kết mới về an toàn AI.
Theo thỏa thuận, các công ty AI sẽ công khai cách thức họ đánh giá rủi ro của công nghệ AI, trong đó có việc xác định những rủi ro nào được coi là "không thể chấp nhận được" và các biện pháp để đảm bảo các rủi ro này không vượt ngưỡng cho phép. Trong trường hợp xấu nhất, các công ty cam kết sẽ không phát triển hoặc triển khai mô hình hoặc hệ thống nếu không thể giảm thiểu rủi ro xuống dưới mức cho phép. Định nghĩa về ngưỡng này sẽ được quyết định trước hội nghị thượng đỉnh AI tiếp theo, dự kiến diễn ra tại Pháp vào năm 2025.
Theo các nhà phân tích, những kết quả đạt được tại hội nghị lần này có thể giúp xây nền tảng vững chắc để thế giới được an toàn trong thời đại AI.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Trí tuệ nhân tạo: Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản
10:01' - 06/05/2024
Tại Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024, bộ phim hoạt hình "The Artificial Conjuring Circle" (Vòng tròn ma thuật nhân tạo) - bộ phim đầu tiên được làm hoàn toàn bằng công nghệ AI.
-
Phân tích - Dự báo
Mặt trái của trí tuệ nhân tạo
06:30' - 04/05/2024
Trí tuệ nhân tạo đang thâm nhập và tác động đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu, tạo ra sự thay đổi và tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, AI cũng ẩn chứa "mặt trái" cần lưu ý.
-
Công nghệ
Microsoft đầu tư 1,7 tỷ USD vào trung tâm trí tuệ nhân tạo ở Thái Lan
09:03' - 02/05/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, "gã khổng lồ" công nghệ Microsoft của Mỹ cho biết sẽ mở trung tâm dữ liệu khu vực đầu tiên tại Thái Lan nhằm tăng cường tính khả dụng của các dịch vụ đám mây.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Mate 70 - đối thủ mạnh với những tính năng vượt trội
07:15'
Theo kế hoạch, điện thoại Mate 70 của "ông lớn" công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ lộ diện chính thức vào ngày 26/11 tại thị trường Trung Quốc.
-
Công nghệ
Microsoft khuyến khích người dùng Windows 10 mua máy tính mới
22:54' - 21/11/2024
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) đang khuyến khích người dùng chi tiền mua máy tính mới thay vì mở hầu bao để nhận được hỗ trợ.
-
Công nghệ
OpenAI sẽ cung cấp miễn phí ChatGPT Search
12:34' - 21/11/2024
ChatGPT Search là một công cụ tìm kiếm được tích hợp trong ChatGPT, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và nhận câu trả lời trực tiếp từ chatbot này.
-
Công nghệ
Lợi nhuận của Nvidia vượt dự báo nhờ nhu cầu chip AI
11:18' - 21/11/2024
Nvidia - “gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ thông báo đạt lợi nhuận 19 tỷ USD với doanh thu cao kỷ lục trong quý trước nhờ nhu cầu mua phần cứng cho phát triển công nghệ AI ngày càng tăng.
-
Công nghệ
Phần Lan đầu tư siêu máy tính mới
16:17' - 20/11/2024
Phần Lan đang mua một siêu máy tính quốc gia mới có tên Roihu, với kỳ vọng sẽ tăng gấp 3 nguồn lực siêu máy tính của quốc gia châu Âu này.
-
Công nghệ
Đầu tư hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển internet Việt Nam
16:07' - 20/11/2024
Việt Nam chính thức gia nhập mạng internet toàn cầu năm 1997. Gần 30 năm qua, quy mô internet Việt Nam đã lớn hơn, kết nối internet ngày càng nhanh hơn và công nghệ ngày càng hiện đại hơn.
-
Công nghệ
Cao Bằng: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
11:10' - 20/11/2024
Cao Bằng có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị thương phẩm, lợi thế cạnh tranh cao.
-
Công nghệ
Google đầu tư hơn 20 triệu USD cho các nhà nghiên cứu AI
16:34' - 19/11/2024
Google công bố một sáng kiến tài trợ mới trị giá lên tới 20 triệu USD tiền mặt và 2 triệu USD tín chỉ điện toán đám mây nhằm hỗ trợ giới khoa học đột phá khoa học lớn tiếp theo thông qua AI.
-
Công nghệ
Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam 2024: AI là công nghệ cốt lõi
15:13' - 19/11/2024
Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam 2024 được đánh giá là lần tổ chức có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với 12 sự kiện chính thức và các sự kiện bên lề.