Hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc
Tại diễn đàn, các đại biểu đánh giá, trong hơn 30 năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt được những bước phát triển vượt bậc, trong đó có hợp tác về lao động, việc làm và an sinh xã hội. Lao động Việt Nam có kỹ năng, cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, cơ bản tuân thủ kỷ luật lao động và pháp luật nước sở tại.
Người lao động tại Hàn Quốc được chi trả lương thỏa đáng, đảm bảo các chính sách an sinh xã hội; nhiều người lập gia đình với người Hàn Quốc, sinh sống ổn định, lâu dài và Hàn Quốc thực sự trở thành quê hương thứ hai. Các đại biểu cũng chia sẻ, trao đổi nhiều vấn đề, câu chuyện để nâng cao chất lượng hợp tác lao động, qua đó góp phần thúc đẩy, vun đắp quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc ngày một phát triển.
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ xúc động trước tình cảm chân thành, tin cậy, cách ứng xử thể hiện sự quý trọng, hỗ trợ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, đồng thời cho rằng quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay. Về hợp tác lao động, Thủ tướng cho biết, sau hơn 30 năm hợp tác, có lúc có thăng trầm và đột phá, song cho thấy sự hiện diện của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc là cần thiết, người lao động Việt Nam hài lòng khi làm việc tại Hàn Quốc.
Thủ tướng Chính phủ cho biết, Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, do đó, hợp tác lao động cần thúc đẩy tương xứng với quan hệ này. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và người dân hai nước giúp người lao động hiện thực hóa ước mơ Hàn Quốc trong quá trình làm việc, sinh sống tại Hàn Quốc một cách thiết thực, hiệu quả và nhân văn nhất.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị Hàn Quốc tiếp tục đi đầu trong việc đào tạo nhân lực quốc tế, trong đó có lao động Việt Nam, nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác về nhân lực hiệu quả, bền vững và mang lại lợi ích cho cả hai bên, đồng thời, đưa các chuyên gia, nhà quản lý có trình độ cao sang công tác, làm việc tại Việt Nam; tiếp tục tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS), lao động trong ngành đóng tàu, nông nghiệp, thủy sản, tàu cá và mở rộng ngành nghề mới mà Hàn Quốc có nhu cầu (như công nghệ thông tin, điều dưỡng và dịch vụ…); tăng số lượng trúng tuyển trong các kỳ thi tiếng Hàn; tăng cường các biện pháp đảm bảo người lao động xuất cảnh đi làm việc tại Hàn Quốc thông qua các tổ chức, đơn vị có chức năng của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép.
Thủ tướng cũng cho rằng, Hàn Quốc cần tiếp tục tăng cường phối hợp, trao đổi, chia sẻ thông tin với các cơ quan chức năng của Việt Nam để tạo môi trường thuận lợi, an toàn, thân thiện, hòa hợp văn hóa cho người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc; đảm bảo người lao động được hưởng các lợi ích chính đáng của mình, an tâm làm việc, tuân thủ pháp luật sở tại, từ đó giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật tại Hàn Quốc; đồng thời, thực hiện tốt Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành Việt Nam, cùng những ngành nghề truyền thống, cần tuyển dụng và phái cử lao động có kỹ năng, có trình độ ở một số lĩnh vực, ngành nghề mà Hàn Quốc có thế mạnh cũng như đang tập trung hướng đến như bán dẫn, xe điện, công nghệ sinh học, xe tự lái...; tích cực phối hợp làm việc với các cơ quan chức năng phía Hàn Quốc tập trung triển khai thực hiện các cam kết, giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong tình hình mới cho xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Thủ tướng nhắc nhở: "Cần giáo dục để người lao động nắm rõ và tuân thủ pháp luật; hiểu biết về văn hóa sở tại để thích ứng với cuộc sống sở tại; có kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ… để làm việc ngày càng hiệu quả”.
Theo Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương phải tăng cường hỗ trợ việc làm, khởi nghiệp, kết nối cung cầu việc làm cho người lao động làm việc tại Hàn Quốc về nước với các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam; thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghề, hướng nghiệp cho lao động hồi hương.
Trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan của Việt Nam luôn lắng nghe, đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, người lao động nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp, người lao động Hàn Quốc đầu tư kinh doanh, làm việc, học tập hiệu quả, lâu dài và bền vững tại Việt Nam.
Thủ tướng căn dặn lao động Việt Nam đang làm việc và học tập tại Hàn Quốc trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm; học tập phong cách và thái độ làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp của người dân Hàn Quốc để khi trở về Việt Nam trở thành những doanh nhân giỏi, những người lao động có kỹ năng, những công dân tiêu biểu góp phần vào sự phát triển của quê hương, đất nước cũng như mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Hàn Quốc.
Thủ tướng mong muốn lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có ý thức về trách nhiệm đối với chính mình, với gia đình, với xã hội và hai đất nước, chấp hành tốt pháp luật của Hàn Quốc; cần cư xử đúng văn hóa của người Việt Nam đó chính là yêu lao động, yêu hòa bình và cần yêu đất nước Hàn Quốc, coi như quê hương thứ hai của mình; góp phần quảng bá hình ảnh của đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ra với bạn bè quốc tế và với các bạn Hàn Quốc. Thủ tướng chỉ rõ: "Các bạn chính là những chiếc cầu nối hai quốc gia, hai dân tộc hướng đến một tương lai cùng phát triển và cùng thịnh vượng”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của hai bên, trên nền tảng Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc, hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương, đồng thời là động lực để đưa mối quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới vì sự thịnh vượng chung.
Theo đặc phái viên TTXVN, tham dự diễn đàn có Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế - xã hội và lao động Hàn Quốc Kim Moon-soo; Chủ tịch cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc; đặc biệt có hơn 600 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với chuyên gia, nhà khoa học Hàn Quốc trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
12:44' - 01/07/2024
Trưa 1/7, tại thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tọa đàm ăn trưa với các chuyên gia, nhà khoa học Hàn Quốc trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc
09:07' - 01/07/2024
Thủ tướng Chính phủ mong muốn doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục quan tâm, mở rộng hoạt động hợp tác đầu tư tại Việt Nam xứng tầm với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm Hàn Quốc
14:01' - 30/06/2024
Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam được tổ chức trang trọng ngay tại sân bay quân sự Seongnam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Choi Young Sam: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục nâng tầm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc
16:17' - 28/06/2024
Trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Hàn Quốc, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Young Sam đã có trao đổi với báo chí về các nội dung liên quan đến chuyến thăm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.