Họp báo Chính phủ thường kỳ: Tăng trưởng vượt kịch bản, xuất siêu 11,63 tỷ USD
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, trong 6 tháng đầu năm, nền kinh tế nhìn chung đã phục hồi trở lại như trước dịch COVID-19 và tiếp tục xu hướng tích cực, tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước; tính chung 6 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực với 11 kết quả nổi bật.
Theo đó, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II phục hồi mạnh, đạt 6,93%, tính chung 6 tháng đạt 6,42%, cao hơn nhiều cùng kỳ năm 2023 (3,84%) và vượt kịch bản tại Nghị quyết 01-CP (5,5-6%). Cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều tăng trưởng tốt (nông nghiệp tăng 3,38%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,51%; dịch vụ tăng 6,64%).
Ngoài ra, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng tăng 4,08% (lạm phát cơ bản tăng 2,75%). An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo đạt trên 4,6 triệu tấn, kim ngạch gần 3 tỷ USD, tăng lần lượt 10,4% và 32% so với cùng kỳ); cơ bản bảo đảm cân đối cung cầu lao động. Đáng lưu ý, xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, xuất siêu lớn, góp phần bảo đảm cán cân thanh toán. Tính chung 6 tháng xuất khẩu tăng 14,5%; nhập khẩu tăng 17%; xuất siêu 11,63 tỷ USD. Cùng đó, các lĩnh vực dịch vụ, du lịch phục hồi mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng tăng 8,6%. Số lượt khách quốc tế 6 tháng đạt trên 8,8 triệu lượt, tăng 58,4% so với cùng kỳ 2023 và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019 (trước dịch COVID-19). Đặc biệt, tình hình tài chính - ngân sách nhà nước tiếp tục được cải thiện rõ nét. Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 60% dự toán năm, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi NSNN được kiểm soát tốt, thấp hơn nhiều giới hạn quy định. Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý II tăng 7,5%; tính chung 6 tháng tăng 6,8% (Trong đó vốn đầu tư của khu vực Nhà nước tăng 4,8%; khu vực ngoài nhà nước tăng 6,7%, khu vực FDI tăng 10,3%). Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,39% kế hoạch. Thu hút FDI 6 tháng đạt 15,19 tỷ USD, tăng 13,1%; vốn FDI thực hiện đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% (cao nhất 5 năm qua). Bên cạnh đó, phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tăng. Tính chung 6 tháng có 80.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 6,1%; 39.100 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2023; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện.Trong quý II có 95,1% số hộ gia đình đánh giá có thu nhập ổn định hoặc cao hơn cùng kỳ. Thu nhập bình quân của lao động 6 tháng đạt 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay đã hỗ trợ 21.300 tấn gạo cứu đói; cấp phát hơn 26,2 triệu thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Các hoạt động văn hoá, lễ hội, thể thao được tổ chức vui tươi, an toàn, lành mạnh.
Đi liền đó, cải cách hành chính được chú trọng, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Triển khai hiệu quả tăng thu, tiết kiệm chi, cơ cấu lại đầu tư công để có khoảng 700 nghìn tỷ đồng thực hiện tăng lương với lộ trình phù hợp, được dư luận, người hưởng lương đồng tình cao. Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. ADB, Standard Chartered, HSBC dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam khoảng 6%. IMF đánh giá Việt Nam là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào top 10 với dự báo tăng trưởng 6,4% giai đoạn 2024-2029. Xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu xếp hạng tăng 2 bậc… Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được là cơ bản, các ý kiến phát biểu cũng cho rằng, nước ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức cần tập trung ứng phó, xử lý, khắc phục. Cụ thể như sức ép chỉ đạo điều hành còn cao, nhất là kiểm soát lạm phát, tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô do tác động từ bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế ở một số địa phương còn thấp; sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn. Mặt khác, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đạt thấp hơn cùng kỳ. Thị trường bất động sản bước đầu ổn định, nhưng khó khăn, vướng mắc còn chậm được giải quyết. Một số bộ, cơ quan chưa đảm bảo thời hạn trình các dự án luật; còn tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết các luật có hiệu lực. Nhằm giữ vững mục tiêu tăng trưởng cho nửa cuối năm và tạo đà cho năm tiếp theo, tới đây Chính phủ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; phối hợp đồng bộ, hài hòa và tạo thuận lợi cho việc thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Siết chặt kỷ luật tài chính – ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước. Cùng đó, đẩy mạnh chuyển đổi số, sử dụng hóa đơn điện tử, chống thất thu thuế. Tiếp tục thực hiện việc miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất; rà soát các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hiệu quả các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán. Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; kiên quyết không để thiếu điện, xăng dầu, lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của 5 Tổ công tác của Thủ tướng và 26 Tổ công tác của thành viên Chính phủ; đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng trọng điểm; xây dựng, tổ chức tốt Chương trình thi đua 500 ngày nỗ lực cố gắng hoàn thành các dự án đường bộ cao tốc, hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập Nước và 50 năm giải phóng miền Nam. Ngoài ra, tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và có cơ chế, chính sách cụ thể, hiệu quả thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; đồng thời, thúc đẩy tăng cung của nền kinh tế. Hơn nữa, tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; khẩn trương ban hành đầy đủ, kịp thời các nghị định, thông tư, bảo đảm đồng thời với hiệu lực của các luật; khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai các quy hoạch; quyết liệt cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh chuyển đổi số, Đề án 06, xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia...Tin liên quan
-
Bình luận
Kinh tế 6 tháng – dấu ấn tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”
16:06' - 01/07/2024
Kết thúc nửa đầu năm 2024, dù còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng cuối năm
16:35' - 29/06/2024
Hậu Giang đề nghị các chủ đầu tư phải kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, để tăng tốc tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam thu hút hơn 8,8 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng
14:18' - 29/06/2024
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 8,8 triệu lượt người, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019 khi chưa xảy ra COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút thi công cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ để hoàn thành vào ngày 30/6
16:33'
Chủ đầu tư đang huy động phương tiện để gấp rút thi công dự án cao tốc đường bộ đoạn Vạn Ninh-Cam Lộ, nhằm hoàn thành vào ngày 30/6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC)
16:23'
Sự kiện này đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo...
-
Kinh tế Việt Nam
Đề án Tây Bắc: Phát hiện thêm 110 mỏ khoáng sản quý, quan trọng
16:03'
Đề án Tây Bắc đã hoàn thành bản đồ tỷ lệ 1:50.000, phát hiện 110 mỏ khoáng sản thuộc 25 loại khoáng sản quý, quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều chuyến bay bị chậm do điều chỉnh lịch khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất
15:55'
Chiều 28/3, nhiều chuyến bay đến và đi từ sân bay Tân Sơn Nhất vẫn đang bị chậm chuyến do ảnh hưởng trực tiếp từ việc điều chỉnh lịch khai thác của các hãng bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động chuỗi sự kiện Ngày Chuyển đổi xanh năm 2025
15:21'
Ngày Chuyển đổi xanh 2025 sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng của phát triển kinh tế xanh, bền vững, chung tay cùng Chính phủ thực hiện cam kết Net Zero.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa công bố quy hoạch huyện Khánh Sơn theo mô hình tiểu đô thị sinh thái
15:14'
Ngày 28/3, tại thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị công bố đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Khánh Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai đối thoại gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp FDI
14:46'
Sáng 28/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định ký kết, trao quyết định đầu tư 62 dự án, tổng vốn hơn 231.000 tỷ đồng
13:47'
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư, tỉnh Bình Định đã ký kết trao bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 62 dự án với tổng vốn hơn 231.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh
13:01'
Dù chịu ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận lợi, nhưng với quyết tâm “vượt nắng, thắng mưa”, các chủ đầu tư, nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.